Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 12 CTST.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 6: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
(16 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Em hãy nêu định nghĩa về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trả lời:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững. Trách nhiệm này được thực hiện thông qua việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; bình đẳng giới; an toàn, quyền lợi lao động; dào tạo và phát triển nhân viên; phát triển cộng đồng;... theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.
Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ trách nhiệm bắt buộc và trách nhiệm tự nguyện sẽ chú trọng vận hành mấy hình thức? Em hãy nêu nội dung các trách nhiệm trên.
Trả lời:
Câu 3: Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Câu 4: Khi tham gia điều hành doanh nghiệp, công dân có trách nhiệm như thế nào?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Em hãy giải thích tại sao việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới và quyền lợi của người lao động lại được xem là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
Trả lời:
Việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới và quyền lợi của người lao động là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì những quy định này góp phần xây dựng một môi trường làm việc công bằng và bền vững. Doanh nghiệp không chỉ có nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận, mà còn phải đảm bảo rằng hoạt động của mình không gây hại đến môi trường, bảo vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.
Câu 2: Tại sao doanh nghiệp cần tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo trong cộng đồng? Điều này mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và xã hội?
Trả lời:
Câu 3: Em hãy phân tích sự khác nhau giữa trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp đối với người lao động.
Trả lời:
Câu 4: Việc doanh nghiệp giữ gìn sự trung thực về chất lượng sản phẩm và cung cấp thông tin chính xác có tác động như thế nào đến niềm tin của người tiêu dùng và hình ảnh của doanh nghiệp?
Trả lời:
Câu 5: Theo em, việc doanh nghiệp cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội có ý nghĩa gì đối với người lao động và người tiêu dùng trong nền kinh tế hiện nay?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Em hãy đưa ra ví dụ cụ thể về một doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, và phân tích cách doanh nghiệp đó đã góp phần vào sự phát triển của xã hội và bảo vệ môi trường như thế nào.
Trả lời:
Ví dụ, công ty Vinamilk thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thông qua chương trình "Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam", cung cấp sữa miễn phí cho trẻ em nghèo khắp cả nước. Ngoài ra, Vinamilk cũng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất, giảm thiểu khí thải CO2. Những hoạt động này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe của trẻ em và bảo vệ môi trường mà còn nâng cao uy tín và thương hiệu của Vinamilk trong lòng người tiêu dùng.
Câu 2: Em hãy đề xuất một chiến lược mà doanh nghiệp có thể thực hiện để cải thiện môi trường lao động và nâng cao đời sống cho người lao động.
Trả lời:
Câu 3: Em hãy lập kế hoạch cho một hoạt động cộng đồng mà doanh nghiệp có thể tổ chức nhằm đóng góp cho quỹ an sinh xã hội hoặc quỹ bảo vệ môi trường.
Trả lời
Câu 4: Nếu là nhà quản lý doanh nghiệp, em sẽ thực hiện những biện pháp gì để đảm bảo doanh nghiệp của mình tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn lao động?
Trả lời
Câu 5: Em hãy thảo luận về một rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải nếu không thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, và đề xuất giải pháp khắc phục.
Trả lời
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Em hãy phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các bước cụ thể mà doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo phát triển bền vững.
Trả lời:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và sự phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ. Thực hiện CSR giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt cộng đồng, giảm thiểu rủi ro về pháp lý và xã hội, đồng thời thu hút sự ủng hộ của khách hàng. Để đảm bảo phát triển bền vững, doanh nghiệp cần thực hiện các bước như: đầu tư vào công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn lao động, cải thiện phúc lợi cho nhân viên và tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì lợi nhuận dài hạn và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp