Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 4: Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐIỂN CỔ TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. ĐỊNH NGHĨA

- Khái niệm: Điển cố là câu chuyện đời xưa, câu chữ trong sách đời trước được dẫn lại vào tác phẩm dưới hình thức ngắn gọn (thường chỉ 2-3 chữ) để biểu đạt nội dung thông tin (hoặc một thông điệp) nhất định. 

+ Điển tích: Hàm nghĩa tương đương, điển tích hay điển cố cũng gọi là điển.

Đặc điểm

Sử dụng điển cố là một thủ pháp ngôn ngữ trong sáng tạo văn học, thể hiện qua việc người sáng tác sử dụng tư liệu lịch sử, văn hóa, thơ văn…. Khi sáng tác tác phẩm. Việc sử dụng điển cố đặc biệt phổ biến trong văn chương thời trung đại.

 2. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài 1:

Các điển cố được sử dụng trong đoạn trích:

+ “Dời củi khỏi bếp tranh – Dùng dâu ràng cửa tổ”: Dẫn điển trong Hán thư, ý nói phòng ngừa từ trước để tránh những hậu họa.

+ “Bồng môn:” Cửa liếp lều tranh, chỉ sự nghèo hèn; đối với “tiêu thất” ở sau: buồng lụa, phòng son, chỉ sự quyền quý, cao sang.

+ “Mười điều”: Là mười điều tấu sợ của Trình Diên trong Hán thư, Bích Châu muốn bày tỏ mười điều quan tâm, lo lắng của mình về việc cai trị đất nước.

+ Một số điều khác như: “Nén kẻ quyền thần”, “Phạt Trụ diệt Khương” trong Sử kí, “Thải bớt kẻ nhũng lạm”, “Trừ gian diệt bạo” trong Sử kí, “Cổ động Nho phong”, “Nhân nghĩa lễ trí tín” trong Tứ thư.

Bài 2:

Nhận xét về tác dụng của việc dùng điển cố trong đoạn văn:

  • Các điển cố được sử dụng: Đố Phụ, vợ họ Trương, tù nước Sở, Li tao….

  • Hình thức: Tên người, tên đất, tên sự kiện, tên tác phẩm….

  • Nội dung: Các điển cố trên đều gợi liên tưởng đến thân phận bi kịch, oan trái mà người phụ nữ tài năng, đức hạnh phải chịu.

  • Tác dụng: Tăng tính biểu cảm (thể hiện tâm trạng bi thương, sầu uất của nhân vật); tăng sức thuyết phục (hiểu biết lịch sử và văn hóa, khiến lời nói của nàng thêm xác tín); tăng tính nghệ thuật (lời văn trau chuốt, mượt mà và giàu sức gợi); thể hiện ý đồ của tác giả (kiến thức uyên bạc, hiểu biết sâu rộng về văn hóa và lịch sử của tác giả)…

Bài 3: 

- “Hoa Quả Sơn” và “Thủy Liêm Động” là hai điển cố:

+ Hoa Quả Sơn: Tên ngọn núi trong tác phẩm Tây du kí của Ngô Thừa Ân, là nơi sinh sống của Tôn Ngộ Không. Đây là một ngọn núi hoang vu, hiểm trở, nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã.

+ Thủy Liêm Đông: Tên hang động trong tác phẩm Tây Du kí, là nơi ở của Tôn Ngộ Không. Đây là một hang động bí ẩn, sâu thẳm.

- Tác dụng:

+ Giúp người đọc hình dung ra khung cảnh hoang vu, hiểm trở.

+ Thể hiện tâm trạng lo lắng của nhân vật ông Diểu.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 4: Thực hành tiếng Việt Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay