Kênh giáo viên » Tin học 12 » Giáo án ppt kì 2 Tin học 12 Khoa học máy tính Kết nối tri thức

Giáo án ppt kì 2 Tin học 12 Khoa học máy tính Kết nối tri thức

Đầy đủ giáo án PPT, điện tử, bài giảng kì 2, giáo án cả năm Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính Kết nối tri thức. Bộ giáo án hoàn thiện, sinh động, hấp dẫn, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, tự luận, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Bài giảng được gửi ngay và luôn. Có thể xem tham khảo bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. SLIDE ĐIỆN TỬ KÌ 2 TIN HỌC 12 (ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH) KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG 

4 nhóm học tập 

Trên một trang web thường có rất nhiều phần tử cùng loại (cùng tên thẻ). Ví dụ thẻ p sẽ tương ứng với rất nhiều phần tử của trang web. Một định dạng với bộ chọn p sẽ áp dụng cho tất cả các thẻ p. Nếu muốn phân biệt các thẻ p với nhau và muốn tạo ra các CSS để phân biệt các thẻ p thì có thể thực hiện được không? 

Gợi ý trả lời 

Có thể tạo ra các CSS để phân biệt các phần tử HTML cùng loại bằng cách thiết lập các định dạng kiểu lớp.

BÀI 16: ĐỊNH DẠNG KHUNG

NỘI DUNG BÀI HỌC 

Tìm hiểu và phân biệt khái niệm kiểu phần tử khối và phần tử nội tuyến

Thiết lập định dạng khung bằng CSS

Tìm hiểu một số cách thiết lập các bộ chọn đặc biệt khác

1 TÌM HIỂU VÀ PHÂN BIỆT PHẦN KHỐI VÀ PHẦN TỬ NỘI TUYẾN

          Quan sát cách tô màu nền của hai phần tử trên trang web trong Hình 16.1, em có nhận xét gì? 

BÀI 27: MÁY TÍNH VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Hình 16.1. Nội dung trang web

Màu nền của dòng chữ “Thư Bác Hồ gửi học sinh” được tô màu từ đầu dòng và kéo dài suốt chiều rộng của trang web.

Phần nền màu da cam chỉ được áp dụng cho cụm từ “Việt Nam”.

  • Các thẻ (hay phần tử) HTML được chia làm hai loại: 
    • Khối (block level) 

Các phần tử khối thường bắt đầu từ đầu hàng và kéo dài suốt chiều rộng của trang web. 

Ví dụ: Dòng chữ “Thư Bác Hồ gửi học sinh” trong Hình 16.1 được thể hiện ở dạng khối.

  • Nội tuyến (inline level) 

Các phần tử nội tuyến là các phần tử nhúng bên trong một phần tử khác. 

Ví dụ: Cụm từ “Việt Nam” là một phần tử nội tuyến, được nhúng trong phần tử p. 

  • Mặc định các phần tử HTML sẽ thuộc một trong hai loại khối hoặc nội tuyến.
Phần tử loại khốiPhần tử loại nội tuyến
h1 – h6, p, div, address, nav, article, section, aside, form , header, footer, table, hr, ol, ul, li, canvasb, span, a, img, em, strong, sub, sup, var, samp, cite, dfn, kbd, pre, code, q, I, u, del, ins, mark, br, label, textarea, input, script
  • Cách thay đổi loại phần tử HTML bằng CSS:

Ví dụ: CSS sau sẽ đổi loại phần tử span từ dạng mặc định là inline sang block:

BÀI 27: MÁY TÍNH VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Kết quả áp dụng mẫu CSS trên:

BÀI 27: MÁY TÍNH VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Hình 16.2. Minh hoạ chuyển đổi phần tử nội tuyến sang khối

BÀI 27: MÁY TÍNH VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU Có thể thay đổi loại phần tử HTML bằng thuộc tính display. Các giá trị của thuộc tính này bao gồm block, inline, none. Giá trị none sẽ làm ẩn (không hiển thị) phần tử này trên trang web. 

Hoạt động củng cố kiến thức tr.90 SGK 

Câu 1. Chiều rộng của các phần tử nội tuyến phụ thuộc vào những yếu tố nào? Có phụ thuộc vào chiều rộng của cửa sổ trình duyệt không?

Câu 2. Khẳng định “Chiều rộng của các phần tử khối chỉ phụ thuộc vào kích thước của cửa sổ trình duyệt” là đúng hay sai?

Câu 1. Chiều rộng của các phần tử nội tuyến chỉ phụ thuộc vào độ rộng của phần văn bản của các phần tử này mà không phụ thuộc vào chiều rộng của cửa sổ trình duyệt.

Câu 2. Đúng. 

HỘP KIẾN THỨC

  • Các phần tử HTML đều thuộc một trong hai loại khối (block) hoặc nội tuyến (inline). 
  • Có thể dùng thuộc tính display để thay đổi loại phần tử. 

2 THIẾT LẬP ĐỊNH DẠNG KHUNG BẰNG CSS

------------------------- Còn tiếp -------------------------

 

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Xem video về máy chủ (server), sau đó nêu câu hỏi Khởi động SGK trang 118 cho các nhóm thảo luận: 

Các em đã biết một số loại thiết bị mạng như hub, switch, router, access point, modem, cáp mạng và chức năng của chúng. Tuy nhiên, để thiết kế mạng thì ta cần quan tâm đến những yếu tố khác nữa.

Mặt khác, các em đã từng nghe nói tới server trong mạng máy tính như web server, database server, mail server, file server, print server,… Mối quan hệ giữa server và mạng như thế nào?

XEM VIDEO:

BÀI 27: MÁY TÍNH VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Gợi ý trả lời

Server trong mạng máy tính đóng vai trò quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với mạng.

  • Web Server:
    • Là máy tính lớn được kết nối với mạng máy tính mở rộng.
    • Chứa toàn bộ dữ liệu của các trang web, như HTML, CSS, JavaScript.
    • Cung cấp nội dung web cho người dùng thông qua giao thức HTTP.
    • Đảm bảo hoạt động liên tục để cung cấp dữ liệu cho mạng lưới máy tính của nó.
  • Database Server:
    • Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu.
    • Cho phép các ứng dụng truy xuất và thao tác với dữ liệu.
    • Đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của dữ liệu.
  • Mail Server:
    • Quản lý và phân phối thư điện tử.
    • Xử lý gửi, nhận và lưu trữ thư.
    • Đảm bảo thư điện tử được gửi đến đúng địa chỉ.
  • File Server:
    • Lưu trữ và quản lý các tập tin và thư mục.
    • Cho phép người dùng truy cập và chia sẻ tập tin.
    • Đảm bảo an toàn và quản lý quyền truy cập.
  • Print Server:
    • Quản lý các máy in trong mạng.
    • Cho phép người dùng gửi tài liệu đến máy in để in ấn.

CHỦ ĐỀ 6: 

MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

BÀI 22: 

TÌM HIỂU THIẾT BỊ MẠNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

1: Server là gì?

2: Cần tính đến yếu tố nào của thiết bị khi thiết kế mạng máy tính?

01. SERVER LÀ GÌ?

Làm việc theo nhóm 2 – 3 HS, thực hiện Hoạt động 1 Server là gì? SGK tr.118:

Chọn phương án đúng.

A. Là một máy tính mạnh.

B. Là một phần mềm cung cấp một dịch vụ nào đó.

C. Là một hệ thống gồm phần cứng và phần mềm cung cấp một dịch vụ nào đó trên mạng máy tính.

D. Là mạng máy tính để cung cấp dịch vụ.

Quan sát Hình 22.1 và đưa ra câu hỏi định hướng cho các nhóm thảo luận:

  • Vậy theo em, server là gì?
  • Các máy chủ và máy khách phải được kết nối với nhau như thế nào?
  • Có bắt buộc phải có máy chủ trong một mạng không?
  • Máy tính được đặt làm server cần đáp ứng những tiêu chí nào?
  • Các máy chủ như file server, database server, web server có được coi như một thành phần của mạng không? Vì sao?
  • Vậy những server như thế nào mới được coi là một thành phần của mạng? Nêu ví dụ.

 

  • Thuật ngữ server có nguồn gốc từ “serve” nghĩa là phục vụ. Server có nghĩa là chủ thể cung cấp dịch vụ. 

BÀI 27: MÁY TÍNH VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU Máy tính làm server thường được gọi là “máy chủ”. Máy tính yêu cầu và được cung cấp dịch vụ từ máy chủ được gọi là “máy khách” (client).

Ví dụ: 

  • File Server là máy chủ cung cấp dịch vụ lưu trữ tệp.

BÀI 27: MÁY TÍNH VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

  • Database Server là máy chủ quản trị cơ sở dữ liệu, cho phép các máy khách yêu cầu truy vấn dữ liệu trên đó.

BÀI 27: MÁY TÍNH VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

  • Web Server là hệ thống máy tính chạy phần mềm dịch vụ web, cung cấp các nội dung của website theo yêu cầu từ máy khách, máy khách nhận và hiển thị trang web đó.

BÀI 27: MÁY TÍNH VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

BÀI 27: MÁY TÍNH VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Hình 22.1. Server trong mạng máy tính

BÀI 27: MÁY TÍNH VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU Khái niệm: Server là một hệ thống phần mềm và phần cứng cung cấp các dịch vụ cho nhiều người dùng từ các máy tính khác gọi là máy khách. 

  • Các máy khách và máy chủ phải được kết nối với nhau qua mạng. 
  • Trong một mạng có thể không có máy chủ nhưng máy chủ thường nằm trong một mạng. 

------------------------- Còn tiếp -------------------------

 

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN KÌ 2 TIN HỌC 12 (ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH) KẾT NỐI TRI THỨC

 

BÀI 24: SƠ BỘ VỀ THIẾT KẾ MẠNG

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Mục đích của bước khảo sát và phân tích trong quy trình thiết kế mạng là gì?

Trả lời: 

Mục đích của bước khảo sát và phân tích là đánh giá hiện trạng, nhu cầu và đặc điểm triển khai mạng.

Câu 2: Mô hình mạng nào không có máy chủ điều khiển và yêu cầu người dùng tạo tài khoản riêng trên mỗi máy tính?

Trả lời: 

Mô hình làm việc nhóm (Workgroup) không có máy chủ điều khiển và yêu cầu người dùng tạo tài khoản riêng trên mỗi máy tính.

Câu 3: Cấu trúc kết nối mạng nào được sử dụng phổ biến trong các mạng cục bộ hiện nay?

Trả lời:

Cấu trúc hình sao (Star Topology) được sử dụng phổ biến trong các mạng cục bộ hiện nay.

Câu 4: Hệ điều hành mạng nào được sử dụng phổ biến trong các trường học hiện nay?

Trả lời:

Hệ điều hành mạng Windows được sử dụng phổ biến trong các trường học hiện nay.

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1:Tại sao việc thiết kế mạng phải dựa vào yếu tố kinh phí đầu tư?

Trả lời: 

Kinh phí đầu tư ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào thiết bị và công nghệ, từ đó quyết định thiết kế mạng và các giải pháp có thể áp dụng dựa trên khả năng tài chính.

Câu 2:Mô hình miền (Domain) có những ưu điểm gì so với mô hình làm việc nhóm (Workgroup)?

Trả lời:

Mô hình miền có quản lý tài nguyên và người dùng tập trung, người dùng có thể truy cập từ bất kỳ máy tính nào với tài khoản chung, trong khi mô hình làm việc nhóm yêu cầu người dùng phải tạo tài khoản và đăng nhập riêng trên mỗi máy tính.

Câu 3: Cấu trúc phân cấp trong thiết kế mạng có ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

Cấu trúc phân cấp kết hợp nhiều cấu trúc hình sao, phù hợp với mạng lớn như mạng trường học, nơi các khu vực được kết nối theo hình sao và các khu vực này lại được kết nối với nhau.

Câu 4: Mục đích của việc phân đoạn mạng là gì?

Trả lời:

Mục đích của phân đoạn mạng là giảm xung đột tín hiệu, tăng hiệu quả truyền dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, khắc phục sự cố, và kết nối Wi-Fi.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Khi thiết kế mạng cho một trường học có các tòa nhà A, B và C, bạn sẽ chọn mô hình kết nối nào và tại sao?

Trả lời:

Tôi sẽ chọn mô hình cấu trúc phân cấp, với các khu vực trong từng tòa nhà sử dụng cấu trúc hình sao và các tòa nhà được kết nối với nhau. Mô hình này phù hợp với mạng trường học lớn và dễ mở rộng.

Câu 2: Nếu yêu cầu kết nối các máy tính trong phòng thực hành và cung cấp Wi-Fi cho các thiết bị di động, bạn sẽ thiết kế hệ thống mạng như thế nào?

Trả lời:

Tôi sẽ sử dụng cấu trúc hình sao để kết nối các máy tính trong phòng thực hành với một switch trung tâm, sau đó kết nối router Wi-Fi để cung cấp kết nối không dây cho các thiết bị di động như máy tính xách tay và điện thoại.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

 

BÀI 27: MÁY TÍNH VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Quy trình khoa học dữ liệu bao gồm những bước cơ bản nào?

Trả lời: 

Quy trình khoa học dữ liệu bao gồm: Thu thập và tiền xử lý dữ liệu, khám phá tri thức, phân tích, đánh giá, triển khai và báo cáo kết quả.

Câu 2: Máy tính đóng vai trò gì trong việc lưu trữ dữ liệu?

Trả lời: 

Máy tính cung cấp công cụ để xử lý, lưu trữ và quản lý dữ liệu lớn và phức tạp.

Câu 3: Dự án Hệ gene người (HGP) tạo ra bao nhiêu dữ liệu thô?

Trả lời:

Dự án HGP tạo ra hàng trăm gigabyte dữ liệu thô.

Câu 4: Kỹ thuật nào được sử dụng để tăng tốc phân tích dữ liệu lớn?

Trả lời:

Kỹ thuật tính toán song song được sử dụng để tăng tốc phân tích dữ liệu lớn.

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1:Tại sao máy tính lại là công cụ không thể thiếu trong quy trình khoa học dữ liệu?

Trả lời: 

Máy tính cung cấp sức mạnh tính toán, khả năng lưu trữ, và tự động hóa, giúp xử lý, phân tích và khám phá tri thức từ dữ liệu, hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ mà con người không thể làm thủ công.

Câu 2:Tại sao cần sử dụng thuật toán hiệu quả trong việc xử lý dữ liệu lớn?

Trả lời:

Thuật toán hiệu quả giúp xử lý dữ liệu lớn nhanh chóng, giảm lỗi, đảm bảo tính chính xác, và phân tích dữ liệu phức tạp một cách nhất quán.

Câu 3: Vai trò của máy tính trong phân tích dữ liệu di truyền là gì?

Trả lời:

Máy tính phân tích dữ liệu nhanh chóng, giảm nguy cơ sai sót, tích hợp dữ liệu từ nhiều nhóm nghiên cứu, và hỗ trợ giải thích thông tin di truyền.

Câu 4: Lợi ích của việc trực quan hóa dữ liệu trong khoa học dữ liệu là gì?

Trả lời:

Trực quan hóa dữ liệu tạo các biểu đồ, đồ thị dễ hiểu, giúp trình bày phát hiện, hỗ trợ phân tích và đưa ra quyết định chính xác hơn.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Làm thế nào để máy tính hỗ trợ tự động hóa các tác vụ lặp lại trong khoa học dữ liệu?

Trả lời:

Máy tính sử dụng thuật toán và phần mềm tự động hóa để thực hiện các nhiệm vụ lặp lại, giảm thời gian và lỗi, đồng thời tăng hiệu suất trong quá trình phân tích dữ liệu.

Câu 2: Nếu không sử dụng máy tính và thuật toán, Dự án Hệ gene người sẽ gặp những khó khăn gì?

Trả lời:

Nếu không sử dụng máy tính và thuật toán, dự án sẽ mất nhiều thời gian hơn, dễ xảy ra sai sót, khó tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn và không thể xử lý lượng dữ liệu lớn một cách hiệu quả.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

 

Giáo án ppt kì 2 Tin học 12 Khoa học máy tính Kết nối tri thức
Giáo án ppt kì 2 Tin học 12 Khoa học máy tính Kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án điện tử kì 2 Tin học 12 Khoa học máy tính Kết nối, giáo án Khoa học máy tính 12 Kết nối, ppt Tin học 12 Khoa học máy tính Kết nối tri thức

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay