Đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Lịch sử 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

`SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Thắng lợi quân sự nào trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp? 

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 

B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16. 

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. 

D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

Câu 2. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Tháng 10 đến tháng 12 - 1947.                   B. Tháng 3 đến tháng 4 - 1947.

C. Tháng 10 đến tháng 12 - 1950.                   D. Tháng 9 đến tháng 10 - 1950.

Câu 3. Vị trí nào được Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

A. Cao Bằng.                                                 B. Thất Khê.

C. Đông Khê.                                                 D. Na Sầm.

Câu 4. Chính phủ nước Việt Nam kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp ước Sơ bộ (6-3-1946) nhằm mục đích gì?

A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù.

B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử.

D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

A. Làm tiêu hao một phần sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố.

B. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

C. Chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.

D. Buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài.

Câu 6.Vì sao Đại hội đại biểu lần II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

A. Đưa Đảng ta tiếp tục hoạt động cách mạng.

B. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.

C. Đảng ta đã hoạt động công khai.

D. Đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 7. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí 

A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. 

B. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp. 

C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. 

D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.

Câu 8. Các chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu - đông 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?

A. Kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội với nổi dậy của quần chúng.

B. Làm thất bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

C. Làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

D. Có sự ủng hộ về vật chất, tinh thần của các nước Xã hội chủ nghĩa.

Câu 9. “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào do Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?

A. Chiến tranh đặc biệt.

B. Chiến tranh cục bộ.

C. Việt Nam hóa chiến tranh.

D. Đông Dương hóa chiến tranh.

Câu 10. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mỹ?

A. Trận Vạn Tường (18-8-1965).

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972).

C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).

D. Tổng tiến công tết Mậu Thân (1968).

Câu 11. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” bằng thắng lợi nào?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

C. Mỹ kí Hiệp định Pari năm 1973.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.

Câu 12. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) là

A. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

B. Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc Đông Dương. 

C. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. 

D. Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 13. Ý nào dưới đây không phải bối cảnh lịch sử thế giới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?

A. Trung Quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, đẩy mạnh thực hiện chiến lược toàn cầu.

B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh.

C. Chiến tranh lạnh lôi kéo các nước vào cuộc chạy đua vũ trang.

D. Đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Câu 14. Ý nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của miền Bắc giai đoạn 1954-1960?

A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

B. Đòi quyền tự do dân chủ, phát triển lực lượng cách mạng.

C. Nhà nước quản lí 97 nhà máy, xí nghiệp lớn.

D. Trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước.

Câu 15. “Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào? 

A. Phá ấp chiến lược.

B. Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên.

C. Cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo càn quét.

D. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.

Câu 16. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, là phương châm tác chiến của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch nào? 

A. Chiến dịch Tây Nguyên.

B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 17. Hàng chục vạn quân Trung Quốc tấn công dọc biên giới phía Bắc Việt Nam vào thời gian nào?

A. Sáng ngày 17-2-1979.                                B. Trưa ngày 17-2-1979.

C. Chiều ngày 17-2-1979.                              D. Tối ngày 17-2-1979.

Câu 18. Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào thời gian nào?

A. Năm 1992.                                                B. Năm 1993.

C. Năm 1994.                                                 D. Năm 1995.

Câu 19. Huyện Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Đà Nẵng.                                                   B. Quảng Bình.

C. Quảng Nam.                                              D. Khánh Hòa

Câu 20.Đâu không phải là bối cảnh quốc tế của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 04-1975 đến nay?

A. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế kiệt quệ.

B. Thế giới chia thành hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.

C. Mỹ can thiệp vào nội bộ các nước, gây ra nhiều cuộc chiến tranh khu vực.

D. Trung Quốc đẩy mạnh ý đồ bành trướng, xâm lược Việt Nam.

Câu 21. Nội dung nào không phải là bối cảnh lịch sử tác động đến Việt Nam?

A. Đất nước lại bị Mỹ bao vây, cấm vận.

B. Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc – Cam-pu-chia xuất hiện một số vấn đề phức tạp.

C. Hai miền Nam – Bắc chưa được thống nhất.

D. Hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn nặng nề.

Câu 22. Đâu không phải hành động của Việt Nam đối với các tranh chấp biển, đảo ở Việt Nam?

A. Đưa công hàm phản đối Trung Quốc về đường chín đoạn ở Biển Đông.

B. Phản đối xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

C. Không tuân thủ các quy định quốc tế và các quyết định của tòa án quốc tế liên quan đến việc giải quyết tranh chấp biển, đảo.

D. Ngăn chặn các hành vi lợi dụng ấn phẩm văn hóa xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Câu 23. Quân Pôn Pốt đã sát hại bao nhiêu người dân Ba Chúc trong vòng 12 ngày đêm?

A. 3 000 người.                                              B. 2 679 người.

C. 2 500 người.                                              D. 3 100 người.

Câu 24. Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là 

A. Việt Nam.                                                  B. Lào.

C. Cam-pu-chia.                                             D. Thái Lan.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Chiều ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước sự chứng kiến của hàng vạn người dân thủ đô và vùng lân cận, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, là thành quả to lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

a) Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. 

b) Bản Tuyên ngôn Độc lập do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc (2/9/1945) đã đánh dấu sự ra đời của nhà nước do dân, vì dân đầu tiên ở Việt Nam. 

c) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 

d) Sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945) diễn ra tại thủ đô Hà Nội (Việt Nam). 

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tại Hà Nội, ngày 18 – 8, cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố chính. Ngày 19 – 8,  hàng vạn người dân nội, ngoại thành xuống đường biểu dương lực lượng trên quy mô lớn. Lực lượng cách mạng lần lượt chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát, Sở Bưu điện,  Trại Bảo an binh,... Tối ngày 19 – 8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi hoàn toàn.

a) Đoạn tư liệu phản ánh quần chúng nhân dân Việt Nam giành chính quyền ở Hà Nội trong Cách mạng tháng Tám (1945). 

b) Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội (19/8/1945) tiến hành bởi lực lượng chính trị hùng hậu. 

c) Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội (19/8/1945) diễn ra sau khi Nhật Bản đã đầu hàng Đồng minh. 

d) Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội (19/8/1945) được tiến hành bởi lực lượng vũ trang ba thứ quân của Việt Nam. 

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Năm 1965, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi ở Núi Thành, Vạn Tường. Chiến thắng Vạn Tường cho thấy khả năng quân Giải phóng miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

Bước vào mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, Quân Giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc hành quân “bình định” của Mỹ và đồng minh.

Xuân năm 1968, quân và dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, chấp nhận đến bàn đàm phán Pa-ri

a) Chiến thắng vạn Tường và Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1968 là những thắng lợi quân sự dẫn tới chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ phá sản

b) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đã mở ra khả năng kết thúc chiến tranh bằng giải pháp ngoại giao.

c) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam kết thúc thắng lợi.

d) Chiến thắng Núi Thành (1965) và chiến thắng Vạn Tường (1965) là những chiến thắng quan trọng của quân dân miền Nam trên mặt trận chính trị.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây:

      “Trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 1979, các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn. Tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400 nghìn gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50 % trong tổng số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống”.

a. Quân đội Trung Quốc đã phá hủy tàn bộ công trình kinh tế, văn hóa ở miền Bắc Việt Nam.

b. Quân đội Trung Quốc đã gây ra tình trạng hỗn loạn quy mô lớn trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam.

c. Nhiều đô thị ở các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam gần như bị hủy diệt hoàn toàn trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

d. Quân đội Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  – CÁNH DIỀU

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

5

2

2

2

2

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

3

4

4

5

4

1

Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học

1

2

1

0

2

0

TỔNG

9

8

7

7

8

1

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

24

16

24

16

Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

5

C1, C2. C3

C1a, C1b

Thông hiểu

Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

1

C4, C5, C6

C1c, C2a, c2b, C2c

Vận dụng

Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

2

2

C7, C8

C1d, C2d

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

4

C9, C10. C11

Thông hiểu

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

C12, C13, C14

C3a, C3b, C3c, C3d

Vận dụng

Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

2

C15, C16

Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay

Nhận biết

Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử,  diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

2

C17, C18, C19

Thông hiểu

Phân tích được nguyên nhân, diễn biến của  cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

C20, C21, C22

C4a, C4b

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 

1975 đến nay.

2

C23, C24

C4c, C4d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay