Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Lộc vừng mùa xuân. Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép. Viết bài văn tả người (Bài viết số 1)
Dưới đây là giáo án bài 7: Lộc vừng mùa xuân. Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép. Viết bài văn tả người (Bài viết số 1). Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP BÀI 7
Bài đọc: Lộc vừng mùa xuân
Luyện từ và câu: Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép
Viết: Viết bài văn tả người (Bài viết số 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Lộc vừng mùa xuân.
- Nhận diện, hiểu được cách nối các vế trong câu ghép.
- Nắm được cách viết và những điều cần lưu ý khi viết bài văn tả người.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
- Vận dụng thành thạo cách sử dụng cách nối các vế câu ghép.
- Định hướng và vận dụng được cách viết bài văn tả người.
3. Phẩm chất:
- Biết trân trọng, gìn giữ và bảo tồn những vẻ đẹp thiên nhiên gắn liền với tuổi thơ.
- Biết yêu thiên nhiên, yêu quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo, VBT Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, xem video và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cách hiểu của em về việc trân trọng và gìn giữ thiên nhiên? https://www.youtube.com/watch?v=AgehhJhGXtA - GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). - GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Trân trọng và gìn giữ thiên nhiên có nghĩa là hiểu rõ giá trị của môi trường tự nhiên và hành động để bảo vệ nó. Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta không khí trong lành, nước sạch, thực phẩm và nhiều thứ khác cần thiết cho cuộc sống. Khi chúng ta trân trọng thiên nhiên, đồng nghĩa với việc chúng ta phải nhận thức được tầm quan trọng của nó và cảm thấy biết ơn vì những gì nó mang lại. Gìn giữ thiên nhiên đòi hỏi chúng ta phải bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh lãng phí, và sử dụng chúng một cách bền vững. Điều này bao gồm việc giảm thiểu rác thải, tái chế, và sử dụng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, chúng ta cần bảo vệ các hệ sinh thái, bảo vệ các loài động thực vật khỏi nguy cơ tuyệt chủng và duy trì sự đa dạng sinh học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 5 – Ôn tập Bài 7: + Bài đọc: Lộc vừng mùa xuân. + Luyện từ và câu: Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép. + Viết: Viết bài văn tả người (Bài viết số 1). B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Lộc vừng mùa xuân a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Lộc vừng mùa xuân với giọng đọc trong sáng, nhẹ nhàng, vui tươi, chậm rãi, truyền cảm; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của cây lộc vừng và những sự kiện lịch sử,… b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài.
- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về cách nối các vế trong câu ghép. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: Có bao nhiêu cách nối các vế trong câu ghép? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết bài văn tả người. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Em hãy lập dàn ý cho bài văn tả người? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Lộc vừng mùa xuân. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về cách nối các vế trong câu ghép. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.
Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). …………………… |
- HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.
- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời. Có nhiều cách để nối các vế trong câu ghép: + Nối bằng dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy. + Nối bằng kết từ: và, nhưng, còn, hay, hoặc,… + Nối bằng cặp kết từ: vì … nên …, tuy … nhưng …, nếu … thì …, … + Nối bằng cặp từ hô ứng: … càng … càng …, … mới … đã …, … bao nhiêu … bấy nhiêu … - HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. Bài văn tả người gồm 3 phần: 1. Mở bài: Chọn một trong hai cách. + Mở bài trực tiếp + Mở bài gián tiếp 2. Thân bài: Tả người thân theo một trình tự hợp lí: a) Chọn tả một vài đặc điểm nổi bật về ngoại hình của người thân: + Khuôn mặt + Mái tóc + Dáng đi + ? b) Chọn tả một vài đặc điểm nổi bật về tính tình, hoạt động thể hiện sự gắn bó của em: + Làm vườn + Đọc sách + Nấu cơm + ?
3. Kết bài: Chọn một trong hai cách: + Kết bài không mở rộng. + Kết bài mở rộng. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: a. Bởi – nên. b. Mặc dù – nhưng. c. Nếu – thì. Bài 2:
Bài 3: a. Chích bông là loài chim bé nhỏ nhưng nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông. b. Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng và cún con cũng vậy. c. Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc còn ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương. d. Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố rồi em cùng mẹ ra vườn tưới cây. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. Đề bài: Công cha, áo mẹ, chữ thầy Từ xưa tới nay, câu ca dao này vẫn được truyền từ đời này sang đời khác, nghề giáo đã vận dụng câu ca dao này vào bài giảng. Ở trường em đang học cũng thế. Trong các thầy cô giáo đã dạy em thì cô Kiều là người mà em yêu mến nhất. Mỗi tiết học đều vang lên giọng nói âu yếm của cô: “Có em nào chưa hiểu bài không”? Câu nói đó thật ấm áp biết dường nào. Cô Kiều năm nay 40 tuổi. Thân hình khá cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp. Nhờ mang đôi giày cao gót màu đen bóng nên trông cô cao hơn, bắt mắt hơn. Mái tóc cô dài, đen mượt và luôn được buộc cao gọn gàng. Khuôn mặt hình trái xoan, nổ bật với làn da trắng. Mặc dù không cần phấn son nhưng mặt cô vẫn xinh đẹp và hiền hậu lạ thường. Đó là khuôn mặt hiền từ và được pha lẫn nét khôi hài. Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn. Đôi mắt sáng thường thay đổi trông như một nhà ảo thuật. Khi vui đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao. Khi bạn nào không tập trung học thì nó trở nên nghiêm nghị thật khó tả. Cô chỉ nhìn thôi cũng đủ để cả lớp im lặng một cách nặng nề. Giọng nói lúc trầm, lúc bổng, lúc nhanh, lúc chậm của cô đã cuốn hút chúng em vào thế giới kiến thức của cô - một thế giới vẫn còn nhiều bí ấn đang chờ đợi chúng em khám phá. Cô rất hay cười, nụ cười tươi tắn và rạng rỡ như hoa. Cô nhìn càng cuốn hút hơn bởi hàm răng đều như những hạt bắp và trắng như muối biển. Cô rất thân thiện với học sinh. Cô luôn công bằng giữa bạn giỏi và bạn yếu. Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo. Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn. Cô hướng dẫn cho chúng em viết. ……………….. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo