Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài Mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8
Giáo án Bài Mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8 sách Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 8 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI MỞ ĐẦU: LÀM QUEN VỚI BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THỰC HÀNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
Nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn (chủ yếu là những hóa chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu bài.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các dụng cụ, hóa chất. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực khoa học tự nhiên:
Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất sử dụng trong môn KHTN 8.
Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, tìm hiểu quy tắc sử dụng hóa chất an toàn.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được cách sử dụng điện an toàn
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT KHTN 8.
Tranh ảnh, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm cần dùng trong bài học.
Giấy Ao
2. Đối với học sinh
SGK, SBT KHTN 8.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu nội dung mới của HS.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu Hình 1, yêu cầu HS:
Quan sát ống đong đựng dung dịch copper (II) sulfate (Hình 1), ghi lại thể tích của dung dịch trong ống đong và báo cáo kết quả trước lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Trong thực hành, cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hóa chất để đảm bảo thành công và an toàn? Sau khi học xong bài học hôm nay chúng ta sẽ trả lời được các câu hỏi trên. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số dụng cụ và hóa chất trong môn KHTN 8
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất sử dụng trong môn KHTN 8.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ, trả lời Câu hỏi 1, 2 SGK trang 6, 8.
c. Sản phẩm học tập: Một số dụng cụ và hóa chất sử dụng trong môn KHTN 8; Câu trả lời cho Câu hỏi 1, 2 SGK trang 6, 8.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Tìm hiểu về một số dụng cụ thí nghiệm - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Tìm hiểu về dụng cụ đo thể tích + Nhóm 2: Tìm hiểu về dụng cụ đựng hóa chất + Nhóm 3: Tìm hiểu về dụng cụ đun nóng + Nhóm 4: Tìm hiểu về dụng cụ lấy hóa chất, khuấy trộn hóa chất; dụng cụ giữ cố định và để ống nghiệm. - GV cho HS quan sát các Hình 2 – 6 trong SGK trang 5 – 6, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo nhóm dụng cụ của nhóm mình: + Kể tên dụng cụ + Nêu công dụng của dụng cụ + Cách sử dụng các dụng cụ + Lưu ý khi sử dụng (nếu có) Hình 2. Vị trí đặt mắt khi đọc chỉ số thể tích chất lỏng
Hình 3. Một số dụng cụ đựng hóa chất
Hình 4. Một số dụng cụ dùng để đun nóng
Hình 5. Một số dụng cụ lấy hóa chất, khuấy và trộn hóa chất
Hình 6. Dụng cụ giữ cố định và để ống nghiệm - GV cho HS thảo luận trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 6: Vì sao không nên kẹp ống nghiệm ở vị trí quá cao hoặc quá thấp? * Tìm hiểu về một số hóa chất thí nghiệm - GV cho HS thảo luận tìm hiểu mục I.2 SGK trang 7, tìm hiểu về một số hóa chất thí nghiệm, thực hiện các nhiệm vụ: + Phân loại và nêu tên một số hóa chất thường dùng (hóa chất rắn, lỏng, nguy hiểm và dễ cháy) + Trình bày thao tác lấy hóa chất dạng bột, dạng miếng, thao tác cho hóa chất lỏng vào ống nghiệm và lưu ý khi lấy hóa chất. + Trả lời Câu hỏi 2 SGK trang 8: Vì sao phải hơ nóng đều ống nghiệm khi đun hóa chất? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ, trả lời Câu hỏi 1, 2 SGK trang 6, 8. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời cho Câu hỏi 1, 2 SGK trang 6, 8. - GV mời đại diện nhóm khác khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về một số dụng cụ và hóa chất trong môn khoa học tự nhiên 8. | I. Một số dụng cụ và hóa chất trong môn khoa học tự nhiên 8. Dụng cụ đo thể tích - Dụng cụ đo thể tích: ống đong, cốc chia vạch,... - Công dụng: đo thể tích chất lỏng - Cách sử dụng: rót chất lỏng đến gần vạch cần lấy, dùng ống hút nhỏ giọt thêm chất lỏng đến vạch cần đong. - Lưu ý: + Đặt dụng cụ đo thẳng đứng + Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm của dung dịch và dóng đến vạch chỉ số. Dụng cụ đựng hóa chất - Công dụng: đựng hóa chất - Cách sử dụng: cho hóa chất vào lọ và đậy nút lại. - Lưu ý: Sau khi lấy hóa chất xong phải đậy nút lại ngay Dụng cụ để đun nóng - Đèn cồn: dùng để đun nóng. + Cách sử dụng: bỏ nắp rồi châm lửa để dùng. Đậy nắp để tắt đèn. + Lưu ý: không được thổi để tắt đèn. - Bát sứ: đựng khi trộn các hóa chất rắn hoặc nung chất ở nhiệt độ cao,... Cách sử dụng: đun bát sứ trên ngọn lửa hoặc đốt các chất trong bát sứ. - Lưới thép: lót dưới đáy cốc khi đun nóng dung dịch dưới đèn cồn. - Kiềng đun: cố định dụng cụ có chứa hóa chất để đun nóng Cách sử dụng: đặt lưới thép lên kiềng, dụng cụ trên lưới thép, rồi châm lửa đèn cồn và đặt giữa các chân kiềng. Dụng cụ lấy hóa chất, khuấy và trộn hóa chất - Thìa thủy tinh: lấy lượng nhỏ chất rắn dạng bột vào dụng cụ thí nghiệm - Đũa thủy tinh: khuấy khi hòa tan chất rắn hoặc pha trộn dung dịch Cách sử dụng: Khuấy nhẹ theo chiều kim đồng hồ, tránh va mạnh. Dụng cụ để cố định và để ống nghiệm - Bộ giá thí nghiệm: lắp dụng cụ thí nghiệm Lưu ý: khi kẹp, chỉ kẹp ống nghiệm - Giá để ống nghiệm: đặt các ống nghiệm. Trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 6: - Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm - Không nên kẹp ống nghiệm quá thấp để tránh tuột, rơi ống nghiệm. 2. Một số hóa chất thí nghiệm Một số hóa chất thường dùng - Hóa chất rắn: Zn, Cu, Fe, S, C, CaCO3, NaCl,... - Hóa chất lỏng: dung dịch Ca(OH)2, BaCl2, CuSO4,... - Hóa chất nguy hiểm: HCl, H2SO4,... - Hóa chất dễ cháy, nổ: cồn, H2,... - Lưu ý: chỉ sử dụng hóa chất có nhãn mác ghi đầy đủ: tên hóa chất, công thức,... Thao tác lấy hóa chất - Chất rắn dạng bột: dùng thìa xúc hóa chất - Chất rắn dạng miếng: dùng kẹp gắp hóa chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm - Khi cho hóa chất lỏng vào ống nghiệm: Dùng ống hút nhỏ giọt. - Lưu ý: + Hơ nóng đều ống nghiệm rồi đun trực tiếp nơi có hóa chất. + Đun chất lỏng cần để nghiêng ống nghiệm 60o, hướng phía không người. Trả lời Câu hỏi 2 SGK trang 8: Vì hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt tỏa đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy tắc sử dụng hóa chất an toàn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn (những hóa chất được dùng trong môn KHTN 8).
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thiết kế bảng quy tắc sử dụng hóa chất an toàn
c. Sản phẩm học tập: Bảng quy tắc sử dụng hóa chất an toàn.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS tạo nhóm, phát cho mỗi nhóm giấy Ao, tổ chức cho HS thiết kế bảng: Quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thí nghiệm. - GV cho các nhóm bình chọn sản phẩm. Sản phẩm đủ nội dung và được bình chọn nhiều nhất sẽ được dán ở trong phòng thí nghiệm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thiết kế bảng quy tắc sử dụng hóa chất an toàn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày bảng quy tắc sử dụng hóa chất an toàn. - GV mời đại diện nhóm khác khác nhận xét. - GV mời các nhóm cùng bình chọn bảng thiết kế đẹp nhất và đủ nội dung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, công bố bảng được chọn để dán ở trong phòng thí nghiệm. | Quy tắc sử dụng hóa chất an toàn
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu thiết bị điện và cách sử dụng điện an toàn.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các thiết bị điện trong môn KHTN 8 và cách sử dụng điện an toàn.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hiện nhiệm vụ GV giao, trả lời Câu hỏi 1 – 8 SGK trang 9 – 10.
c. Sản phẩm học tập: Một số thiết bị điện trong môn KHTN 8 và cách sử dụng điện an toàn; Câu trả lời Câu hỏi 1 – 8 SGK trang 9 – 10.
d. Tổ chức hoạt động:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 8 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây