Câu hỏi tự luận Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 6: Vương quốc Phù Nam
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Vương quốc Phù Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử Địa lí 5 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều
BÀI 6: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM
(16 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Địa bàn chủ yếu của nước Phù Nam thuộc Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Em hãy kể tên một số tỉnh ở khu vực này.
Trả lời:
Một số tỉnh của khu vực này thuộc Nam Bộ là: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,…
Câu 2: Cho biết thời gian và sự thành lập Vương quốc Phù Nam Trả lời:
Trả lời:
Thời gian và thành lập Vương quốc Phù Nam:
- Thời gian: khoảng thế kỉ I, gắn với truyền thuyết về Hỗn Điền – Liễu Diệp cùng một số bằng chứng khảo cổ học.
- Địa điểm thành lập: khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay.
Câu 3: Ai là nữ vương đầu tiên của Phù Nam theo truyền thuyết?
Trả lời:
Câu 4: Kể tên và mô tả một hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Em biết về Vương quốc cổ Phù Nam qua những tư liệu nào?
Trả lời:
Em biết về Vương quốc cổ Phù Nam qua truyền thuyết về cuộc hôn nhân của Hỗn Điền - Liễu Diệp cũng như qua những hình ảnh, tư liệu về những hiện vật khảo cổ học được tìm thấy của nước Phù Nam.
Câu 2: Nêu bằng chứng quan trọng góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử ra đời và phát triển của Vương quốc Phù Nam.
Trả lời:
Bằng chứng quan trọng góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử ra đời và phát triển của Vương quốc Phù Nam: những di tích và hiện vật khảo cổ học được tìm thấy ở vùng Nam Bộ. Ví dụ:
- Dấu tích kiến trúc ở di tích Gò Cây Thị (An Giang).
- Dấu tích cọc gỗ nhà sàn của cư dân Phù Nam ở di tích Nền Chùa (Kiên Giang).
- Dấu tích bình gốm Nhơn Thành (Cần Thơ).
- Dấu tích đồng tiền kim loại thời Vương quốc Phù Nam được phát hiện ở tỉnh An Giang.
- Dấu tích nồi và cà ràng được phát hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Dấu tích khuyên tai bằng vàng của cư dân Phù Nam được phát hiện ở An Giang.
- Dấu tích tượng Phật Bình Hòa (Long An),…
Câu 3: Nhiều dấu tích, hiện vật khảo cổ học khác nhau của Vương quốc Phù Nam được tìm thấy chứng tỏ điều gì?
Trả lời:
Nhiều dấu tích, hiện vật khảo cổ học khác nhau của Vương quốc Phù Nam được tìm thấy chứng tỏ:
- Đời sống kinh tế, vật chất của cư dân Phù Nam khá phát triển.
- Đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú của cư dân Phù Nam.
Câu 4: Tại sao Phù Nam lại được coi là một trong những vương quốc phát triển sớm nhất ở Đông Nam Á?
Trả lời:
Câu 5: Những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến nền văn minh Phù Nam thể hiện ở đâu?
Trả lời:
Câu 6: Kể lại câu chuyện Truyền thuyết Hỗn Điền – Liễu Diệp
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 1: Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây) về một số hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam.
Đời sống vật chất | Đời sống tinh thần |
Trả lời:
Bảng về một số hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam:
Đời sống vật chất | Đời sống tinh thần |
- Đồng tiền kim loại thời Vương quốc Phù Nam được phát hiện ở tỉnh An Giang. - Nồi và cà ràng được phát hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh. | - Khuyên tai bằng vàng của cư dân Phù Nam được phát hiện ở An Giang. - Tượng Phật Bình Hòa (Long An). |
Câu 2: Viết đoạn văn giới thiệu chi tiế một hiện vật khảo cổ học của vương quốc phù nam.
Trả lời:
Một trong những hiện vật khảo cổ học nổi bật của Vương quốc Phù Nam là chiếc bình gốm trang trí được tìm thấy tại di tích Óc Eo, tỉnh An Giang. Chiếc bình này có kích thước vừa phải, với hình dáng thon gọn và phần miệng rộng, được chế tác từ đất sét nung tinh xảo. Điều đặc biệt của chiếc bình là những họa tiết được chạm khắc công phu, thể hiện hình ảnh hoa văn thiên nhiên, như sóng nước và lá cây, cùng với những biểu tượng tôn giáo phản ánh sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Bên cạnh giá trị nghệ thuật, chiếc bình còn là minh chứng cho hoạt động thương mại phát triển của Phù Nam, khi nó có thể được sử dụng để chứa đựng các loại gia vị hoặc hàng hóa quý giá trong giao thương. Hiện vật này không chỉ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng và kỹ thuật sản xuất gốm của người Phù Nam mà còn khẳng định vị trí quan trọng của vương quốc này trong lịch sử văn minh Đông Nam Á.
Câu 3: Mô tả hình ảnh một hiện vật khảo cổ của Phù Nam mà em yêu thích.
Trả lời:
- Tượng Phật Bình Hòa được làm bằng gỗ bằng lăng, tạc hình đúc Phật đứng trên toà sen với mái tóc xoăn. Thân tượng khoác áo choàng phủ vai trái, hai tay để ngang ngực.
- Tượng Phật Bình Hòa thể hiện kỹ thuật điêu khắc tinh xảo của người Phù Nam, với đường nét mềm mại, uyển chuyển, thể hiện sự thanh tao, thoát tục của Đức Phật. Đây cũng là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng của cư dân Phù Nam.
Câu 4: Theo em, việc duy trì và bảo tồn các di sản văn hóa của Phù Nam có ý nghĩa gì đối với thế hệ hôm nay?
Trả lời:
Câu 5: Nếu em là một nhà khảo cổ học, em sẽ điều tra hiện vật nào để hiểu rõ hơn về đời sống của người Phù Nam? Tại sao?
Trả lời:
Câu 6: Viết một bức thư ngắn giới thiệu về Vương quốc Phù Nam cho một người bạn của em
Trả lời:
=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 6: Vương quốc Phù Nam