Giáo án kì 2 Hoá học 9 chân trời sáng tạo
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Hoá học 9 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 HÓA HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 25: Acetic acid
- Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 8
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 26: Lipid và chất béo
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 27: Glucose và saccharose
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 28: Tinh bột và cellulose
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 29: Protein
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 30: Polymer
- Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 9
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 31: Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp sillicate
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 33: Khai thác nhiên liệu hóa thạch
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu
- Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 10
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 29. PROTEIN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino acid tạo nên, liên kết peptide) và khối lượng phân tử của protein.
Trình bày được tính chất hóa học của protein: phản ứng thủy phân có xúc tác acid, base hoặc enzyme; bị đông tụ khi có tác dụng của acid, base hoặc nhiệt độ; dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh.
Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm của protein: bị đông tụ khi có tác dụng của HCl, nhiệt độ, dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh.
Phân biệt được protein (len lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nylon).
Trình bày được vai trò của protein đối với cơ thể con người.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.
Năng lực đặc thù:
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.
Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino acid tạo nên, liên kết peptide) và khối lượng phân tử của protein.
Trình bày được tính chất hóa học của protein: phản ứng thủy phân có xúc tác acid, base hoặc enzyme; bị đông tụ khi có tác dụng của acid, base hoặc nhiệt độ; dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh.
Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm của protein: bị đông tụ khi có tác dụng của HCl, nhiệt độ, dễ bị phân hủy khi đun nóng mạnh.
Phân biệt được protein (len lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nylon).
Trình bày được vai trò của protein đối với cơ thể con người.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, hình ảnh, mẫu vật các sản vật có chứa protein; hóa chất, dụng cụ thực hiện thí nghiệm về sự đông tụ protein.
Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chất hữu cơ có trong thực phẩm và thực vật.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề: Đây có phải là em mỗi khi bước vào bàn học?
Chúng ta có thể cho phép bản thân mình lười biếng trong khi các protein trong cơ thể làm việc không ngừng nghỉ bất kể ngày đêm. Protein trong video dưới đây có tên là Kinesin motor protein, chúng di chuyển dọc theo các sợi vi ống. Sự chuyển động tích cực của kinesin hỗ trợ một số chức năng của tế bào bao gồm nguyên phân, giảm phân và vận chuyển hàng hóa tế bào, chẳng hạn như vận chuyển sợi trục và vận chuyển nội bào.
https://www.youtube.com/watch?v=y-uuk4Pr2i8&t=13s
- GV nêu câu hỏi: Protein đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể sinh vật như cấu tạo thành tế bào, vận chuyển chất, xúc tác (enzyme), nội tiết tố (hormone), kháng thể,… Vậy protein có cấu tạo như thế nào và có tính chất đặc trưng gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Protein có cấu tạo phức tạp, khối lượng phân tử lớn.
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, không đánh giá đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay Bài 29 – Protein.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Trình bày vai trò của protein
a. Mục tiêu: HS nêu được các vai trò của protein.
b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK trang 125 và hoàn thành yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của protein.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 29.1. - GV yêu cầu HS dựa vào hình và những hiểu biết trong thực tế cuộc sống, trả lời câu hỏi Thảo luận 1: Hãy kể tên một số thực phẩm chứa protein thực vật và một số thực phẩm chứa protein động vật. - GV kích thích khả năng suy luận của HS thông qua hoàn thành câu hỏi Thảo luận 2: Vì sao phải bổ sung đủ protein cho cơ thể? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. * Trả lời câu hỏi Thảo luận: 1. + Protein thực vật: các loại đậu, ngũ cốc,… + Protein động vật: thịt, cá, trứng,… 2. Việc bổ sung protein hằng ngày là cần thiết để đảm bảo cho cơ thể có đủ nguồn cung cấp protein để thực hiện các chức năng cơ bản, duy trì sức khỏe và phát triển. Đối với người lớn, nhu cầu protein hằng ngày thường dao động từ 0,8 g đến 1,2 g protein trên 1 kg cân nặng của cơ thể, tùy thuộc vào mức hoạt động và các yếu tố cá nhân khác. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về vai trò của protein. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Vai trò của protein đối với con người - Protein có trong cơ thể người, động vật, thực vật. - Là nguồn thực phẩm quan trọng của con người và động vật. - Vai trò: + Tạo khung tế bào. + Tham gia mọi quá trình bên trong tế bào của cơ thể. + Duy trì, phát triển cơ thể. + Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng,… Protein tham gia cấu tạo nên cơ bắp
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo phân tử và khối lượng phân tử của protein
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino acid tạo nên, liên kết peptide) và khối lượng phân tử của protein.
b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 126 và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS chỉ ra được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino acid tạo nên, liên kết peptide) và khối lượng phân tử của protein.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 29.2. - GV yêu cầu HS dựa vào hình, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi Thảo luận 3: Quan sát Hình 29.2, hãy nêu nhận xét về đặc điểm cấu tạo của protein. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. * Trả lời câu hỏi Thảo luận 3: + Peptide được tạo ra từ các amino acid. + Protein được tạo ra từ các chuỗi peptide. + Khối lượng phân tử của protein lớn hơn rất nhiều so với khối lượng phân tử của peptide. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm, cấu tạo phân tử, khối lượng phân tử của protein. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, khối lượng phân tử của protein - Khái niệm: Protein là những hợp chất hữu cơ phức tạp, có khối lượng phân tử rất lớn, gồm nhiều đơn vị amino acid liên kết với nhau bởi các liên kết peptide. - Khối lượng phân tử của protein rất lớn.
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 30. POLYMER
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm polymer, monomer, mắt xích,…; cấu tạo, phân loại polymer (polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp).
Trình bày được tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan).
Viết được các phương trình hóa học của phản ứng điều chế PE, PP từ các monomer.
Nêu được khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite và cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu làm bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả.
Trình bày được ứng dụng của polyethylene; vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer không phân hủy sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer trong đời sống.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.
Năng lực đặc thù:
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.
Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
Nêu được khái niệm polymer, monomer, mắt xích,…; cấu tạo, phân loại polymer (polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp).
Trình bày được tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan).
Viết được các phương trình hóa học của phản ứng điều chế PE, PP từ các monomer.
Nêu được khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite và cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu làm bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả.
Trình bày được ứng dụng của polyethylene; vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer không phân hủy sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer trong đời sống.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, hình ảnh, mẫu vật được chế tạo từ polymer: PE, PVC, sợi bông, len lông cừu, sợi tơ tằm, tơ nylon, polyester, cao su, vật liệu composite.
Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ứng dụng của một số polymer trong đời sống.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh ứng dụng của một số polymer.
Polyethylene | Tinh bột | Cellulose |
- GV yêu cầu HS dựa vào hình và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết ứng dụng của các chất có trong hình.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
+ Polyethylene được dùng để sản xuất chai nhựa.
+ Tinh bột dùng làm thực phẩm.
+ Cellulose dùng để sản xuất đồ gỗ.
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học: Polyethylene, tinh bột, cellulose là một trong những polymer thông dụng. Vậy polymer là gì? Polymer có đặc điểm cấu tạo và tính chất như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để biết câu trả lời nhé - Bài 30 – Polymer.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Trình bày khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer
a. Mục tiêu: HS hình thành được khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer.
b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 128 và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS chỉ ra được khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng hình ảnh cấu tạo của polyethylene để cung cấp thêm thông tin về khái niệm polymer, monomer, mắt xích. - GV yêu cầu HS dựa vào hình kết hợp đọc thông tin trong SGK để hoàn thành câu hỏi Thảo luận 1: Phân tử nhỏ nhất tạo ra polymer có tên gọi là gì? Khối lượng mỗi mắt xích của polyethylene bằng bao nhiêu amu? - GV nêu câu hỏi mở rộng: Hãy cho biết polypropylene được tạo ra từ monomer nào và có khối lượng phân tử bằng bao nhiêu. - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức thực tế về một số polymer đã học (tinh bột, cellulose,…) để khái quát tính chất vật lí chung của polymer. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. * Trả lời câu hỏi Thảo luận 1: + Phân tử nhỏ nhất tạo ra polymer có tên gọi là polymer. + Khối lượng mỗi mắt xích của polyethylene bằng 28 amu. * Trả lời câu hỏi của GV: + Polypropylene được tạo ra từ monomer là các phân tử propylene (C3H6). + Khối lượng phân tử bằng 42n (amu), trong đó n là số mắt xích. + Tính chất vật lí (DKSP). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm polymer, cấu tạo hóa học, phân loại, tính chất vật lí và điều chế polymer * Khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer - Khái niệm: Polymer là những hợp chất hữu cơ, khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau. - Các phân tử ban đầu tạo nên polymer gọi là monomer. - Ví dụ:
- Tính chất vật lí: đa số ở thể rắn, không bay hơi, không tan trong nước, một số polymer có thể tan trong xăng.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo hóa học của polymer
a. Mục tiêu: HS hình thành được cấu tạo hóa học của polymer.
b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 129 và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS chỉ ra được cấu tạo hóa học của polymer.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 30.2. - GV yêu cầu HS dựa vào hình và thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi: Hãy cho biết các loại mạch của phân tử polymer. Cho ví dụ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về cấu tạo hóa học của polymer. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm polymer, cấu tạo hóa học, phân loại, tính chất vật lí và điều chế polymer * Cấu tạo hóa học của polymer - Các monomer của polymer có thể liên kết với nhau thành các loại mạch như:
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 HÓA HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 25: Acetic acid
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Ôn tập chủ đề 8
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 26: Lipid và chất béo
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 27: Glucose và saccharose
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 28: Tinh bột và cellulose
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 29: Protein
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 30: Polymer
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Ôn tập chủ đề 9
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 31: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu
- Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Ôn tập chủ đề 10
BÀI 32. KHAI THÁC ĐÁ VÔI. CÔNG NGHIỆP SILICATE
(33 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Đá vôi là
A. một loại đá trầm tích bao gồm các khoáng vật calcite và các tinh thể khác có thành phần chính là CaCO3.
B. một loại đá trầm tích bao gồm các khoáng vật magnesium và các tinh thể khác có thành phần chính là MgCO3.
C. một loại đá cuội bao gồm các khoáng vật của iron và cá tinh thể khác có thành phần chính là Fe2O3.
D. một loại đá trầm tích bao gồm các khoáng vật của aluminium và các tinh thể khác có thành phần chính là Al2O3.
Câu 2: Đá vôi nghiền là
A. Vôi sống.
B. Đá vôi đã được nghiền nhỏ.
C. Vôi tôi.
D. Vôi vữa.
Câu 3: Đá vôi nghiền là nguyên liệu quan trọng trong ngành
A. công nghiệp máy móc.
B. khai thác rừng.
C. nông – lâm – ngư nghiệp.
D. xây dựng.
Câu 4: Vôi sống có thành phần chính là
A. CaO.
B. CaCO3.
C. Ca(OH)2.
D. CaCl2.
Câu 5: Vôi tôi có thành phần chính là
A. CaO.
B. CaCO3.
C. Ca(OH)2.
D. CaCl2.
Câu 6: Vôi sống được ứng dụng trong
A. nguyên liệu sản xuất xi măng, thuỷ tinh,..
B. xử lí nuôi trồng thuỷ sản, nước thải,…
C. khử chua đất trồng, cung cấp calcium cho cây trồng,…
D. sản xuất chất bán dẫn.
Câu 7: Vôi tôi được ứng dụng trong
A. nguyên liệu sản xuất xi măng, thuỷ tinh,..
B. xử lí nuôi trồng thuỷ sản, nước thải,…
C. khử chua đất trồng, cung cấp calcium cho cây trồng,…
D. sản xuất chất bán dẫn.
Câu 8: Đá vôi nghiền được ứng dụng trong
A. nguyên liệu sản xuất xi măng, thuỷ tinh,..
B. xử lí nuôi trồng thuỷ sản, nước thải,…
C. khử chua đất trồng, cung cấp calcium cho cây trồng,…
D. sản xuất chất bán dẫn.
Câu 9: Đâu không phải ứng dụng của silicon?
A. Sản xuất các tấm pin mặt trời.
B. Chế tạo hợp kim.
C. Điều chế thuốc chữa bệnh.
D. Sản xuất chất bán dẫn.
Câu 10: Công nghiệp silicate không bao gồm
A. sản xuất đồ gốm
B. Sản xuất thuỷ tinh.
C. Sản xuất xi măng.
D. Sản xuất đồ may mặc.
…………..
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Công đoạn chính để sản xuất đồ gốm theo thứ tự lần lượt là
A. Nhào nguyên liệu, sấy, tạo hình, nung.
B. Nhào nguyên liệu, tạo hình, sấy, nung.
C. Nhào nguyên liệu, tạo hình, nung, sấy.
D. Tạo hình, nhào nguyên liệu, nung, sấy.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về Silicon?
A. Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxygen.
B. Silicon chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.
C. Trong tự nhiên Silic tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.
D. Một số hợp chất của silicon: cát trắng, đất sét (cao lanh)..
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
BÀI 33. KHAI THÁC NHIÊN LIỆU HOÁ THẠCH
(33 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Nhiên liệu hoá thạch là
A. dầu mỏ, than đá, khí dầu mỏ và khí thiên nhiên.
B. đất sét, cao lanh, xi măng, khí thiên nhiên.
C. gốm, sứ, thuỷ tinh, gạch, ngói.
D. Than đá, than hoa, than bùn, than tổ ong.
Câu 2: Nhiên liệu hoá thạch là nguồn tài nguyên
A. vô hạn.
B. hữu hạn.
C. có thể phục hồi nhanh.
D. con người ít tiêu thụ.
Câu 3: Nhiên liệu hoá thạch được tạo ra từ
A. quá trình núi lửa phun trào, dung nham nguội lại.
B. quá trình xô lệch các mảng kiến tạo khiến áp suất đè nén lên các lớp đất đá.
C. Quá trình phân huỷ các hợp chất vô cơ trong môi trường acid hoặc base
D. quá trình phân huỷ xác sinh vật bị chôn vùi cách đây hàng triệu năm.
Câu 4: Đâu không phải lợi ích của nhiên liệu hoá thạch?
A. Bảo vệ hệ sinh thái.
B. Cung cấp năng lượng.
C. Cung cấp nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
D. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Câu 5: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
A. Dầu mỏ.
B. Khí thiên nhiên.
C. Ethanol.
D. Than đá.
Câu 6: Mất bao lâu để các sinh vật phân rã biến thành nhiên liệu hoá thạch?
A. Mười năm.
B. Hàng triệu năm.
C. Một nghìn năm.
D. Hàng trăm năm.
Câu 7: Bằng cách nào ta có thể khai thác nhiên liệu hoá thạch?
A. Thu thập trên bề mặt đại dương
B. Thông quá trình đốt cháy dưới hầm.
C. Qua giếng sâu và hầm mỏ.
D. Sử dụng nước đẩy dầu mỏ lên cao.
Câu 8: Trữ lượng nhiên liệu hoá thạch trên thế giới có xu hướng
A. nhanh chóng cạn kiệt.
B. dần phục hồi.
C. giảm nhẹ.
D. tăng nhẹ.
Câu 9: Năng lượng hoá thạch ảnh hưởng đến an ninh năng lượng như thế nào?
A. năng lượng hoá thạch chiếm phần nhỏ trong nguồn sử dụng năng lượng của con người.
B. năng lượng hoá thạch hoàn toàn có thể bị thay thế bởi năng lượng mặt trời, gió,..
C. bị phụ thuộc quá nhiều và năng lượng hoá thạch tăng rủi ro về an ninh năng lượng, các nguồn cung cấp có thể bị gián đoạn bởi nhiều lí do.
D. năng lượng hoá thạch không ảnh hưởng nhiều đến an ninh năng lượng.
Câu 10: Ta có thể hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch bằng cách
A. Đốn cây trên rừng làm nhiên liệu đốt.
B. Giảm sử dụng các nhiên liệu tái tạo.
C. Giảm sử dụng năng lượng mặt trời, gió,...
D. Sử dụng các phương tiện công cộng, xe đạp thay cho ô tô, xe máy cá nhân chạy bằng xăng, dầu.
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Vì sao nguồn nhiên liệu hoá thạch có đóng góp rất lớn trong công cuộc cách mạng công nghiệp toàn thế giới?
A. Vì khi đốt chúng tạo ra các khí nhà kính.
B. Vì đây chính là nguồn cung cấp nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
C. Vì chúng cung cấp nhiệt lượng.
D. Vì không thể dùng nguồn nhiên liệu khác để thay thế nhiên liệu hoá thạch.
Câu 2: Vì sao cần phải đưa ra các giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch?
A. Giảm ô nhiễm môi trường nước.
B. Giảm ô nhiễm môi trường không khí.
C. Để bảo vệ môi trường, giảm biến đổi khí hậu.
D. Giảm ô nhiễm môi trường đất.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Hoá học 9 chân trời sáng tạo, bài giảng kì 2 môn Hoá học 9 chân trời sáng tạo, tài liệu giảng dạy Hoá học 9 chân trời sáng tạo