Kênh giáo viên » Kinh tế pháp luật 12 » Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Bộ trắc nghiệm soạn theo bài, bám sát kiến thức trọng tâm trong từng bài học. Thông qua bộ câu hỏi, học sinh thỏa sức củng cố và ôn luyện kiến thức với các cấp độ câu hỏi khó dễ khác nhau, làm quen và sẵn sàng cho kì thi THPT sắp tới. Thầy, cô hãy kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

BÀI 14. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Câu hỏi: Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có quan hệ như thế nào?

Trả lời: Có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.

 

Câu  hỏi: “Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên jợp quốc, theo những nguyên tắc và quy phạm được quốc tế thừa nhận chung và trong những thảo thuận có hiệu lực theo nhữg nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế.” là của nguyên tắc nào?

Trả lời: Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

 

Câu hỏi: Cơ quan nào của Liên Hợp Quốc thường giải quyết các  vụ tranh chấp giữa các quốc gia?

Trả lời: Tòa án Công lý Quốc tế.

 

Câu hỏi: Hiện nay có nhiều xung đột trên thế giới, nguyên tắc nào luôn được đưa ra để áp dụng giải quyết các tranh chấp quốc  tế?

Trả lời: Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc  tế bằng biện pháp hòa bình

 

Câu hỏi: Quốc gia A tấn công bằng tên lửa quốc gia B. Quốc gia B nhằm ngăn chặn tên lửa đã phóng tên lửa khác đánh vào cơ sở hạt nhân quốc gia A. Trong trường hợp trên, quốc gia B có vi phạm Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế không?

Trả lời: Việc bắn tên lửa của quốc gia B nhằm tự vệ chính đáng không vi phạm Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

 

Câu hỏi: Quốc gia C đã can thiệp vào quá trình bầu cử tổng thống của quốc gia M. Như vậy quốc gia C vi phạm nguyên tắc nào của luật quốc tế?

Trả lời: Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

 

Câu hỏi: Nguyên tắc Pacta sunt servanda còn có tên gọi là?

Trả lời: Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế

 

Câu hỏi: Trong cuộc họp Đại hội đồng, A là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới và kinh tế phát triển mạnh. Còn B là quốc gia nhỏ, kinh tế kém phát triển. Tuy nhiên mỗi phiếu bầu của quốc gia A và B có giá trị tương đương nhau. Điều này chứng tỏ nguyên tắc gì trong luật  quốc tế?

Trả lời: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền

 

Câu hỏi: Nguồn chính của luật quốc tế bao gồm?

Trả lời: Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc chung được các quốc gia văn minh thừa nhận, ...

 

Câu hỏi: Văn kiện pháp lý quốc tế nào điều chỉnh các vấn đề về biển, đại dương?

Trả lời: Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển

 

Câu hỏi: UNCLOS được Việt Nam phê chuẩn vào thời gian nào?

Trả lời: 23/6/1994

 

Câu hỏi: Nhận định sau: “Mọi điều ước quốc tế đều ràng buộc tất cả các quốc gia” đúng hay sai?

Trả lời: Sai. ĐƯQT chỉ ràng buộc các thành viên phê chuẩn, ngầm đồng ý với điều ước quốc tế đó.

 

Câu hỏi: Pháp luật quốc tế là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ nào của các quốc gia?

Trả lời: Hợp tác giữa các quốc gia về kinh tế - thương mại, khoa học kĩ thuật, công nghệ, văn hóa, giáo dục và bảo vệ môi trường.

 

Câu hỏi: Có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế?

Trả lời: 7 nguyên tắc

 

Câu hỏi: “Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ từ bỏ việc dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào”. Đây là nội dung của nguyên tắc nào?

Trả lời: Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

 

Câu hỏi: Việc cấm sử dụng và đe doa sử dụng vũ lực có ngoại lệ không? 

Trả lời: Có. Các quốc gia có thể sử dụng vũ lực nhằm biện pháp tự vệ chính đáng (điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc)

 

Câu hỏi: “Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hoà bình mà không làm phương hại đến hoà bình, an ninh và công lí quốc tế” đây là nội dung nguyên tắc nào?

Trả lời: Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình

 

Câu hỏi: Các chủ thể của luật quốc tế là?

Trả lời: Quốc gia, Tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, thực thể khác của luật quốc tế.

 

Câu hỏi: Nêu ví dụ về Tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Trả lời: Tổ chức thương mại thế giới, tổ chức y tế thế giới,...

 

Câu hỏi: Vai trò quan trọng nhất của pháp luật quốc tế là gì?

Trả lời: Điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế nhằm duy trì hoà bình, an ninh quốc tế, thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia để bảo đảm nhân quyền và sự phát triển chung của thế giới.

 

Câu hỏi: Trước khi Hiến chương của Liên hợp quốc ra đời, sự xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia chủ yếu được giải quyết bằng phương pháp nào?

Trả lời: Bằng bạo lực quân sự và chiến tranh

 

Câu hỏi: Ngày nay, xung đột và tranh chấp giữa các quốc gia được giải quyết bằng cách nào?

Trả lời: Giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế, bằng con đường hoà bình, thương lượng, hoà giải,...

 

Câu hỏi: Để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông,  biện pháp nào là hữu hiệu nhất?

Trả lời: Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

 

Câu hỏi: Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được ghi nhận trong văn kiện pháp lý nào?

Trả lời: Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia ngày 11/01/1970

Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 1150k/năm

=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: trắc nghiệm trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, câu hỏi trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, bộ trắc nghiệm câu trả lời ngắn Kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay