Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 12 Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 15: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích du lịch thì không được phép làm việc tại Việt Nam.
b. Quốc gia có toàn quyền quyết định về chế độ pháp lí của dân cư quốc gia mình.
c. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam thì không được coi là dân cư của Việt Nam.
d. Những người nước ngoài được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt sẽ không bị xử lí theo quy định của pháp luật Việt Nam mà việc xử lí sẽ được thực hiện thông qua con đường ngoại giao.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các đáp án a, b, c, d.
a. Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển là nội dung của khái niệm chủ quyền quốc gia.
b. Trong nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ.
c. Trong nội thủy của quốc gia ven biển, các loại tàu thuyền nhà nước phi thương mại và tàu quân sự nước ngoài khi ra vào nội thủy phải xin phép quốc gia ven biển.
d. Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thuỷ, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển là nội dung của khái niệm đường cơ sở của quốc gia ven biển.
Đáp án:
Câu 3: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Người nước ngoài không phải tuân theo pháp luật của quốc gia mà họ đang cư trú.
b. Tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại trong lãnh hải của quốc gia.
c. Công dân quốc gia có quyền được bảo hộ ở nước ngoài.
d. Tàu quân sự nước ngoài không cần xin phép khi vào nội thủy của một quốc gia.
Đáp án:
Câu 4: Đọc tình huống dưới đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Việt Nam là quốc gia ven biển luôn tuân thủ các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về quyền qua lại không gây hại. Ngày 30 - 1, tàu M (mang quốc tịch nước Q) đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam, sau khi đi vào khu vực này, tàu M đã tiến hành neo đậu, bốc dỡ hàng hoá sang một tàu biển khác.
a. Việc làm của tàu M không phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về chủ quyền quốc gia ven biển.
b. Hành vi này của nước M đã vi phạm quy định tại điều 20 Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
c. Việc bốc dỡ hàng hóa của tàu M không vi phạm về Công ước của Liên Hợp uốc về Luật Biển năm 1982.
d. Hành vi “thả neo dừng lại” của tàu M đã vi phạm quy tắc qua lại trong lãnh hải.
Đáp án:
Câu 5: Đọc các tình huống dưới đây, đâu là tình huống thực hiện Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.
a. Quốc gia H và quốc gia I là hai nước láng giềng. Họ đã ký một hiệp ước quốc tế để xác định biên giới trên bộ, và trên thực địa, hai quốc gia đã dựng các cột mốc biên giới rõ ràng. Cả hai nước đều tuân thủ đúng ranh giới đã thỏa thuận.
b. Một sinh viên đến từ quốc gia J sang học tập tại quốc gia K. Khi sinh sống và học tập tại quốc gia K, sinh viên này nghiêm túc tuân thủ các quy định về cư trú, học tập và luật pháp của quốc gia K.
c. Quốc gia L điều một tàu quân sự vào lãnh hải của quốc gia M mà không thông báo trước hoặc xin phép quốc gia M.
d. Quốc gia N bắt đầu xây dựng một hệ thống giàn khoan dầu trên thềm lục địa của quốc gia O mà không có sự thỏa thuận hay xin phép từ quốc gia O.
Đáp án:
Câu 6: Đọc tình huống dưới đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.
Mặc dù từ năm 1984, giữa tỉnh Thanh Hoá (Việt Nam) và Hủa Phăn (Lào) đã hoàn thành công tác cắm mốc trên thực địa, nhưng nhân dân vùng biên vẫn còn quen với tập tục cũ, chưa thực sự tuân thủ nguyên tắc của quốc giới nên vẫn còn tình trạng xâm canh, xâm cư. Người dân Hủa Phăn phát rẫy canh tác đã xâm canh sang Thanh Hoá sáu điểm với tổng diện tích 41 ha. Người dân Thanh Hoá làm rẫy đã xâm canh sang địa phận Hủa Phăn ở một số điểm với tổng diện tích hơn 20 ha.
a. Hành vi của người dân Hủa Phăn đã vi phạm quy định về biên giới lãnh thổ, còn người dân Thanh Hóa thì không do diện tích xâm canh của người dân Hủa Phăn rộng hơn.
b. Hành vi xâm canh là hành vi bị nghiêm cấm trong khoản 2 Điều 14 Luật Biên giới quốc gia năm 2003.
c. Cả người dân Hủa Phăn và người dân Thanh Hóa đều vi phạm quy định về biên giới lãnh thổ.
d. Do cắm mốc thực địa không phân định rõ ranh giới nên hành vi của hai bên là chấp nhận được.
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Quốc gia P xúc tiến việc lắp đặt một số công trình nhân tạo dưới đáy biển ở vị trí cách đường cơ sở của quốc gia M 150 hải lý. Trong quá trình lắp đặt, các kĩ sư nhận thấy rằng cần phải cố định các công trình này bằng cách khoan 10 mũi vào đáy biển, họ đã gửi đề xuất này tới Chính phủ quốc gia P. Chính phủ nước này đã đồng ý, cho phép các kĩ sư thi công thăm dò và thực hiện việc khoan cố định 10 mũi vào lòng đất dưới đáy biển tại vị trí lắp đặt.
a. Hành vi của nước P vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
b. Nước P đã đơn phương lắp đặt mà không có sự thoả thuận với nước M.
c. Nước P muốn khoan đặt cáp ngầm cần phải có sự thoả thuận với nước M theo quy định tại khoản 5 Điều 80 và Điều 87 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
d. Vị trí khoan cố định của nước P thuộc vùng tiếp giáp lãnh hải của nước M.
Đáp án: