Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉnh chu được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Hãy xem trước bất kì bài nào phia dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 5 KÌ 2 CÁNH DIỀU
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 5 Tuần 19
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 5 Tuần 20
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 6 Tuần 21
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 6 Tuần 22
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 6 Tuần 23
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 6 Tuần 24
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 7 Tuần 25
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 7 Tuần 26
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 7 Tuần 27
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 7 Tuần 28
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 8 Tuần 29
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 8 Tuần 30
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 8 Tuần 31
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 8 Tuần 32
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 9 Tuần 33
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 9 Tuần 34
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 9 Tuần 35
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Thể hiện được cảm xúc và niềm tự hào đối với cảnh quan thiên nhiên của địa phương và đất nước.
Nêu được một số biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Tìm hiểu được thực trạng môi trường nơi sinh sống.
Tự nguyện tham gia và vận động được người thân cùng tham gia lao động công ích, giữ vệ sinh môi trường khu dân cư.
TUẦN 21
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Thể hiện được cảm xúc và niềm tự hào đối với cảnh quan thiên nhiên của địa phương và đất nước.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Giới thiệu được về cảnh quan thiên nhiên quê hương, đất nước.
Lập được Bản đồ du lịch cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
Thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
3. Phẩm chất
Tự lực, trách nhiệm: chủ động sắp xếp thời gian và sử dụng thời gian hợp lí, có ý thức tự giác; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
Giấy A3, bút, bút màu.
Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
2. Đối với học sinh
SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Cảnh quan thiên nhiên quê em
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng: - Biết được cách tìm hiểu về nghề nghiệp trong cuộc sống. - Hào hứng, tích cực tham gia hoạt động Viết về nghề mơ ước. b. Cách tiến hành - Nhà trường GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tới HS toàn trường. Các nội dung chính bao gồm: + Nêu ý nghĩa của việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên trong cuộc sống hằng ngày và sự phát triển cuộc sống bền vững, + Phổ biến nội dung, hình thức hoạt động, những việc làm cụ thể để thực hiện phong trào, + Khuyến khích HS tích cực, nhiệt tình tham gia phong trào Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên bằng những việc làm cụ thể. - GV hướng dẫn HS tham gia viết bài giới thiệu và sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan thiên nhiên của địa phương. |
- HS lắng nghe và tham gia theo sự hướng dẫn của GV.
- HS tham gia.
- HS tham gia viết bài giới thiệu và sưu tầm tranh ảnh. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đây là đâu?” - GV hướng dẫn HS chơi: + Một vài HS xung phong lên bảng để đưa ra câu đố. + GV phát cho mỗi HS này một bức tranh phong cảnh, yêu cầu các em quan sát kĩ, sau đó tìm cách mô tả cảnh quan đó bằng các hành động. + Cả lớp quan sát hành động của bạn và đoán tên cảnh quan vừa được mô tả. + Bạn nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất là bạn thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS chơi thử 1 - 2 lần. - GV tổ chức cho HS chính thức chơi. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi Em có suy nghĩ gì sau khi chơi? - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Đất nước chúng ta có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá các cảnh quan thiên nhiên tại địa phương. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 21 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được về các cảnh quan thiên nhiên quê hương, đất nước. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS tập hợp ảnh về cảnh quan thiên nhiên quê hương, đất nước đã sưu tầm để chia sẻ với các bạn. - GV tổ chức cho HS giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên quê hương, đất nước dựa vào tranh ảnh đã sưu tầm. - GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS chia sẻ: + Hãy nêu tên những cảnh quan thiên nhiên quê hương, đất nước mà em biết. + Em đã được đến thăm các cảnh quan thiên nhiên? Cảnh quan thiên nhiên đó ở đâu? + Em có cảm xúc gì khi đến thăm các cảnh quan đó? - GV mời một số HS chia sẻ. HS khác lắng nghe. - GV cho HS xem các cảnh quan thiên nhiên quê hương, đất nước:
- GV mời một số HS nêu tên các cảnh quan thiên nhiên. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Hình 1: Mùa lúa vàng Mù Cang Chải + Hình 2: Tràng An + Hình 3: Thác Bản Giốc + Hình 4: Vịnh Hạ Long + Hình 5: Hang Sơn Đoòng + Hình 6: Thung Lũng Bắc Sơn + Hình 7: Đảo Phú Quốc + Hình 8: Gành Đá Đĩa - GV kết luận: Quê hương, đất nước mình có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Trong số đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. chúng ta vô cùng tự hào và cần có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước. Hoạt động 2: Lập bản đồ du lịch cảnh quan thiên nhiên Việt Nam a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lập và giới thiệu được Bản đồ du lịch cảnh quan thiên nhiên Việt Nam. - Thể hiện niềm tự hào vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên đất nước. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm (4 – 6 HS). - GV phát cho mỗi nhóm một bản đồ hành chính Việt Nam và các tranh ảnh cỡ nhỏ của các cảnh quan thiên nhiên trong hoạt động 1. - GV hướng dẫn các nhóm làm việc: + Xem các tranh ảnh cỡ nhỏ để nhận diện các cảnh quan đó thuộc tỉnh nào. + Dán các ảnh về các cảnh quan thiên nhiên đúng vị trí trên bản đồ để tạo thành Bản đồ du lịch cảnh quan thiên nhiên Việt Nam. + Viết lời giới thiệu về các cảnh quan thiên nhiên. - GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận những đáp án hợp lí: + Hình 1: Mùa lúa vàng Mù Cang Chải (Yên Bái). + Hình 2: Tràng An (Ninh Bình). + Hình 3: Thác Bản Giốc (Cao Bằng). + Hình 4: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). + Hình 5: Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình). + Hình 6: Thung Lũng Bắc Sơn (Lạng Sơn). + Hình 7: Đảo Phú Quốc (Kiên Giang). + Hình 8: Gành Đá Đĩa (Phú Yên). - GV mời đại diện các nhóm bày tỏ cảm xúc và niềm tự hào đối với cảnh quan thiên nhiên đất nước. - GV kết luận: Các em đã lập được bản đồ du lịch cảnh quan thiên nhiên của nước ta. Du lịch là ngành công nghiệp không khói đem lại nhiều lợi ích cho quê hương, đất nước; giúp củng cố lòng tự hào và tình yêu đối với nơi mình sinh ra và lớn lên; đồng thời giúp phần giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, làng nghề truyền thống của địa phương. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học. b. Cách tiến hành Bài tập trắc nghiệm: - GV cho HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Đâu không phải là cảnh quan thiên nhiên của nước ta? A. Cố đô Huế. B. Sông Nho Quế. C. Hoàng Thành Thăng Long. D. Sông Hoàng Hà. Câu 2: Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh nào nước ta? A. Hải Phòng. B. Quảng Ninh. C. Thái Bình. D. Nam Định. Câu 3: Câu thành ngữ nào dưới đây nói lên sự phong phú và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam? A. Chọn mặt gửi vàng. B. Rừng vàng, biển bạc. C. Nén bạc đâm toạc tờ giấy. D. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Câu 4: Câu thơ dưới đây nói về địa danh nào? “Nơi nào trắng rợp hoa lau Xưa Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu phất cờ?” A. Núi Mã Yên. B. Núi Ngũ Hành Sơn. C. Núi Bà Đen. D. Núi Cấm. Câu 5: Du lịch được ví là gì? A. Ngành nông nghiệp không khói. B. Ngành công nghiệp ít khói. C. Ngành công nghiệp không khói. D. Ngành nông nghiệp ít khói. - GV mời 2 -3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án:
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Chia sẻ với người thân về cách lập Bản đồ du lịch cảnh quan thiên nhiên Việt Nam. |
- HS chơi trò chơi.
- HS vận động theo nhạc.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, tham khảo.
- HS chia sẻ. - HS quan sát.
- HS nêu tên.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS làm việc nhóm.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cá nhân
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, ghi chú.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 7: MÁI ẤM GIA ĐÌNH
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Thể hiện được trách nhiệm, lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình bằng thái độ, lời nói, việc làm cụ thể.
Tạo được bầu không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình.
Lập và sử dụng được sổ tay ghi chép chi tiêu của gia đình.
TUẦN 25
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Thể hiện được trách nhiệm, lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình bằng thái độ, lời nói, việc làm cụ thể.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Liên hệ bản thân về những lời nói, việc làm mình đã thực hiện để thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình.
Sáng tạo được Cây trách nhiệm, biết ơn.
3. Phẩm chất
Tự lực, trách nhiệm: chủ động sắp xếp thời gian và sử dụng thời gian hợp lí, có ý thức tự giác; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
Giấy A3, bút, bút màu.
Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
2. Đối với học sinh
SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Trách nhiệm và lòng biết ơn với gia đình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu được ý nghĩa của trách nhiệm và lòng biết ơn với gia đình. - Tích cực, nhiệt tình tham gia buổi toạ đàm. b. Cách tiến hành - Đại diện nhà trường GV Tổng phụ trách Đội giới thiệu nội dung về chủ đề Trách nhiệm và lòng biết ơn với gia đình. Các nội dung chính như sau: + Giới thiệu khách mới là đại diện cha mẹ HS tham gia buổi toạ đàm. + Lắng nghe khách mời chia sẻ về các nội dung gợi ý. + Ý nghĩa của trách nhiệm và lòng biết ơn với gia đình. + Những việc làm thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình. + Cảm xúc của cha mẹ, người thân khi con biết thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn với gia đình. + HS đặt câu hỏi và cũng tham gia thảo luận, nêu ý kiến của bản thân về chủ đề buổi toạ đàm. - GV mời một số HS chia sẻ cảm nghĩ và những điều học được sau khi tham gia buổi tọa đàm. |
- HS lắng nghe và tham gia theo sự hướng dẫn của GV.
- HS tham gia.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Em là thành viên tích cực
của gia đình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi chợ” - GV hướng dẫn HS cách chơi: + Cả lớp đứng thành vòng tròn. Một HS sắm vai "người đi chợ, tay cầm chiếc giỏ (làn), vừa chạy quanh vòng tròn, vừa hô "Đi chợ! Đi chợ!". + Khi các bạn đứng ở vòng tròn hỏi: “Mua gì? Mua gì?” thì “người đi chợ" phải nói được một món đồ mua về phù hợp với sở thích, nhu cầu của người thân trong gia đình. VD: "Mua rau cho mẹ"; "Mua cam cho bà" hoặc "Mua báo cho ông";... + Sau khi nói được tên các món đó, “người đi chợ" trao giỏ lại cho một bạn khác đứng ở vòng tròn. Bạn vừa nhận được giỏ sẽ tiếp tục sắm vai "người đi chợ" để mua đồ cho người thân trong gia đình mình. - GV tổ chức cho HS chơi thử 1 - 2 lần. - GV tổ chức cho HS thảo luận sau khi chơi: + Cảm xúc của em khi được đi chợ mua thứ đồ yêu thích cho người thân trong gia đình. + Theo em, người thân trong gia đình sẽ cảm thấy như thế nào khi nhận được những món đồ từ các em? + Việc chúng ta mua đồ tặng người thân thể hiện điều gì? - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. HS lắng nghe nhận xét. - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Trò chơi đi chợ là một trải nghiệm thú vị để chúng ta hiểu hơn về công việc trong gia đình. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 25 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Em là thành viên tích cực của gia đình. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chia sẻ về trách nhiệm và lòng biết ơn với gia đình a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nêu được những lời nói, việc làm của bản thân thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình. - Chia sẻ được cảm xúc khi thực hiện được những lời nói, việc làm đó. b. Cách tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm (4 – 6 HS). - GV nêu nhiệm vụ hoạt động: Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những lời nói, việc làm của bản thân thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình. - GV yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn làm thư kí để tập hợp ý kiến của các thành viên. Cả nhóm sắp xếp thành một danh sách những lời nói, việc làm thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm cùng trao đổi về những lời nói, việc làm thể hiện được trách nhiệm và lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình. - GV nhận xét, ghi nhận đáp án hợp lí: + Thái độ:
+ Lời nói:
+ Việc làm:
- GV mời một số HS bày tỏ cảm xúc khi thực hiện được những lời nói, việc làm đó. - GV cho HS xem video về cách thể hiện sự quan tâm đến người thân: https://youtu.be/_-A5T21Vf50 - GV đặt câu hỏi cho HS cả lớp: + Bạn Tí đã có Thái độ như thế nào đối với mẹ và công việc của mẹ? + Bạn Tí đã có hành động, lời nói gì thể hiện sự biết ơn, quan tâm đối với mẹ? + Em có nhận xét gì về bạn Tí? - GV mời một số HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Bạn Tí có thái độ biết ơn, trân trọng đối với công sức lao động của mẹ cũng như công việc của mẹ để nuôi nấng bạn. + Bạn Tí đã có lời nói động viên mẹ trong công việc, an ủi mẹ khi có người nói lời không hay về mẹ và công việc của mẹ. Tí đã đi thu gom mảnh gỗ để cài vào chiếc xe rác, giúp mẹ đỡ vất vả hơn. Tí tự giác làm việc nhà giúp mẹ. + Tí là một người con chăm ngoan, hiếu thảo, biết quan tâm và bày tỏ sự biết ơn đối với mẹ. - GV kết luận: Tình cảm gia đình là món quà quý giá nhất mà mỗi chúng ta có được. Các thành viên trong gia đình cần luôn yêu thương, quan tâm, gắn bó, chăm sóc lẫn nhau. GV khen ngợi các em đã thực hiện được nhiều việc làm, lời nói thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình. Các em hãy tiếp tục phát huy thực hiện những việc làm, lời nói đó nhé! Hoạt động 2: Sáng tạo Cây trách nhiệm, biết ơn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sáng tạo được Cây trách nhiệm, biết ơn để tổng hợp lại những lời nói, thái độ, việc làm thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn của mình với các thành viên trong gia đình. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm (có thể là các nhóm đã chia ở Hoạt động 1). - GV tổ chức cho các nhóm thảo luận để sáng tạo Cây trách nhiệm, biết ơn. - GV hướng dẫn cụ thể như sau: + Mỗi nhóm vẽ một hình cây vào giấy khổ lớn. + Viết vào các mảnh giấy nhỏ những lời nói, thái độ, việc làm thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn của em với các thành viên trong gia đình. + Dán các mảnh giấy nhỏ lên cây đã về. + Trang trí cho cây thật sinh động. - GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm. Các nhóm cử đại diện giới thiệu về Cây trách nhiệm, biết ơn và chia sẻ về những nội dung nhóm mình đã viết. - GV kết luận: Các em hãy tích cực thực hiện những lời nói, thái độ, việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi để thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học. b. Cách tiến hành Bài tập trắc nghiệm: - GV cho HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Ý nghĩa của việc thể hiện sự biết ơn đối với người thân là gì? A. Được nhiều người ngưỡng mộ. B. Được mọi người tín nhiệm. C. Nâng cao giá trị bản thân. D. Xây dựng mối quan hệ gắn bó, yêu thương. Câu 2: Biểu hiện của việc biết ơn người thân trong gia đình là gì? A. Gia đình thiếu sự gắn kết. B. Bố mẹ không quan tâm đến con cái. C. Con cái cãi và không nghe lời bố mẹ. D. Con cái sản sẻ, giúp đỡ bố mẹ những việc nhỏ trong gia đình. Câu 3: Sự biết ơn đối với người thân có tác dụng gì? A. Gắn chặt tình cảm và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. B. Tạo không khí chan hòa cho các thành viên trong gia đình cùng nhau giải trí. C. Các thành viên trong gia đình nhận thức rõ được vị trí, vai trò của bản thân. D. Các mối quan hệ trong gia đình được mở rộng ra bên ngoài. Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người thân? A. Quan tâm, chăm sóc người thân khi bị ốm. B. Tự giác giúp đỡ người lớn tuổi và trẻ nhỏ trong nhà. C. Chỉ tự giác hoàn thành công việc của bản thân. D. Tham gia nhiệt tình các hoạt động chung của gia đình. Câu 5: Nội dung nào dưới đây không hành động, lời nói thể hiện lòng biết ơn đối với người thân trong gia đình? A. Để người thân tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. B. Chủ động tâm sự với người thân khi họ có các vấn đề về tinh thần. C. Hỏi thăm đến tình trạng sức khỏe hàng ngày của người thân. D. Quan tâm đến vấn đề tâm lí của người thân hàng ngày. - GV mời 2 -3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án:
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Chuẩn bị cho tiết Sinh hoạt lớp. |
- HS chơi trò chơi.
- HS chơi thử
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học.
- HS làm việc nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS bày tỏ cảm xúc.
- HS xem video.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS làm việc nhóm.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trưng bày
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cá nhân
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, ghi chú. |
--------------- Còn tiếp ---------------
II. TRẮC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 5 KÌ 2 CÁNH DIỀU
- Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 cánh diều Chủ đề 5: Nghề em mơ ước
- Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 cánh diều Chủ đề 6: Cảnh quan thiên nhiên quê hương, đất nước
- Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 cánh diều Chủ đề 7: Mái ấm gia đình
- Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 cánh diều Chủ đề 8: Những người bạn quanh em
- Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 cánh diều Chủ đề 9: Thích ứng với môi trường học tập mới
CHỦ ĐỀ 6: CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (TUẦN 21– TUẦN 24)
(19 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh nào nước ta?
A. Hải Phòng.
B. Quảng Ninh.
C. Thái Bình.
D. Nam Định.
Câu 2: Bảo vệ môi trường được hiểu là:
A. Tránh tác động vào môi trường để khỏi gây ra những tổn thất.
B. Làm giảm đến mức cao nhất tác động có hại của con người lên môi trường.
C. Biến đổi môi trường theo cách có lợi nhất cho con người.
D. Tuân thủ quy luật phát triển của tự nhiên một cách tuyệt đối.
Câu 3: Biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là:
A. Thu gom rác ở bãi biển hoặc cảnh quan của địa phương.
B. Săn bắt động vật quý hiếm.
C. Xả rác bừa bãi.
D. Sử dụng túi nilong một lần.
Câu 4: Bảo vệ môi trường tự nhiên mang lại lợi ích gì cho con người?
A. Tăng phát triển kinh tế.
B. Khó hạn chế các bệnh về hô hấp.
C. Tăng hiệu ứng nhà kính.
D. Giúp chúng ta ứng phó với biến đổi khí hậu.
Câu 5: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của nước ta?
A. Cố đô Huế.
B. Sông Nho Quế.
C. Hoàng Thành Thăng Long.
D. Sông Hoàng Hà.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
A. Chặt phá rừng trái phép.
B. Tái chế rác.
C. Tham gia các hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh.
D. Sử dụng các sản phẩm làm sạch thân thiện với môi trường.
Câu 2: Hành động nào sau đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
A. Buôn bán động vật hoang dã.
B. Không vứt rác bừa bãi ở bãi biển.
C. Vứt ra trên sông, suối.
D. Chặt phá rừng.
Câu 3: Hành động nào sau đây không góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
A. Buôn bán động vật hoang dã.
B. Không vứt rác bừa bãi ở bãi biển.
C. Tham gia trồng cây, gây rừng.
D. Thu gom rác trên bãi biển.
Câu 4: Đâu không phải là cảnh quan thiên nhiên nước ta?
A. Quần đảo Cát Bà.
B. Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. Đồi cát đỏ Mũi Né.
D. Phượng Hoàng cổ trấn.
Câu 5: Đâu không phải biện pháp bảo tồn cảnh quan biển?
A. Không đánh bắt hải sản trái phép.
B. Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển.
C. Vứt rác bừa bãi ra biển.
D. Kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ biển.
--------------- Còn tiếp ---------------
CHỦ ĐỀ 9; THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (TUẦN 33 – TUẦN 35)
(18 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Đặc điểm mới ở trường trung học cơ sở là:
A. Mỗi tiết học dài 45 phút, mỗi buổi học 5 tiết.
B. Mỗi tiết học dài 60 phút, mỗi buổi học 5 tiết.
C. Cứ 3 tiết học ra chơi một lần.
D. Cứ 2 tiết học ra chơi một lần.
Câu 2: Đức tính em cần rèn luyện để phát triển bản thân, thích ứng với môi trường học tập mới là:
A. Nhút nhát.
B. Tự ti.
C. Hiếu thảo.
D. Kiên trì.
Câu 3: Cách rèn luyện để phát triển bản thân, thích ứng với môi trường học tập mới là:
A. Không giao lưu với các bạn bè mới.
B. Không thích giao tiếp với người lạ.
C. Tham gia tích cực các hoạt động học tập.
D. Ít tham gia các hoạt động tập thể.
Câu 4: Đặc điểm mới của học sinh lớp 5 là gì?
A. Chuẩn bị vào trường Trung học phổ thông.
B. Chuẩn bị vào trường Trung học cơ sở.
C. Là lớp nhỏ nhất cấp Trung học.
D. Là lớp ưu tú của cấp Tiểu học.
Câu 5: Đâu là nhiệm vụ học tập của học sinh lớp 5?
A. Hoàn thành chương trình tiền Tiểu học.
B. Hoàn thành chương trình cấp Trung học phổ thông.
C. Hoàn thành chương trình cấp Trung học cơ sở.
D. Hoàn thành chương trình cấp Tiểu học.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm mới ở trường trung học cơ sở?
A. Mỗi tiết học dài 45 phút.
B. Mỗi buổi học 5 tiết.
C. Có nhiều môn hơn cấp Tiểu học.
D. Có thêm môn Ngoại ngữ.
Câu 2: Bước vào môi trường học tập mới, chúng ta không cần tìm hiểu điều gì sau đây?
A. Tên và địa điểm trường.
B. Cách di chuyển từ nhà đến trường.
C. Ai là người học kém nhất trường.
D. Các môn học và hoạt động giáo dục.
Câu 3: Đâu không phải là đức tính em cần rèn luyện để phát triển bản thân, thích ứng với môi trường học tập mới?
A. Chia sẻ, hợp tác.
B. Hòa đồng.
C. Tự ti.
D. Tự lập.
Câu 4: Đâu không phải là cách để rèn luyện sự tự tin để thích ứng với môi trường học tập mới?
A. Liệt kê và thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ ở nhà, ở trường.
B. Trì hoãn học bài và làm bài sang ngày hôm sau.
C. Giữ cho bản thân luôn sạch sẽ, vệ sinh.
D. Luôn chào hỏi thầy cô, bạn bè và chia sẻ ý kiến, quan điểm của bản thân.
Câu 5: Đâu không phải là đức tính liên quan đến giao tiếp, ứng xử?
A. Lắng nghe.
B. Chăm chỉ.
C. Tôn trọng.
D. Hợp tác, chia sẻ.
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều, bài giảng kì 2 hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều, tài liệu giảng dạy hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều