Giáo án kì 2 Vật lí 9 cánh diều
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Vật lí 9 cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 VẬT LÍ 9 CÁNH DIỀU
- Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 8: Đoạn mạch nối tiếp
- Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 9: Đoạn mạch song song
- Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 10: Năng lượng của dòng điện và công suất điện
- Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 3)
- Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều
- Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 12: Tác dụng của dòng điện xoay chiều
- Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 4)
- Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 13: Sử dụng năng lượng
- Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 14: Năng lượng tái tạo
- Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 5)
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: NĂNG LƯỢNG CỦA DÒNG ĐIỆN VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Lấy ví dụ để chứng tỏ được dòng điện có năng lượng.
Tính được năng lượng của dòng điện và công suất điện trong trường hợp đơn giản.
Nêu được công suất điện định mức của dụng cụ điện (công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về năng lượng điện, công suất điện, công suất điện định mức.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về năng lượng của dòng điện và công suất điện, biết đặt các câu hỏi khác nhau về nội dung bài học.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được biểu thức tính năng lượng điện.
+ Nêu được biểu thức tính công suất điện của một đoạn mạch.
+ Nêu được công suất điện định mức của dụng cụ điện.
Tìm hiểu tự nhiên:
+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu để hiểu rõ dòng điện có năng lượng, công suất điện.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng được kiến thức và kĩ năng về khoa học tự nhiên để tính năng lượng của dòng điện và công suất điện trong một số trường hợp đơn giản.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cần thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của bài học.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh liên quan đến năng lượng điện.
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
HS cả lớp:
+ SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.
+ Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích HS tò mò mong muốn tìm hiểu nội dung mới khi quan sát các thông số kĩ thuật thường ghi trên các thiết bị điện. Từ đó HS xác định nhiệm vụ học tập của bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung phần khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và nhu cầu tìm hiểu về năng lượng của dòng điện và công suất điện.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh:
GV chia lớp thành các nhóm và tổ chức cho HS thi giữa các nhóm, kể ra các thiết bị ghi thông số tương tự như chiếc quạt ở trong hình vẽ mở đầu.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Oát và vôn là đơn vị của đại lượng nào? Từ đó, GV yêu cầu HS dự đoán ý nghĩa của những con số ghi trên vỏ.
(Có thể gợi ý: Số oát liên quan đến công hoặc năng lượng của dòng điện.)
- Từ đó, GV đặt ra vấn đề: Khi các thiết bị điện hoạt động, năng lượng của dòng điện chuyển hoá thành các dạng năng lượng nào và sự chuyển hoá đó có liên quan như thế nào với số oát của các thiết bị điện?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không chốt đáp án, dẫn dắt vào bài mới: Mỗi thiết bị điện sử dụng hằng ngày đều có các thông số kĩ thuật. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa các thông số đó, tìm hiểu về năng lượng của dòng điện và công suất điện - Bài 10: Năng lượng của dòng điện và công suất điện.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu năng lượng của dòng điện
a. Mục tiêu:
- Nêu được công thức tính năng lượng của dòng điện.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1 trong SGK trang 52 để tìm hiểu các hiện tượng thể hiện dòng điện mang năng lượng và nêu được công thức tính năng lượng của dòng điện
c. Sản phẩm học tập: HS rút ra được dòng điện mang năng lượng và công thức tính năng lượng của dòng điện
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr51) Nêu thêm một số ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng. Với mỗi ví dụ, cho biết năng lượng của dòng điện đã biến đổi thành dạng năng lượng nào. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để dự đoán năng lượng của dòng điện phụ thuộc vào những yếu tố nào và nêu căn cứ dự đoán của mình. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để thiết kế các phương án thí nghiệm kiểm tra những dự đoán đó. - GV đặt câu hỏi cho HS: Để kiểm tra dự đoán về sự phụ thuộc của năng lượng của dòng điện vào điện trở và thời gian, nếu trong các lần thí nghiệm, chúng ta thay đổi cả điện trở và thời gian đo thì có thể kiểm tra được dự đoán này hay không? GV chốt lại phương án kiểm tra sự phụ thuộc của năng lượng của dòng điện vào các yếu tố. - GV nhấn mạnh nguyên tắc chung: Để kiểm tra xem năng lượng của dòng điện có phụ thuộc vào một yếu tố nào đó (cường độ dòng điện, thời gian, hiệu điện thế, điện trở) hay không, ta chỉ thay đổi yếu tố cần kiểm tra và cần giữ nguyên các yếu tố khác. - GV yêu cầu HS đọc mục tìm hiểu thêm về những phương án thí nghiệm được Joule tiến hành để tìm hiểu mối liên hệ giữa năng lượng của dòng điện với cường độ dòng điện, điện trở, thời gian, sau đó thảo luận trả lời các câu hỏi của mục 1 này. Tìm hiểu 1 (SGK – tr53) Em hãy tìm hiểu vì sao lại mắc hai điện trở nối tiếp khi tiến hành thí nghiệm ở hình 10.3. Em hãy tìm hiểu vai trò của biến trở ở thí nghiệm hình 10.4. - GV nêu công thức tính năng lượng của dòng điện. Sau đó, yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr53). Cho mạch điện gồm một điện trở R mắc với hai đầu nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U. Tính năng lượng điện điện trở tiêu thụ trong thời gian t? - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp thảo luận trả lời các câu hỏi ở mục 3 của phần tìm hiểu thêm. Tìm hiểu 3 (SGK – tr53) Từ định luật Joule Lenz và định luật Ohm, hãy chứng minh rằng năng lượng của dòng điện trong một đoạn mạch được tính bằng công thức W = UIt. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về nội dung: *Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr51) - Một số ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng: + Dòng điện chạy qua bàn là làm bàn là nóng lên: năng lượng của dòng điện đã biến đổi thành nhiệt năng.o0o0 + Dòng điện chạy qua bóng đèn sợi đốt làm bóng đèn sáng và nóng lên: năng lượng của dòng điện đã biến đổi thành quang năng và nhiệt năng. *Trả lờiTìm hiểu 1 (SGK – tr53) - Để khảo sát sự phụ thuộc của năng lượng điện vào điện trở, ta cần giữ cho cường độ dòng điện trong hai bình như nhau. Trên thực tế, do nhiệt độ thay đổi, cường độ dòng điện trong các mạch điện thường biến thiên theo thời gian nên để đảm bảo cường độ dòng điện chạy qua hai điện trở luôn như nhau thì chúng được mắc nối tiếp như trong hình 10.3 trang 53 SGK. - Để khảo sát sự phụ thuộc năng lượng điện vào cường độ dòng điện, ta phải đo năng lượng điện trong các trường hợp cường độ dòng điện khác nhau. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp đo năng lượng điện, cần phải giữ nguyên cường độ dòng điện qua bình trong một khoảng thời gian. Trên thực tế, đo nhiệt độ trong bình thay đổi, cường độ dòng điện trong mạch điện thường biến thiên theo thời gian nên để đảm bảo cường độ dòng điện chạy qua bình không đổi, ta điều chỉnh biến trở ở thí nghiệm hình 10.4 trang 53 SGK. *Trả lờiCâu hỏi 2 (SGK – tr53) Năng lượng điện trở tiêu thụ trong thời gian t là: W =UIt. Thay vào công thức trên ta có: *Trả lờiTìm hiểu 2 (SGK – tr53) Trong đoạn mạch chỉ có điện trở, năng lượng của dòng điện được chuyển hoá thành nhiệt lượng. Theo định luật Joule – Lenz: (1) Định luật Ohm: Thay (2) vào (1) ta có: W = I.U.t Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV tổng kết về nội dung Năng lượng của dòng điện và chuyển sang nội dung Công suất điện | I. NĂNG LƯỢNG CỦA DÒNG ĐIỆN 1. Dòng điện mang năng lượng Dòng điện có năng lượng. Khi dòng điện chạy qua các thiết bị điện, năng lượng của dòng điện có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác như: nhiệt năng, quang năng, cơ năng, … 2. Công thức tính năng lượng của dòng điện - Công thức tính năng lượng của dòng điện trong một đoạn mạch:
Trong đó: + U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, đơn vị là Vôn (V) + I là cường độ dòng điện, đơn vị đo là ampe (A) + t là thời gian dòng điện chạy qua mạch điện đơn vị đo là giây(s) + W là năng lượng của dòng điện (lượng năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ), đơn vị đo là Jun (J) 1J = 1V.1A.1s Ngoài ra điện năng còn có đơn vị đo bằng kW.h 1kW.h= 1000W.3600s =3600000W.s = 3600000J = 3,6.106J
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu công suất điện
a. Mục tiêu: HS Phát biểu được khái niệm công suất điện và nêu được ý nghĩa của công suất điện định mức.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm thảo luận tìm hiểu về công suất điện và trả lời câu hỏi 2, 3; câu hỏi tìm hiểu thêm 2 trong SGK trang 55
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm công suất điện và ý nghĩa của công suất điện định mức.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm công suất đã học và yêu cầu HS suy ra khái niệm công suất điện. Sau đó đối chiếu khái niệm đã suy ra với khái niệm công suất điện trong SGK. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời CH3 trang 55 SGK. Xét trường hợp đoạn mạch có điện trở R, hãy chứng tỏ rằng công suất điện của đoạn mạch đó có thể được tính theo công thức: - GV yêu cầu HS tìm hiểu ý nghĩa công suất điện định mức của thiết bị điện trong SGK và thảo luận theo cặp trả lời CH4 trang 55 SGK. Trên một bóng đèn có ghi 12 V – 3 W. Để bóng đèn sáng bình thường thì cần đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế bằng bao nhiêu? Khi đó, trong một giây, bóng đèn tiêu thụ một năng lượng điện là bao nhiêu? - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp thảo luận trả lời các câu hỏi trong mục 2 của phần tìm hiểu thêm. Để đo năng lượng điện tiêu thụ của gia đình, ta dùng đồng hồ đo năng lượng điện hay còn gọi là công tơ điện. Hãy ước tính năng lượng điện tiêu thụ của gia đình em trong một ngày. Làm thế nào để kiểm tra kết quả ước tính đó có phù hợp với thực tế hay không? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm (mỗi nhóm 3 – 4 HS,…) thảo luận trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra - GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. *Trả lời Luyện tập 3 (SGK – tr55): Công suất điện của đoạn mạch: Theo định luật Ohm: hay Thay (4) vào (3) ta có: Thay (5) vào (4) ta có: *Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr55): - Trên bóng đèn có ghi 12 V – 3 W tức là để bóng đèn sáng bình thường, cần đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế bằng 12 V. Khi đó, trong một giây, bóng đèn tiêu thụ một năng lượng điện là 3 J. *Trả lời Tìm hiểu 2 (SGK – tr55): Để ước tính năng lượng điện tiêu thụ của gia đình trong một ngày cần tính tổng công suất của tất cả thiết bị và tổng thời gian trung bình sử dụng thiết bị đó trong một ngày. Sau đó, vận dụng công thức tính năng lượng của dòng điện W = 9t để ước tính năng lượng điện tiêu thụ của gia đình trong một ngày. Để kiểm tra kết quả ước tính đó có phù hợp với thực tế hay không, cần ghi lại số chỉ công tơ điện trong một số ngày và tính trung bình năng lượng điện tiêu thụ của gia đình trong một ngày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV kết luận về công suất điện và chuyển sang nội dung luyện tập | II. CÔNG SUẤT ĐIỆN 1. Công suất điện - Công suất điện của một đoạn mạch là năng lượng điện mà đoạn mạch điện đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian: Trong đó: + U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, đơn vị là Vôn (V) + I là cường độ dòng điện, đơn vị là ampe (A) + là công suất điện, đơn vị là oát (W) 2. Công suất điện định mức của dụng cụ điện Trên mỗi dụng cụ điện thường ghi hiệu điện thế định mức và công suất điện định mức của dụng cụ điện đó - Để dụng cụ điện hoạt động bình thường, cần mắc nó với hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức của dụng cụ điện. Khi đó, công suất điện mà dụng cụ điện tiêu thụ bằng công suất điện định mức.
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: ĐIỆN TỪ
BÀI 11: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. NGUYÊN TẮC TẠO RA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Thực hiện thí nghiệm để rút ra được: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây đó xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Thực hiện thí nghiệm để nêu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều (dòng điện luân phiên đổi chiều).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học: Chủ động thực hiện các thí nghiệm, nhiệm vụ để tìm hiểu về dòng điện cảm ứng và nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi thảo luận về kết quả thí nghiệm tìm hiểu về dòng điện cảm ứng và nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và phân tích được thí nghiệm về dòng điện cảm ứng, nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều. Giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng, nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được thế nào là dòng điện cảm ứng và cách tạo ra dòng điện cảm ứng.
Tìm hiểu tự nhiên:
+ Tiến hành được thí nghiệm về dòng điện cảm ứng (khi dùng thanh nam châm vĩnh cửu, khi dùng nam châm điện, khi dùng nam châm quay, khi thay đổi tiết diện cuộn dây).
+ Tiến hành thí nghiệm về tạo dòng điện xoay chiều.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng được kiến thức và kĩ năng về khoa học tự nhiên để trả lời câu hỏi về dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào, nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều; nêu được tên thiết bị sử dụng dòng điện xoay chiều,…
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của bài học.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh liên quan đến cảm ứng điện từ.
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
Phiếu học tập.
Dụng cụ thí nghiệm cho HS.
2. Đối với học sinh:
HS cả lớp:
+ SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.
+ Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
+ Giấy A3, A4 hoặc bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có nhận định ban đầu về hoạt động của đèn pin có cấu tạo gồm nam châm có thể trượt qua lại trong lòng cuộn dây dẫn.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung phần khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh và đặt vấn đề:
Đèn pin lắc (hình 11.1) không cần dùng pin mà chỉ cần lắc để phát ánh sáng. Đèn có cấu tạo gồm một nam châm hình trụ, có thể trượt qua lại trong lòng cuộn dây dẫn. Cuộn dây dẫn được nối với bộ phận lưu trữ năng lượng để cung cấp dòng điện cho đèn LED.
Đèn pin lắc hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, nhớ lại kiến thức để dự đoán đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ, điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng, nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều. - Bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín
a. Mục tiêu:
- HS Tiến hành thí nghiệm để phát hiện ra việc dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kin.
- Sử dụng khái niệm đường sức để nêu được điều kiện để có dòng điện cảm ứng,
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và tiến hành thí nghiệm Hình 11.4 để trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK trang 57 để tìm hiểu về cách dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm dùng nam châm để tạo ra dòng điện
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Thí nghiệm với nam châm vĩnh cửu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận chung hoặc theo nhóm để trả lời CH1 trang 57 SGK: Khi dùng nam châm vĩnh cửu tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín, làm thế nào để nhận biết trong cuộn dây dẫn kín có xuất hiện dòng điện cảm ứng? - GV yêu cầu các nhóm HS nhận thiết bị và tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn trang 57 SGK. - Các nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận về cách dùng nam châm kết hợp với cuộn dây dẫn được nối kín (với 2 đèn LED hoặc điện kể) đề tạo ra dòng điện. Thực hiện thí nghiệm theo các trường hợp dưới đây. Quan sát hai đèn LED ở mỗi trường hợp. + Đặt nam châm vĩnh cửu và cuộn dây dẫn kín có hai đèn LED nằm yên ở gần nhau (hình 11.2). + Di chuyển nam châm vĩnh cửu ra xa rồi lại gần cuộn dây dẫn kín có hai đèn LED. => Từ kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét về việc dùng nam châm vĩnh cửu tạo ra dòng điện. - GV yêu cầu đại diện một nhóm HS báo cáo, hoàn thiện các ý kiến. - GV chốt lại kết luận sau khi làm thí nghiệm, yêu cầu HS trả lời CH2 trang 57 SGK. Ở sơ đồ mạch điện hình 11.3, nếu dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn theo chiều từ A đến B và ngược lại từ B đến A, em hãy cho biết mỗi đèn LED sáng tối như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về nội dung: *Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr57) Mắc cuộn dây với đèn LED tạo thành mạch kín, nếu trong cuộn dây xuất hiện dòng điện thì đèn LED sẽ sáng *Trả lời Thực hành Hình 11.2 (SGK – tr57) Nhận xét: Khi đưa một cực của nam châm vĩnh cửu lại gần hoặc ra xa cuộn dây dẫn kín thì thấy đèn LED phát sáng (cường độ sáng thay đổi khi di chuyển nam châm) tức là trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng. *Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr57) Đèn LED chỉ cho dòng điện đi qua theo 1 chiều nên: - Nếu dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn theo chiều từ A đến B đèn: LED 1 sáng, LED 2 tối. - Nếu dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn theo chiều từ B đến A đèn: LED 1 tối, LED 2 sáng. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV tổng kết về nội dung Thí nghiệm với nam châm vĩnh cửu và chuyển sang nội dung Thí nghiệm với nam châm điện | I. Dùng nam châm tạo ra dòng điện 1. Thí nghiệm với nam châm vĩnh cửu - Thí ngiệm: (H11.2/SGK T57) - Kết quả: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi: + Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây. + Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây. * Nhận xét 1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại. |
Nhiệm vụ 2: Thí nghiệm với nam châm điện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV có thể thực hiện thí nghiệm biểu diễn cho HS quan sát về việc dùng nam châm điện tạo ra dòng điện cảm ứng - GV yêu cầu HS đọc mục I.2 trang 58 SGK để thực hiện các nhiệm vụ sau: + Kể tên các dụng cụ thí nghiệm trong hình 11.4 trang 58 SGK. + Mô tả lại các bước làm thí nghiệm. + Nêu kết quả thu được (trường hợp nào có dòng điện). - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm/ hay tìm hiểu thí nghiệm và trao đổi Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về nội dung: *Trả lời Thí nghiệm Hình 11.4 (SGK – tr58) - Chuẩn bị: Nam châm điện, cuộn dây dẫn có hai đầu nối với điện kế tạo thành mạch điện kín, nguồn điện, các dây nối, khóa K. - Tiến hành thí nghiệm và thảo luận + Đặt nam châm điện trong lòng của cuộn dây dẫn kín. Dùng dây nối nam châm điện với nguồn điện qua khóa K. + Thực hiện thí nghiệm và quan sát kim điện kế theo các trường hợp dưới đây: đóng khóa K, mở khóa K, giữ dòng điện qua nam châm điện ổn định. - Kết quả thu được: + Khi đóng khóa K và mở khóa K ta thấy kim điện kế lệch khỏi vị trí cân bằng 0. + Khi giữ dòng điện qua nam châm điện ổn định thì kim điện kế ở vị trí 0. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV tổng kết về nội dung Thí nghiệm với nam châm điện và chuyển sang nội dung Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng | 1. Thí nghiệm với nam châm điện - Thí ngiệm: (H11.4/SGK T58) - Kết quả: Dòng điện xuất hiện: + Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện. + Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện. * Nhận xét 2: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 VẬT LÍ 9 CÁNH DIỀU
- Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài 8: đoạn mạch nối tiếp
- Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài 9: đoạn mạch song song
- Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài 10: năng lượng của dòng điện và công suất điện
- Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài tập chủ đề 3
- Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài 11: cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều
- Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài 12: tác dụng của dòng điện xoay chiều
- Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài tập chủ đề 4
- Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài 13: sử dụng năng lượng
- Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài 14: năng lượng tái tạo
- Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài tập chủ đề 5
CHỦ ĐỀ 4: ĐIỆN TỪ
BÀI 12: TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
(18 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Thiết bị nào dưới đây hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của nguồn điện?
A. Đèn sợi đốt.
B. Bếp hồng ngoại.
C. Máy giặt.
D. Bàn là.
Câu 2: Thiết bị nào dưới đây hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của nguồn điện?
A. Quạt điện.
B. Đèn LED.
C. Máy sưởi.
D. Chuông điện.
Câu 3:Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì khi chạy qua bếp hồng ngoại?
A. Tác dụng từ.
B. Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng sinh lí.
D. Tác dụng phát sáng.
Câu 4: Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong thiết bị nào sau đây?
A. Đèn huỳnh quang.
B. Máy sưởi.
C. Máy sấy tóc.
D. Rơ-le điện.
Câu 5: Dòng điện xoay chiều chạy qua tim, có thể gây ra chấn động tim, ảnh hưởng tới khả năng bơm máu của tim,…thể hiện tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng sinh lí.
C. Tác dụng phát sáng.
D. Tác dụng từ.
Câu 6: Tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều thường được ứng dụng ở đâu?
A. Trong y học để chữa bệnh hoặc chăm sóc sức khỏe.
B. Trong các thiết bị điện như chuông điện, rơ-le điện,…
C. Trong các thiết bị làm nóng như máy sưởi, máy sấy tóc,…
D. Trong các thiết bị chiếu sáng.
Câu 7: Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây dẫn kín thì cuộn dây hút được các vật bằng sắt, thép,…điều này chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng sinh lí.
C. Tác dụng phát sáng.
D. Tác dụng từ.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Dòng điện xoay chiều có tần số trong khoảng nào được dùng để kích thích và chống teo cơ?
A. 4 – 8 Hz.
B. 40 – 80 Hz.
C. 400 – 800 Hz.
D. 4000 – 8000 Hz.
Câu 2: Dòng điện xoay chiều có tần số trong khoảng nào được dùng trong phục hồi chức năng?
A. Lớn hơn 5 kHz.
B. Lớn hơn 10 kHz.
C. Lớn hơn 20 kHz.
D. Lớn hơn 30 kHz.
Câu 3: Tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều gây ra hao phí năng lượng điện trong dụng cụ nào dưới đây?
A. Quạt điện.
B. Máy sấy tóc.
C. Bếp hồng ngoại.
D. Lò vi sóng.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG
BÀI 13: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
(18 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Trong mỗi giây, Mặt Trời phát ra bao nhiêu năng lượng?
A. 3,8.10-26 J.
B. 3,8.10-19J.
C. 3,8.1026 J.
D. 3,8.1019 J.
Câu 2: Khoảng bao nhiêu phần trăm năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất tạo nên vòng tuần hoàn của nước?
A. 23%.
B. 18%.
C. 50%.
D. 41%.
Câu 3:Hơi nước trong những dòng không khí khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tạo thành gì?
A. Sấm.
B. Mưa.
C. Sét.
D. Gió.
Câu 4: Năng lượng trong vòng tuần hoàn của nước đến từ đâu?
A. Trái Đất.
B. Sông, suối.
C. Mặt Trời.
D. Dòng nước ngầm.
Câu 5: Khi đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch tạo ra
A. cơ năng.
B. hóa năng.
C. điện năng.
D. nhiệt năng.
Câu 6: Xăng, dầu, khí hóa lỏng,…là các nhiên liệu được chế biến từ
A. khí mỏ dầu.
B. khí thiên nhiên.
C. dầu mỏ.
D. than mỏ.
Câu 7: Phần lớn năng lượng trên Trái Đất đến từ đâu?
A. Mặt Trời.
B. Carbon.
C. Đại dương.
D. Khí quyển.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải nguồn năng lượng từ Trái Đất?
A. Năng lượng địa nhiệt.
B. Năng lượng từ thủy triều.
C. Năng lượng từ nhà máy nhiệt điện.
D. Năng lượng từ nhiên liệu hạt nhân.
Câu 2: Đâu không phải là nhiên liệu hóa thạch?
A. Than mỏ.
B. Dầu mỏ.
C. Gỗ.
D. Khí thiên nhiên.
Câu 3: Dạng năng lượng nào được con người sử dụng nhiều nhất hiện nay?
A. Năng lượng hóa thạch.
B. Năng lượng hạt nhân.
C. Năng lượng điện.
D. Năng lượng hóa học.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Thời gian bàn giao
- Khi đặt, nhận luôn giáo án kì 1
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo án
- Giáo án word: 400k
- Giáo án Powerpoint: 500k
- Trọn bộ word + PPT: 800k
=> Chỉ gửi trước 400k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án word kì I
- Giáo án điện tử kì I
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -15 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi cấu trúc mới với ma trận, đáp án...
- PPCT, file word lời giải SGK
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: giáo án kì 2 Vật lí 9 cánh diều, bài giảng kì 2 môn Vật lí 9 cánh diều, tài liệu giảng dạy Vật lí 9 cánh diều