Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 9: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện. Thuộc chương trình Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
TIẾT 3: VIẾT – LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS chơi trò chơi thi kể chuyện em đã nghe theo nhóm.
- GV chia lóp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử ra 1 thành viên và kể lại câu chuyện em đã được nghe theo cách của em.
- GV mời đại diện 4 nhóm lên trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, trao cho đội có câu chuyện hay 1 sticker ngôi sao. Đội nào có nhiều ngôi sao nhất là đội thắng cuộc.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị
GV yêu cầu HS đọc đề bài SGK tr.43: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc.
đã nghe.
+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tìm phương án trả lời các câu hỏi.
Chọn câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.
Câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc thế nào?
Nhân vật lịch sử có những đóng góp gì cho đất nước?
Em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật và câu chuyện?
+ GV nhận xét và đưa ra đáp án tham khảo:
Chọn các câu chuyện về Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Lê Lai.....
Mở đầu: Tục truyền rằng Công uẩn không có cha; mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiên Sơn (làng Tiên Sơn, phủ Từ Sơn) , đêm về nằm mộng thấy "đi lại" với thần nhân, rồi có thai đẻ ra đứa con trai
Nội dung: Lý Công Uẩn được học hành và võ tướng dưới triều vua Lê Đại Hành, lập công chống Tống...
Kết thúc: Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế.
Ông đã có công chống Tống và lập ra nhà Lý, chấm dứt triều đại suy tàn nhà Tiền Lê.
Ông là một người tài giỏi và có công rất lớn đến sự phát triển của đất nước của các triều đại sau...
Sản phẩm dự kiến:
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 2: Lập dàn ý.
- GV hướng dẫn HS làm cá nhân.
+ Mở bài: Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Thân bài:
Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện.
Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,… của nhân vật lịch sử.
+ Kết bài: Chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.
- GV nhận xét, góp ý và đưa ra đáp án tham khảo:
+ Mở đầu: Lý Công Uẩn người làng cổ Pháp thuộc Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay ở làng Đình Bảng vẫn còn có lăng và đền thờ các vua nhà Lý.
+ Nội dung: Lý Công Uẩn được đem cho nhà sư ở chùa cổ Pháp nuôi; được học hành và làm võ tướng dưới triều vua Lê Đại Hành, lập công chống Tống...
+ Kết thúc: Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế.
Sản phẩm dự kiến:
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 3: Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:
+ HS đọc lại dàn ý của mình và đối chiếu với gợi ý để tự chỉnh sửa lỗi.
Dàn ý có đủ 3 phần.
Các chi tiết được lựa chọn hợp lí.
Các sự việc được sắp xếp đúng diễn biến của câu chuyện.
Sản phẩm dự kiến:
- HS lắng nghe, thực hiện.
…………………
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm mấy phần?
A. 4 phần.
B. 2 phần.
C. 3 phần.
D. 1 phần.
Câu 2: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn kể lại một câu chuyện là gì?
A. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện.
B. Giới thiệu về câu chuyện.
C. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
D. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.
Câu 3: Phần thân bài của bài văn kể lại một câu chuyện cần làm gì?
A. Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện.
B. Chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
C. Kể lại các sự việc của câu chuyện theo trình tự thời gian hoặc không gian.
D. A, B đều đúng
Câu 4: Phần kết bài của bài văn kể lại một câu chuyện cần làm gì?
A. Nêu kết thúc của câu chuyện.
B. Giới thiệu về câu chuyện.
C. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
D. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.
Câu 5: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể lại một câu chuyện?
Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện “Tích Chu”.
A. Phần thân bài.
B. Phần mở bài.
C. Phần kết bài.
D. Phần triển khai.
Câu 6: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể lại một câu chuyện?
Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.
A. Phần mở bài.
B. Phần thân bài.
C. Phần kết bài.
D. Phần kết đoạn.
Sản phẩm dự kiến:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | B | C | A | B | C |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án Tiếng việt 4 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời