Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 9 CTST.

Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

- Gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Diện tích tự nhiên hơn 40,9 nghìn km2, chiếm 12,3% diện tích cả nước (2021).

- Có vùng biển rộng lớn, phía tây là Vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông với các đảo, quần đảo như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai, hòn Đá Lẻ,… có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở phía tây nam của nước ta, tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ và nước láng giềng Cam-pu-chia, tạo thuận lợi trong việc kết nối phát triển với các vùng khác và giao thương quốc tế.

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 3: Nêu một số vấn đề xã hội ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 4: Nêu phạm vi và thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 5: Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phân tích thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

- Thế mạnh: 

+ Địa hình, đất: địa hình đồng bằng, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 2 - 4 m, thuận lợi quy hoạch các khu vực cư trú và sản xuất. Đất là tài nguyên quan trọng với 3 loại đất chính là đất phù sa sông (1,2 triệu ha), đất phèn (1,6 triệu ha), đất mặn (750 nghìn ha). Tạo thuận lợi hình thành vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả.

+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm cao và ổn định, từ 25 - 27°C, lượng mưa trung bình hàng năm lớn, từ 1300 - 2000 mm. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Sông ngòi: nằm ở hạ lưu sông Mê Công, hai nhánh sông chính là sông Tiền, sông Hậu và nhiều sông khác như Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây,… hệ thống kênh rạch chằng chịt, có ý nghĩa thủy lợi, cung cấp nguồn lợi thủy sản và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy và du lịch.

+ Sinh vật: tài nguyên sinh vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao với rừng ngập mặn ven biển; rừng tràm ở Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Có nhiều bãi cá, tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

+ Biển, đảo:  có vùng biển rộng, nhiều đảo và quần đảo với một số bãi tắm, nhiều mỏ dầu, khí tự nhiên trữ lượng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú, bờ biển có một số nơi thuận lợi xây dựng các cảng biển.

+ Khoáng sản: chủ yếu là đá vôi xi măng ở Kiên Giang, than bùn ở khu vực U Minh, Tứ giác Long Xuyên, dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa,…

- Hạn chế: mùa khô kéo dài cùng với tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông, ven biển lấn sâu vào trong đất liền.

Câu 2: Phân tích tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Trả lời:

Câu 3: Phân tích tình hình phát triển và phân bố công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 4: Phân tích tình hình phát triển và phân bố dịch vụ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 5: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng.

Trả lời:

Các loại đất chính: 

-  Đất phù sa ngọt:

  • Chiếm khoảng 30% diện tích đồng bằng, đây là loại đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp.
  • Phân bố thành dải dọc theo sông Tiền và sông Hậu, nằm ngoài vùng ảnh hưởng của thủy triều.

-  Đất phèn:

  • Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất, khoảng 41% diện tích đồng bằng, phần lớn đã được cải tạo để trồng lúa và cây ăn quả.
  • Tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và khu vực trung tâm bán đảo Cà Mau.

- Đất mặn:

  • Chiếm khoảng 19% diện tích đồng bằng, đang dần được cải tạo để trồng lúa, cói, kết hợp với nuôi thủy sản và trồng rừng.
  • Phân bố thành một dải ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.

-  Đất khác: phân bố rải rác khắp vùng.

Câu 2: Cho bảng số liệu: 

Diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2010 và năm 2023.

Chỉ sốNăm 2010Năm 2023
ĐBSCLCả nướcĐBSCLCả nước
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản (nghìn ha)740,91.021,1764,31.061,3
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (nghìn tấn)1.965,72.732,33.880,05.502,4

Nguồn: Tổng cục thống kê

a. Tính tỉ lệ diện tích nuôi trồng, sản lượng thuỷ sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2010 và năm 2023.

b. Nhận xét

Trả lời:

Câu 3: Vì sao thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Trả lời:

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm thông tin, tài liệu trên sách, báo, internet và giới thiệu về nét văn hoá đặc sắc ở đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Chợ nổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long:

Chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long đã ra đời từ nhu cầu giao thương hàng hóa của người dân vùng sông nước và hiện nay không chỉ đóng vai trò là nơi giao dịch nông sản mà còn trở thành nét văn hóa đặc sắc, góp phần vào phát triển du lịch bền vững. Những chợ nổi này mang lại bức tranh sinh động về đời sống của cư dân miền Tây Nam Bộ, cho thấy sự hòa quyện giữa thiên nhiên và hoạt động thương mại độc đáo.

Chợ nổi hình thành trong bối cảnh giao thông đường bộ còn hạn chế, nơi mà người dân chủ yếu trao đổi hàng hóa qua các phương tiện thủy. Điều này khiến các chợ nổi trở thành điểm giao thương quan trọng, kết nối giữa nông thôn và thành phố. Hơn nữa, hoạt động mua bán tại đây rất đặc trưng, với việc sử dụng cây bẹo - một hình thức quảng cáo độc đáo, giúp người mua nhận biết các loại nông sản từ xa.

Rất nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long có chợ nổi, có thể kể đến như các chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ An Hữu, Cái Bè (Tiền Giang), chợ Ngã Năm, Trà Men ở Sóc Trăng hay chợ Năm Căn, Thới Bình ở tỉnh Cà Mau... Trong đó, Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, một trong những chợ nổi tiêu biểu, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và được đánh giá cao trên toàn cầu, là minh chứng cho giá trị văn hóa đặc sắc của khu vực này. 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời bài 21: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay