Giáo án kì 2 Địa lí 12 chân trời sáng tạo
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 ĐỊA LÍ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 21: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 22: Thương mại và du lịch
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 23: Thực hành Tìm hiểu hoạt động và sản phẩm dịch vụ tại địa phương
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 25: Thực hành Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế – xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 26: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- ……………
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 32: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 33: Thực hành Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 35: Thực hành Tìm hiểu về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 36: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 37: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 38: Thực hành Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam
- Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 39: Thực hành Tìm hiểu địa lí địa phương
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 27: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN Ở
BẮC TRUNG BỘ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của Bắc Trung Bộ.
Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với việc hình thành và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.
Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.
Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và hạn chế của Bắc Trung Bộ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng thông tin hình 27.1 – 27.2, bảng 27.1 – 27.3, mục Ô cửa tri thức để trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng; trình bày về các thế mạnh và hạn chế của Bắc Trung Bộ.
Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Khai thác thông tin, nội dung kênh chữ trong SGK để phân tích các thế mạnh, hạn chế đối với hình thành và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Bắc Trung Bộ; trình bày được một số đặc điểm nổi bật về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của vùng.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.
Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.
Hình ảnh, bảng số liệu, infographic,… liên quan đến phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của Bắc Trung Bộ.
Phiếu học tập, giấy A1, A3, giấy ghi chú,…
Các bản đồ tự nhiên, kinh tế Bắc Trung Bộ.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.
Atlat Địa lí Việt Nam.
Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở Bắc Trung Bộ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tôi là ai.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các tỉnh/thành phố thuộc Bắc Trung Bộ thông qua thông tin gợi ý.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia nhóm và tổ chức cho HS chơi trò chơi Tôi là ai với các gợi ý về 6 tỉnh của Bắc Trung Bộ.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ Các nhóm ghi đáp án vào bảng và đưa lên sau hiệu lệnh của GV.
+ Thời gian trả lời cho mỗi gợi ý là 10 giây.
+ HS trả lời chậm hoặc trả lời sai sẽ không có điểm.
+ Mỗi đáp án đúng, nhóm được cộng 5 điểm.
- GV trình chiếu thông tin gợi ý:
Thông tin gợi ý |
1. Tôi hẹp thôi nhưng có vùng đầm phá lớn nhất Việt Nam và di sản văn hoá thế giới được UNESCO ghi danh. |
2. Tôi có diện tích lớn nhất cả nước, nổi tiếng là quê hương Bác Hồ. |
3. Tôi có một bãi biển đẹp, kinh thành cổ, là quê hương của Lê Lợi. Đến nhà tôi, tôi mời ăn bánh gai. |
4. Tôi thì nhỏ hẹp, có một huyện đảo, di tích quốc gia đặc biệt gắn với sự kiện hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) được kí kết. |
5. Tôi nổi tiếng với những hang động. |
6. Tôi có một địa danh nổi tiếng được nhắc đến trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và tôi là quê hương của 10 nữ thanh niên xung phong. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát thông tin gợi ý và đoán các tỉnh/thành phố tương ứng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS đưa bảng kết quả.
- GV ghi nhanh điểm số các nhóm đạt được.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
1. Thừa Thiên Huế
2. Nghệ An
3. Thanh Hoá
4. Quảng Trị
5. Quảng Bình
6. Hà Tĩnh
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Theo nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nước ta quy hoạch thành 6 vùng kinh tế - xã hội gồm: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, Bắc Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Với đặc trưng địa hình có sự phân hoá rõ nét từ núi - đồi ở phía tây đến đồng bằng – biển - đảo ở phía đông, Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; từ đó tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian. Vậy, Bắc Trung Bộ có những thế mạnh, hạn chế như thế nào và những đặc điểm nổi bật gì về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở Bắc Trung Bộ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát về vùng Bắc Trung Bộ.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng Bắc Trung Bộ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.113 và trả lời câu hỏi:
+ Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ.
+ Một số đặc điểm nổi bật về dân số của vùng.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái quát vùng Bắc Trung Bộ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác, thông tin mục I SGK tr.113 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định đặc điểm về vị trí địa lí và dân số của vùng Bắc Trung Bộ. - GV cung cấp cho HS hình ảnh về một số dân tộc sinh sống ở Bắc Trung Bộ: Dân tộc Thái Dân tộc Mường Dân tộc Bru Vân Kiều Dân tộc Kinh Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, luyện tập - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm vị trí địa lí, dân số của vùng Bắc Trung Bộ. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm vị trí địa lí, dân số của vùng Bắc Trung Bộ. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Khái quát 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Bao gồm 6 tỉnh với diện tích 51,2 nghìn km2. - Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ (bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung) và nước láng giếng Lào, phía đông có vùng biển rộng lớn với nhiều hải đảo. 2. Dân số - Số dân chiếm khoảng 9,6% tổng số dân cả nước, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 0,96% (năm 2021). - Phân bố dân cư có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và vùng đồng bằng ven biển phía đông, tỉ lệ dân thành thị chiếm hơn 40% tổng số dân (năm 2021). - Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc: Kinh, Chăm, Cơ – tu, Hrê.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu thế mạnh và hạn chế đối với việc hình thành và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Bắc Trung Bộ.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với việc hình thành và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Bắc Trung Bộ.
- Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và hạn chế của Bắc Trung Bộ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác Hình 27.1, thông tin mục II SGK tr.114 – tr.115, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi: Khai thác thế mạnh ở Bắc Trung Bộ.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về khai thác thế mạnh ở Bắc Trung Bộ
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác Hình 27.1, thông tin mục II SGK tr.113 – tr.114, hoàn thành Phiếu học tập số 1: Khai thác thế mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ + Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu về thế mạnh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. + Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu về thế mạnh kinh tế - xã hội.
- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về thế mạnh và hạn chế của vùng Bắc Trung Bộ (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả Phiếu học tập số 1. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khai thác thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. 1. Thế mạnh, hạn chế đối với hình thành và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (Phiếu học tập số 1 được đính kèm phía dưới Hoạt động 2)
| |||||||||
Sông Gianh Sông Hương
Khu nước khoáng Sơn Kim Vườn quốc gia Bến Én
Bãi biển Sầm Sơn Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 28: PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của Duyên hải Nam Trung Bộ.
Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển.
Trình bày được việc phát triển các ngành kinh tế biển và nêu được hướng phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.
Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng thông tin hình 28.1 – 28.2, bảng 28.1 – 28.2, mục Ô cửa tri thức để trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng; trình bày về các thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.
Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Khai thác thông tin, nội dung kênh chữ trong SGK để phân tích các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế biển; trình bày được việc phát triển các ngành kinh tế biển và nêu được hướng phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.
Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.
Hình ảnh, bảng số liệu, infographic,… về phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Phiếu học tập, giấy A1, A3, giấy ghi chú,…
Các bản đồ tự nhiên, kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.
Atlat Địa lí Việt Nam.
Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tôi là ai.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các tỉnh/thành phố thuộc Bắc Trung Bộ thông qua thông tin gợi ý.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thực hiện kĩ thuật “KWH”, kẻ bảng vào vở và hoàn thành nội dung tương ứng:
- GV phổ biến cách thực hiện chơi cho HS:
K (Những điều đã biết) | W (Những điều muốn biết) | L (Những điều đã học được sau bài học) |
|
|
|
+ Ghi 5 điều đã biết về Duyên hải Nam Trung Bộ vào cột K.
+ Đặt 3 câu hỏi về Duyên hải Nam Trung Bộ vào cột W.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân trong thời gian 3 phút.
- GV quan sát, hỗ trợ (nếu có).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi một số HS chia sẻ kết quả.
- GV ghi lại thông tin vào cột K và W trên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng với những bãi biển đẹp; giao thông vận tải biển thuận lợi với nhiều cảng biển; nguồn khoáng sản phong phú; diện tích mặt nước lớn với nhiều bãi tôm, bãi cá, các ngư trường lớn.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Theo nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nước ta quy hoạch thành 6 vùng kinh tế - xã hội gồm: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, Bắc Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Với đặc trưng địa hình có sự phân hoá rõ nét từ núi - đồi ở phía tây đến đồng bằng – biển - đảo ở phía đông, Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; từ đó tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian. Vậy, Bắc Trung Bộ có những thế mạnh, hạn chế như thế nào và những đặc điểm nổi bật gì về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.119 và trả lời câu hỏi:
+ Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Một số đặc điểm nổi bật về dân số của vùng.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái quát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác, thông tin mục I SGK tr.119 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định đặc điểm về vị trí địa lí và dân số của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - GV cung cấp cho HS hình ảnh về một số dân tộc sinh sống ở Duyên hải Nam trung Bộ: Người Chăm Người Cơ – tu Dân tộc Hrê Người Cơ - ho - GV tổ chức cho HS xem video về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:https://www.youtube.com/watch?v=yir_upDP31U Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, luyện tập - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm vị trí địa lí, dân số của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm vị trí địa lí, dân số của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Khái quát 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Vị trí địa lí: Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp với nước láng giềng Lào giáp Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. + Phía đông có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng an ninh. + Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và một số quốc gia Đông Nam Á tạo thuận lợi phát triển kinh tế theo hướng mở và đẩy mạnh hoạt động giao thương kinh tế với các quốc gia, vùng kinh tế khác. - Phạm vi lãnh thổ: gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. 2. Dân số - Quy mô dân số vùng là gần 9,4 triệu người (năm 2021), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,96%. - Tỉ lệ dân thành thị chiếm hơn 40% tổng số dân. - Phân bố: dân cư tập trung ở vùng đồng bằng ven biển (phía đông) hơn vùng đồi núi (phía tây). - Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều dân tộc cùng chung sống: Kinh, Chăm, Cơ – tu, Hrê……
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành kinh tế biển.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển.
- Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh của Duyên hải Nam Trung Bộ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác thông tin mục II.1 SGK tr.121 – tr.122, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi: Khai thác thế mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về khai thác thế mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác thông tin mục II SGK tr.121 – tr.122, hoàn thành Phiếu học tập số 1: Khai thác thế mạnh ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. + Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu về thế mạnh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. + Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu về thế mạnh kinh tế - xã hội.
- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về thế mạnh và hạn chế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả Phiếu học tập số 1. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khai thác thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Phát triển các ngành kinh tế biển 1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế biển (Phiếu học tập số 1 được đính kèm phía dưới Hoạt động 2)
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 ĐỊA LÍ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ
- Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 21: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
- Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 22: Thương mại và du lịch
- Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 26: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
- Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
- Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
- Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 32: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ
- Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 36: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
- Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 37: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
BÀI 34: SỬ DỤNG HỢP LÝ TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(29 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vùng nào dưới đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 2: Đồng bằng sông Cửu Long gồm bao nhiêu tỉnh?
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13
Câu 3: Năm 2021, diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bao nhiêu nghìn km2?
A. 40,6
B. 40,7
C. 40,8
D. 40,9
Câu 4: Năm 2021, mật độ dân số Đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu người/ km2?
A. 426
B. 427
C. 428
D. 429
Câu 5: Năm 2021, số dân trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt bao nhiêu triệu người?
A. 17,4
B. 17,5
C. 17,6
D. 17,7
Câu 6: Năm 2021, tỉ lệ gia tăng dân số của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. 0,54%
B. 0,55%
C. 0,56%
D. 0,57%
Câu 7: Đâu là thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Vùng có đất phù sa màu mỡ.
B. Khí hậu đang bị biến đổi.
C. Vùng thiếu nước ngọt vào mùa khô.
D. Vùng có than đá trữ lượng lớn.
Câu 8: Đâu là hạn chế trong việc phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Thiếu nước ngọt vào mùa khô.
B. Khí hậu giúp nông nghiệp phát triển.
C. Vùng có đất đai màu mỡ.
D. Sinh vật phong phú đa dạng.
Câu 9: Sản xuất lương thực và thực phẩm có vai trò
A. Hạn chế các ngành kinh tế khác.
B. Đảm bảo an ninh lương thực.
C. Sử dụng ít người lao động.
D. Chuyển dịch năng suất lao động.
Câu 10: Đâu là hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Lai tạo giống phù hợp với điều kiện tự nhiên.
B. Ngưng sử dụng đất bị ô nhiễm, thoái hóa.
C. Hạn chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. Khai thác rừng triệt để.
……………
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò sản xuất lương thực và thực phẩm Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đảm bảo an ninh lương thực.
B. Khai thác thế mạnh về tự nhiên.
C. Cung cấp nguyên liệu cho dịch vụ.
D. Giải quyết vấn đề việc làm.
Câu 2: Đâu không phải là thế mạnh về tự nhiên giúp phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Địa hình và đất.
B. Khí hậu.
C. Khoáng sản.
D. Nguồn nước.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
BÀI 36: PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
(28 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây là đặc điểm chung của vùng kinh tế trọng điểm?
A. Bao gồm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố.
B. Hội tụ những điều kiện chưa thuận lợi.
C. Phát triển với nhịp độ tăng trưởng ổn định.
D. Là địa bàn còn hạn chế thu hút đầu tư.
Câu 2: Vùng kinh tế trọng điểm của nước ta gồm mấy vùng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm
A. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
B. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
C. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
D. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
Câu 4: Ý nào dưới đây là thực trạng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
A. Phát triển trung tâm du lịch biển.
B. Phát triển các ngành công nghiệp.
C. Giảm số lượng lao động.
D. Thu hút vốn nước ngoài.
Câu 5: Năm 2021, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có diện tích bao nhiêu nghìn km2?
A. 15
B. 16
C. 17
D. 18
Câu 6: Ý nào dưới đây là nguồn lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
A. Điều kiện tự nhiên còn hạn chế sự phát triển.
B. Nguồn lao động còn thiếu, chưa có kinh nghiệm.
C. khoáng sản còn hạn chế về trữ lượng.
D. Địa hình, khí hậu giúp đa dạng cơ cấu cây trồng.
Câu 7: Ý nào dưới đây là định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Phát triển nông nghiệp mạnh.
B. Phát triển những ngành cũ.
C. Phát triển du lịch biển.
D. Thu hút vốn trong nước.
Câu 8: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm
A. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
B. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Trị.
C. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi.
D. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị.
Câu 9: Năm 2021, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có diện tích bao nhiêu nghìn km2?
A. 25
B. 26
C. 27
D. 28
Câu 10: Ý nào dưới đây là nguồn lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Vị trí chiến lược trong giao lưu kinh tế.
B. Nguồn lao động còn thiếu, chưa có kinh nghiệm.
C. khoáng sản còn hạn chế về trữ lượng.
D. Điều kiện tự nhiên còn hạn chế sự phát triển.
……………
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với thực trạng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Vùng sản xuất gạo đứng thứ hai cả nước.
B. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất cơ cấu ngành.
C. Trồng cây ăn quả là thế mạnh nổi bật của vùng.
D. Công nghiệp chế biến chiếm vai trò chủ đạo trong công nghiệp.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc thực trạng phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Xây dựng vùng thành trung tâm đa ngành.
B. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
C. Thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao.
D. Phát triển nông nghiệp là chủ yếu.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Địa lí 12 chân trời sáng tạo, bài giảng kì 2 môn Địa lí 12 chân trời sáng tạo, tài liệu giảng dạy Địa lí 12 chân trời sáng tạo