Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần I: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Cánh diều CĐ 2 Phần I: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 2: 

NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

(9 tiết)

 

I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ

1. Kiến thức

Sau chuyên đề này, HS sẽ:

  • Nêu được những chuyển biến của Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng: quá trình dân chủ hóa, những chuyển biến về kinh tế, xã hội.

  • Giải thích được nguyên nhân dẫn đến “sự thần kì” kinh tế của Nhật Bản; phân tích được nét chính về tình hình chính trị - xã hội Nhật Bản trong những năm 1952 – 1953.

  • Giải thích được nguyên nhân của sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản kể từ sau năm 1973; nêu được những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản (1973 – 2000).

  • Trình bày được quá trình cải cách và phục hồi kinh tế của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI; phân tích được những chuyển biến về chính trị, xã hội của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI.

  • Nêu được nhận xét về những bài học thành công của Nhật Bản; sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu về “sự thần kì” kinh tế của Nhật Bản. 

  • Trân trọng và có ý thức học hỏi những phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử, biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử.

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những chuyển biến của Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng (quá trình dân chủ hoá, những chuyển biến về kinh tế, xã hội); Giải thích được nguyên nhân dẫn đến “sự thần kì” kinh tế của Nhật Bản. Phân tích được nét chính về tình hình chính trị - xã hội Nhật Bản trong những năm 1952 – 1973; Giải thích được nguyên nhân của sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản kể từ sau năm 1973. Nêu được những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản; Trình bày được quá trình cải cách và phục hồi kinh tế của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI; Phân tích được những chuyển biến về chính trị, xã hội của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI (mặt tích cực, mặt tiêu cực); Nêu được nhận xét về những bài học thành công của Nhật Bản (nguồn nhân lực, vai trò quan trọng của nhà nước; hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp; truyền thống văn hoá).

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Rút ra được bài học kinh nghiệm từ thành công của Nhật Bản (nguồn nhân lực; vai trò quan trọng của nhà nước; hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp; truyền thống văn hoá và liên hệ vận dụng tới Việt Nam thời kì đổi mới); Phát triển các kĩ năng trong xử lí thông tin để đảm bảo được các nguyên tắc trung thực, khách quan, toàn diện, cụ thể của khoa học lịch sử trong nhận thức các vấn đề về lịch sử thế giới đương đại. Tăng cường ý thức và năng lực tự học lịch sử.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: có lòng tự tôn dân tộc, tự hào về lịch sử, truyền thống của dân tộc Việt Nam.

  • Trách nhiệm: chăm chỉ, có ý thức trách nhiệm với tương lai của bản thân, không ngừng học tập và vươn lên trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Cánh diều. 

  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài chuyên đề Nhật Bản – Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay. 

  • Bản đồ Nhật Bản, bản đồ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

  • Tư liệu lịch sử: Các hình ảnh, tư liệu về Nhật Bản từ năm 1945 đến nay (đã có trong SGK, sưu tập thêm, phóng to qua máy chiếu).

  • Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nhật Bản: Một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật 2001 – 2020 (Sách chuyên khảo), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2011. 

  • Phiếu học tập: dùng để HS trả lời các câu hỏi thảo luận.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Cánh diều. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV cho HS quan sát một số hình ảnh, video về đất nước Nhật Bản và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua các hình ảnh, video vừa theo dõi, em có cảm nhận gì về những biểu tượng, dấu ấn và sự phát triển nổi bật của đất nước Nhật Bản?

c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS về sự phát triển của Nhật Bản qua hình ảnh và video. 

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát một số hình ảnh, video về đất nước Nhật Bản.

CHUYÊN ĐỀ 2: NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY(9 tiết)

Tàu cao tốc thế hệ mới – Sin-can-sen N700S (năm 2020) chạy qua núi Phú Sĩ

Video: Thế vận hội lần thứ 18 tại Tô-ky-ô (1964).

https://www.youtube.com/watch?v=JOIYgXzMSC4&t=9s (từ 4p35 đến 13p57).

Video: Những đoàn tàu Sin-can-sen - Những Nét Đẹp Vùng Kan-sai Nhật Bản.

https://www.youtube.com/watch?v=KaUPGh-PHp0

Video: Tàu cao tốc Sin-can-sen giúp Nhật Bản “thăng hoa”.

https://www.youtube.com/watch?v=_Jn1_bgS7EE

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Qua các hình ảnh, video vừa theo dõi, em có cảm nhận gì về những biểu tượng, dấu ấn và sự phát triển nổi bật của đất nước Nhật Bản?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận của HS về sự phát triển của Nhật Bản qua hình ảnh và video.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tàu siêu tốc Sin-can-sen (bullet train) từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hoá nổi tiếng của Nhật Bản. Kể từ khi ra mắt vào năm 1964, đoàn tàu này đã tận tuy phục vụ người dân của xứ sở hoa anh đào, kết nối mọi miền đất nước và là cầu nối giữa 2 thành phố lớn Tô-ky-ô và Ô-xa-ca.

+ Khi Nhật Bản đăng cai Ô-lim-píc Tô-ky-ô (1964), bạn bè quốc tế đã được chứng kiến diện mạo mới, phát triển và hiện đại của đất nước Mặt Trời mọc. Một nước Nhật Bản hồi sinh mạnh mẽ để trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Á đăng cai Ô-lim-píc. Nhật Bản đã dành 5 năm cật lực để thay đổi diện mạo Tô-ky-ô, được gọi là sự chuyển đổi đô thị vĩ đại nhất trong lịch sử”: 10 000 toà nhà mới được xây dựng, các địa điểm thể thao mới được xây dựng; 2 tuyến tàu điện ngầm, 8 tuyến đường sắt trên cao, 1 tuyến tàu điện nối sân bay Ha-nê-đa với trung tâm thành phố; chất lượng nước và hệ thống nhà vệ sinh được cải thiện theo kiểu phương Tây.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Năm 1994, Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á tổ chức Thế vận hội (lần thứ 18). Sự kiện này đánh dấu sự trở lại của Nhật Bản trên vũ đài thế giới với vai trò là một quốc gia hoà bình, đồng thời thể hiện nhiều thành tựu về sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vậy, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản từ năm 1945 đến nay như thế nào? Sự thành công của Nhật Bản đã để lại những bài học gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chuyên đề 2: Nhật Bản – Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG I. NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1973) (3 TIẾT)

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về thời kì Nhật Bản bị quân Đồng minh chiếm đóng (1945 – 1952)

Hoạt động 1.1.1 Tìm hiểu về quá trình dân chủ hóa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quá trình dân chủ hóa ở Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Tư liệu, Bảng 1, mục Góc khám phá, Hình 2 – 3 SGK tr.26 – 27 và trả lời câu hỏi: Nêu quá trình dân chủ hóa ở Nhật Bản những năm 1945 – 1952. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình dân chủ hóa ở Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS cả lớp tìm hiểu về bối cảnh Nhật Bản sau chiến tranh, khai thác tư liệu về Tuyên cáo Pốt-xđam ngày 26/7/1945: Đây là văn bản quan trọng, đặt cơ sở pháp lí cho quân Đồng minh (trên thực tế chỉ là các lực lượng quân đội Mỹ), tiến vào chiếm đóng Nhật Bản trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản hầu như hoàn toàn bị đình đốn do sự tàn phá trong chiến tranh với nạn thiếu lương thực gay gắt, lạm phát không thể kìm hãm, nạn thất nghiệp và buôn bán chợ đen lan tràn.

CHUYÊN ĐỀ 2: NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY(9 tiết)

Tuyên bố Pốt-xđam bao gồm các điều kiện định rõ

 cho sự đầu hàng của Nhật Bản

- GV hướng dẫn HS khai thác Tư liệu SGK tr.26 và dẫn dắt: Từ năm 1945 đến năm 1952, Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động nhưng quyền điều hành đất nước thuộc về Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP). Trong bối cảnh đó, quá trình dân chủ hóa ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục.

“Theo điều tra của cơ quan ổn định kinh tế sau chiến tranh thì 80% tàu bè, 34 % máy móc trong công nghiệp bị phá huỷ, 21% nhà cửa và tài sản riêng của gia đình bị thiệt hại, tài sản của nhà nước bị tôn thất 25 % so với thời kì trước chiến tranh (1934 - 1936). Tổng thiệt hại về vật chất lên tới 64,3 tỉ yên, bằng 2 lần tổng thu nhập quốc dân năm tài chính 1948 - 1949. Như vậy là toàn bộ của cải tích lũy được trong 10 năm (1935 - 1945) đã bị tiêu huỷ hoàn toàn. Sản lượng công nghiệp năm 1946 giảm sút đến mức chưa bằng 1/3 tổng sản lượng năm 1930 và chỉ bằng 1/7 mức sản lượng năm 1941”.

(Lê Văn Sang, Lưu Ngọc Trịnh, Nhật Bản:

 Đường đi tới một siêu cường kinh tế

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991, tr.84)

 - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Tư liệu, Bảng 1, và trả lời câu hỏi: Nêu quá trình dân chủ hóa ở Nhật Bản những năm 1945 – 1952. 

“Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vì vũ lực hoặc các hành vi đe dọa bằng vũ lực. Để thực hiện các mục tiêu của Khoản trước, lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không bao giờ được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận”.

(Điều 9, Hiến pháp Nhật Bản, năm 1946)

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

Dân chủ hóa là gì? (tôn trọng, đề cao quyền con người, giới hạn quyền lực của nhà nước theo nguyên tắc pháp quyền).

+ Vì sao Nhật Bản phải thực hiện quá trình dân chủ hóa? (Chiến tranh thế giới thứ hai gây hậu quả nặng nề, từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản chịu sự chiếm đóng của lực lượng Đồng minh).

- GV cung cấp thêm một số tư liệu cho HS (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1.1).

CHUYÊN ĐỀ 2: NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY(9 tiết)

Hình 2. Mác A-thơ 

(1880 – 1964)

- GV hướng dẫn HS đọc mục Góc khám phá, Hình 2 – 3 SGK tr.27 để tìm hiểu về Mác A-thơ – nhà lãnh đạo lâm thời của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1948. Ông cùng với tổng hành dinh của mình đưa ra các chính sách tái thiết và phác họa một hướng đi để hiện đại hóa nước Nhật. Cùng với những chính sách tiến bộ, ông được người dân Nhật Bản và Chính phủ Nhật Bản tôn kính và biết ơn sâu sắc.

CHUYÊN ĐỀ 2: NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY(9 tiết)

Hình 3. Người dân Tô-ky-ô tiễn Mác A-thơ về Mỹ (16/4/1951)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu quá trình dân chủ hóa ở Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Là nước bại trận, chịu những tổn thất nặng nề về kinh tế - xã hội, bị quân Đồng minh (Mỹ) chiếm đóng, trong bối cảnh đó, quá trình dân chủ hóa ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực an ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)

1. Thời kì Nhật Bản bị quân Đồng minh chiếm đóng (1945 – 1952)

a. Quá trình dân chủ hóa

- Về chính trị:

+ Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh.

+ Soạn thảo Hiến pháp mới (1947), quy định Nhật Bản

là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.

+ Cam kết: 

  • Từ bỏ chiến tranh, xét xử tội phạm chiến tranh, không đe dọa, sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

  • Không duy trì quân đội thường trực, chỉ có Lực lượng phòng vệ dân sự.

- Về kinh tế:

+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế: giải tán các tập đoàn “Đai-bát-xư”.

+ Cải cách ruộng đất: quy định mỗi chủ đất được sở hữu không quá 3 ha ruộng, số còn lại Chính phủ bán cho nông dân.

+ Thực hiện các đạo luật về lao động.

- Về giáo dục: 

+ Cải cách, xây dựng t nền giáo dục mới khoa học và tiến bộ. 

+ Ban hành Luật Giáo dục ban hành năm 1947.

 

Tư liệu 1: Quá trình dân chủ hóa ở Nhật Bản những năm 1945 – 1952.

     1.1. Điều 12, Hiến pháp 1946 quy định: Quyền tự do và những quyền được ghi trong Hiến pháp phải được mọi người bảo vệ, không lạm dụng vì mục đích riêng và phải được duy trì vì sự thịnh vượng chung của đất nước.

(Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội)

CHUYÊN ĐỀ 2: NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY(9 tiết)

     1.2. Nhật Bản thoả thuận cho Mỹ và Mỹ chấp nhận quyền duy trì các lực lượng hải, lục, không quân của Mỹ ở Nhật Bản và các vùng phụ cận nước Nhật Bản. Những lực lượng đó có thể dùng để đóng góp vào việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế ở Viễn Đông, cũng như để bảo vệ nền an ninh của Nhật Bản chống lại mọi cuộc xâm lược từ bên ngoài.

(Theo Điều 1, Hiệp ước An ninh Mỹ -  Nhật Bản năm 1951)

CHUYÊN ĐỀ 2: NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY(9 tiết)
CHUYÊN ĐỀ 2: NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY(9 tiết)
CHUYÊN ĐỀ 2: NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY(9 tiết)
CHUYÊN ĐỀ 2: NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY(9 tiết)
CHUYÊN ĐỀ 2: NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY(9 tiết)

Các trụ sở ở Ma-ru-nô-chi của Dai-bát-xư Mít-su-bi-si trước 1923

“Đai-bát-xư” là thuật ngữ chỉ các tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp ở đế quốc Nhật. Sức ảnh hưởng và tầm vóc của các đai-bát-xư cho phép chúng kiểm soát các phần quan trọng của nền kinh tế Nhật Bản từ thời Minh Trị cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

………………………

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Đã có đủ chuyên đề I + II
  • Cập nhật liên tục để 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15-20 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I + II
  • Ít nhất 5 đề kiểm tra theo mẫu mới - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay