Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Bài 19: Vùng Đông Nam Bộ

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Vùng Đông Nam Bộ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 9 CTST.

Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 19: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

- Gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Diện tích khoảng 23,6 nghìn km2, chiếm 7,1% cả nước (2021).

- Có vùng biển rộng lớn, gồm nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó quần đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất.

- Tiếp giáp vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Tiếp giáp Cam-pu-chia qua một số cửa khẩu như Mộc Bài, Xa Mát, Hoa Lư,… tạo cơ hội thông thương, phát triển kinh tế năng động. Có Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước ta.

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư ở vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Câu 3: Nêu đặc điểm đô thị hoá ở vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Câu 4: Nêu ý nghĩa của việc tăng cường kết nối liên vùng đối với sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Câu 5: Nêu vị thế của thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phân tích thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

- Thế mạnh: 

+ Địa hình, đất: là vùng bán bình nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đỏ badan, đất feralit, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích lớn, thuận lợi cho quy hoạch vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị và hệ thống giao thông vận tải. Đất phù sa dọc theo thung lũng các sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Đồng Nai, La Ngà phù hợp trồng cây lương thực, cây thực phẩm.

+ Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nền nhiệt độ cao và nóng quanh năm, ít thiên tai, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế diễn ra quanh năm.

+ Nước: hệ thống sông Đồng Nai có giá trị cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải. Các hồ thủy điện, thủy lợi (Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng) có giá trị lớn về cung cấp nước, du lịch, góp phần điều hòa dòng chảy. Nguồn nước ngầm trữ lượng lớn, thuận lợi sản xuất và sinh hoạt; một số khu vực có nguồn nước khoáng mang lại giá trị kinh tế cao như Bình Châu, Suối Nghệ (Bà Rịa - Vũng Tàu), Suối Nho (Đồng Nai),…

+ Khoáng sản: chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng, ở thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên, là điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

+ Rừng: rừng nhiệt đới cận xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều vườn quốc gia như Cát Tiên, Bù Gia Mập, Lò Gò - Xa Mát,… một số khu vực có rừng ngập mặn, Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam.

+ Biển, đảo: nhiều điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo với các bãi tắm đẹp như Vũng Tàu, Đầm Trầu (Bà Rịa - Vũng Tàu) phục vụ cho du lịch, địa thế bờ biển thuận lợi hình thành các cảng nước sâu, có khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên góp phần hình thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Có ngư trường và diện tích mặt nước lớn, thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Hạn chế: mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt, tình trạng xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, ven biển, hiện tượng ngập úng, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, sinh hoạt.

Câu 2: Phân tích tình hình phát triển và phân bố công nghiệp và dịch vụ ở Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Câu 3: Phân tích tình hình phát triển kinh tế biển, đảo ở vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Câu 4: Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?

Trả lời:

Câu 5: Vì sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút mạnh đầu tư nước ngoài?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Tìm hiểu và phân tích vai trò của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

- Hồ Dầu Tiếng:

  • Hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi được xây dựng trên sông Sài Gòn, nằm trong địa phận tỉnh Tây Ninh, với diện tích 270 km² và dung tích chứa 1,5 tỷ m³ nước, hiện là hồ lớn nhất Việt Nam.
  • Hồ này đảm bảo cung cấp nước tưới cho hơn 170.000 ha đất nông nghiệp tại tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Hồ Trị An:

  • Hồ Trị An là hồ thủy điện được xây dựng trên sông Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai, chủ yếu cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An.
  • Hồ Trị An có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, điều tiết chế độ nước sông Đồng Nai, giảm thiểu tình trạng ngập úng vào mùa mưa và xâm nhập mặn vào mùa khô ở hạ lưu sông Đồng Nai, từ đó giúp cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn.

Câu 2: Chứng minh rằng: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển bậc nhất nước ta.

Trả lời:

Câu 3: Sưu tầm thông tin, tài liệu trên sách, báo, internet và trình bày về vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực tài chính hoặc văn hóa, khoa học - giáo dục.

Trả lời:

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Phân tích tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ.

Trả lời:

* Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn:

- Đông Nam Bộ có diện tích chủ yếu là đồng bằng cao và đồi thấp, với khí hậu cận xích đạo và mùa khô kéo dài từ 4 đến 5 tháng. Trong những năm gần đây, diện tích rừng đầu nguồn ngày càng giảm sút. Nếu không được bảo vệ và phát triển, sẽ dẫn đến:

+ Suy giảm nguồn nước ngầm, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong mùa khô.

+ Chế độ nước các sông như sông Bé, sông Sài Gòn sẽ trở nên thất thường, ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy thủy điện (Cần Đơn, Thác Mơ, Trị An) và nguồn nước cho công nghiệp cũng như sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản. Vào mùa khô, tình trạng xâm nhập mặn sẽ diễn ra mạnh hơn, mùa mưa sẽ gây ngập sâu ở các vùng thấp. 

- Việc bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên của vùng.

* Hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông:

- Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng, với nhiều khu công nghiệp. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông do chất thải ngày càng gia tăng trong những năm qua, gây tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá, sinh hoạt của cư dân và ngành du lịch.

=> Vì vậy, cần phải có những biện pháp kịp thời để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời bài 19: Vùng Đông Nam Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay