Nội dung chính Sinh học 12 kết nối Bài 23: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 23: Môi trường và các nhân tố sinh thái sách Sinh học 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
BÀI 23: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
- Môi trường sống của sinh vật là toàn bộ các nhân tố xung quanh sinh vật.
- Bao gồm: môi trường đất, môi trường nước, môi trường cạn, môi trường sinh vật.
- Môi trường và sinh vật có mối quan hệ tác động qua lại:
+ Điều kiện môi trường tác động đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
+ Hoạt động của sinh vật cũng tác động làm biến đổi môi trường.
II. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
1. Khái niệm và phân loại nhân tố sinh thái
- Khái niệm: Nhân tố sinh thái là các nhân tố môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
- Phân loại:
+ Nhân tố vô sinh: gồm các nhân tố vật lí, hóa học ví dụ: nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất khoáng, gió,...
+ Nhân tố hữu sinh: là các loài sinh vật sống trong cùng môi trường, ví dụ động vật, thực vật, con người.
2. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh vật
a) Ánh sáng
+ Cung cấp năng lượng cho thực vật quang hợp tổng hợp chất hữu cơ; tác động đến hình thái thực vật, dựa vào đó chia thành nhóm cây ưa sáng và cây ưa bóng.
+ Giúp động vật định hướng trong không gian, ví dụ: chim di cư định hướng đường bay theo tia sáng.
b) Nhiệt độ
- Sinh vật đẳng nhiệt: thân nhiệt ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường (chim, thú,...).
- Sinh vật biến nhiệt: thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường (bò sát, lưỡng cư, thực vật,...).
III. CÁC QUY LUẬT SINH THÁI
1. Quy luật giới hạn sinh thái
- Khái niệm: Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
+ Khoảng thuận lợi: sinh vật có tốc độ sinh trưởng tốt nhất.
+ Khoảng ức chế: các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật, sinh vật có thể bị chết nếu vượt quá điểm gây chết.
- Loài có giới hạn sinh thái rộng sẽ thích nghi cao và có khu phân bố rộng hơn so với loài có giới hạn sinh thái hẹp.
2. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái trong môi trường tác động đồng thời lên sinh vật. Khi một nhân tố sinh thái thay đổi sẽ tác động làm thay đổi các nhân tố khác và cùng tác động lên sinh vật.
3. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái tác động không giống nhau lên cùng một chức phận sống, mỗi nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên các giai đoạn khác nhau của sinh vật.
IV. NHỊP SINH HỌC
- Khái niệm: Khả năng phản ứng một cách nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường được gọi là nhịp sinh học.
- Đặc điểm:
+ Có tính di truyền, đặc trưng cho loài.
+ Nhân tố báo hiệu do sự thay đổi các nhân tố sinh thái trong môi trường, ví dụ sự thay đổi độ dài chiếu sáng,...
=> Giáo án Sinh học 12 kết nối Bài 23: Môi trường và các nhân tố sinh thái