Câu hỏi tự luận Lịch sử và Địa lí 5 chân trời Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và Địa lí 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử Địa lí 5 CTST.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo

BÀI 5: NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC

(16 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Trình bày sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc:

- Khoảng thế kỉ VII TCN, Nhà nước Văn Lang ra đời, đứng đầu là Hùng Vương, kinh đô đặt ở Phong Châu (Việt Trì, Phù Thọ ngày nay).

- Đây là nhà nước đầu tiên của nước ta với thành phần cư dân chính là người Lạc Việt. 

- Sau kháng chiến chống Tần thắng lợi (năm 208 TCN), Thục Phán đã lập ra nhà nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). 

Câu 2: Mô tả đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

Đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước. 

- Họ dùng lưỡi cày, lưỡi hái, cuốc, rìu,… bằng đồng làm công cụ sản xuất và chế tạo các đồ dùng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt như thạp đồng, thau, chậu, bình gốm, muôi đồng,…

Câu 3: Trình bày công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

Câu 4: Kể tên một số truyền thuyết, hiện vật, bằng chứng khảo cổ học liên quan đến sự ra đời và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy cho biết đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện như thế nào qua truyền thuyết “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”.

Trả lời:

Đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện qua truyền thuyết “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”: Dưới thời Văn Lang, Âu Lạc, cư dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước.

- Vua Hùng tổ chức cho dân đến đắp bờ giữ nước.

- Vua bày cách cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào ruộng có nước.

- Nghề nông được hình thành và đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.

Câu 2: Em hãy cho biết “Sự tích nỏ thần” phản ánh công cuộc bảo vệ Nhà nước Âu Lạc như thế nào?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc được phản ánh qua các truyền thuyết nào? Em hãy tóm tắt các truyền thuyết đó.

Trả lời:

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc được phản ánh qua các truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Hùng Vương chọn đất đóng đô, Sự tích thành Cổ Loa.

- Sự tích Con Rồng cháu Tiên: Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần con trai thần Long Nữ, tên Lạc Long Quân kết duyên cùng nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp. Về sau, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn lâu ngày nên hai vợ chồng mỗi người dẫn năm mươi người con lên rừng và xuống biển. Người con trưởng được suy tôn làm vua Hùng trên đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, cứ thế kế tục tới muôn đời sau.

- Sự tích Hùng Vương chọn đất đóng đô: Vua Hùng đến nhiều vùng dọc sông Thao, sông Đà chọn đóng đô cho nước Văn Lang nhưng chưa tìm được nơi phù hợp. Một hôm, vua tới một vùng đất trước mặt có ba con sông hội tụ, hai bên là núi Tản Viên – Tam Đảo chầu về, đồi núi gần xa. Có ngọn núi hình voi mẹ nằm giữa đàn con. Phóng tầm mắt nhìn ra bốn phía thấy ba bề bãi rộng bồi đắp phù sa, bốn mặt cây xanh hoa tươi quả ngọt, vua mừng rỡ, khen thế đất vững bền, là đất họp muôn dân. Vua quyết định đóng đô ở đó, gọi tên là thành Phong Châu. 

- Sự tích Thành Cổ Loa: Vào buổi đầu lập nước Âu Lạc, An Dương Vương chọn Phong Khê làm nơi đóng đô. Để bảo vệ kinh đô, vua cho xây Thành Cổ Loa tại đây. Thành cứ đắp lên cao lại đổ sập xuống, An Dương Vương rất lo lắng. Nhà vua lập đàn cầu trời phù hộ. Một cụ già râu tóc bạc trắng hiện lên nói với vua “Sẽ có thần Kim Quy đến giúp”. Nhờ có thần Kim Quy giúp đỡ, chẳng bao lâu thành đã đắp xong. Thành có ba vòng, xoắn như hình trôn ốc, gọi là Thành Cổ Loa. 

Câu 2: Em hãy kể lại truyền thuyết “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”.

Trả lời:

Truyền thuyết “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”:

Thuở xưa, người dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo, chỉ sống bằng săn bắt thú rừng, thu lượm rễ cây, hoa quả và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Nhận thấy, vùng đất ven sông hằng năm được phù sa bồi thêm màu mỡ, vua Hùng tổ chức cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào ruộng có nước. Từ đó, nghề nông được hình thành và đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. 

Câu 3: Công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của người dân Văn Lang được thể hiện qua truyền thuyết nào? Em hãy kể lại truyền thuyết đó. 

Trả lời:

Câu 4: Kể tên một số hoạt động kinh tế có từ thời Văn Lang, Âu Lạc còn tồn tại đến ngày nay.

Trả lời:

Câu 5: Sưu tầm thông tin từ sách, báo, internet và kể tên một số di tích lịch sử liên quan đến thời Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Từ truyền thuyết “Sự tích nỏ thần”, em rút ra được bài học gì? 

Trả lời:

“Sự tích nỏ thần” là bài học trong lịch sử Việt Nam: Luôn phải đề cao cảnh giác trước những âm mưu của nước ngoài. Nếu sơ hở, mất sự cảnh giác vì tin giặc sẽ dẫn đến mất nước.

Câu 2: Năm 1954, trong lần về thăm Đền Hùng, Bác Hồ đã căn dặn:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước,

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 

Câu nói của Bác nói lên điều gì?

Trả lời:

- “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Đây là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sáng ngày 19/9/1954 tại đền Giếng thuộc khu di tích Đền Hùng đến các cán bộ chỉ huy thuộc Đại đoàn quân Tiên Phong (Sư đoàn 308) khi hành quân về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Từ đó, cứ đến ngày 10/3 âm lịch hằng năm thì lời căn dặn của Bác lại càng được khắc sâu trong tâm trí của mỗi con người Việt Nam.

- Câu nói của Bác không chỉ là lời nhắc nhở mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với các Vua Hùng đã có công dựng nên nhà nước Văn Lang. 

Câu 3: Phú Thọ là nơi có truyền thuyết Hùng Vương nhiều nhất. Em hãy kể tên các truyền thuyết tại nơi này. 

Trả lời:

Câu 4: Em hãy nêu hiểu biết về một hiện vật là Bảo vật quốc gia dưới thời Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

Câu 5: Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet và cho biết nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời trên cơ sở sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa nào? Nêu một vài hiểu biết về nền văn hóa đó.

Trả lời:

=> Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Chân trời bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử và Địa lí 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay