Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều Chủ đề 1: Đô thị - Lịch sử và hiện đại
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 1: Đô thị - Lịch sử và hiện đại. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
CHỦ ĐỀ 1: ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Hãy trình bày vai trò của đô thị đối với sự phát triển của khu vực.
Trả lời:
Đô thị đóng vai trò là trung tâm quyền lực và kinh tế của vùng, đất nước hoặc khu vực.
- Là hạt nhân kinh tế của khu vực, động lực phát triển: tạo việc làm, thúc đẩy kinh doanh, sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động,...
- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: hỗ trợ hiện đại hoá các ngành kinh tế, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao.
- Tăng cường liên kết, hội nhập: Đô thị là các đầu mối giao thông, thông tin, trung tâm thương mại, tài chính nên góp phần liên kết các vùng trong nước và quốc tế.
- Lan toả về văn hoá, xã hội: Đô thị là trung tâm văn hoá, xã hội, có sức ảnh hưởng đến các vùng lân cận.
- Thúc đẩy tăng trưởng xanh: Đô thị đi đầu trong giải quyết khủng hoảng môi trường, biến đổi khí hậu.
Câu 2: Hãy mô tả quá trình đô thị hoá thời kì xã hội công nghiệp.
Trả lời:
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các nhóm nước.
+ Các nước phát triển: Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm và gắn liền với quá trình công nghiệp hoa. Quá trình công nghiệp hoa làm gia tăng số dân ở đô thị.
+ Các nước đang phát triển: Quá trình đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá ở giai đoạn đầu. Quá trình công nghiệp hoa vẫn đang tiếp tục, trình độ đô thị hóa khác nhau làm cho tỉ lệ dân thành thị ở nhóm nước đang phát triển khác nhau. Các đô thị lớn tập trung ở Trung Quốc, Ấn Độ.
- Quy mô đô thị có xu hướng tăng lên:
+ Năm 1900 thế giới có 1 thành phố trên 5 triệu người (Luân Đôn); đến năm 1970, toàn thế giới có 18 thành phố trên 5 triệu người, trong đó, thành phố có số dân lớn nhất là Tô-ky-ô (23,3 triệu người).
+ Các thành phố mở rộng do sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng, dịch vụ nên người lao động có thể sinh sống ở xa trung tâm thành phố.
- Đô thị gắn với sản xuất công nghiệp và dịch vụ: Các thành phố công nghiệp điển hình là Man-chét-tơ (Anh), Si-ca-gô (Hoa Kỳ),... các thành phố có hoạt động dịch vụ phát triển là Niu Oóc (Hoa Kỳ), Pa-ri (Pháp),...
- Đô thị phát triển thiếu kiểm soát: Sự mở rộng các đô thị đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Đô thị hóa tự phát ở một số thành phố đã dẫn đến các tác động tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,...
Câu 3: Hãy nêu những nét nổi bật về quá trình đô thị hóa thời kì xã hội hậu công nghiệp.
Trả lời:
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. Ở các nước phát triển, quá trình đô thị hoa đã ổn định, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở mức cao và tăng chậm. Cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ. Ở các nước đang phát triển, quá trình đô thị hóa nhanh và xuất hiện ngày càng nhiều siêu đô thị. Năm 2021, thế giới có 32 siêu đô thị, trong đó 28 siêu đô thị ở các nước đang phát triển.
- Quy mô các đô thị phát triển mở rộng thành vùng đô thị, dải siêu đô thị.
+ Vùng đô thị là khu vực gồm các thành phố, các thị trấn và vùng ngoại ô, cấu trúc tương tự như các thành phố nhỏ trong một thành phố lớn.
+ Dải siêu đô thị được hình thành khi các vùng ngoại ô và thành phố phát triển lớn đến mức hợp nhất với các vùng ngoại ô và thành phố khác, tạo thành một khu vực đô thị gần như liên tục.
- Hoạt động kinh tế của đô thị tập trung vào công nghiệp hiện đại và kinh tế tri thức.
+ Các thành phố đi đầu trong việc sử dụng công nghệ thông tin và tự động hoa sản xuất, làm tăng năng suất lao động. Sản xuất ngày càng được tự động hoa và thông minh hơn.
+ Lao động tập trung trong lĩnh vực dịch vụ, xuất hiện nhiều dịch vụ mới như phân tích dữ liệu, truyền thông số.
- Đô thị phát triển theo xu hướng đô thị xanh, đô thị thông minh. Các thành phố tập trung vào các lĩnh vực như: phát triển không gian xanh, tăng cường kết nối, chuyển đổi số,...
Câu 4: Nêu những tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.
Trả lời:
Câu 5: Đô thị là gì và có những đặc điểm chính nào?
Trả lời:
Câu 6: Nêu những thách thức lớn mà các đô thị hiện nay đang phải đối mặt.
Trả lời:
Câu 7: Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đô thị.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đánh giá vai trò của quy hoạch đô thị trong phát triển bền vững.
Trả lời:
- Quy hoạch đô thị giúp xác định rõ ràng các mục tiêu phát triển và phân bổ tài nguyên hiệu quả.
- Đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển hạ tầng và dịch vụ, phục vụ nhu cầu của cộng đồng.
- Giúp giảm thiểu xung đột giữa các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội đô thị.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quy trình lập kế hoạch và quyết định, nâng cao tính minh bạch.
Câu 2: Phân tích tác động của đô thị hóa đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Trả lời:
- Đô thị hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
- Tạo ra cơ hội phát triển cho các ngành dịch vụ, công nghiệp và thương mại.
- Tuy nhiên, đô thị hóa nhanh chóng cũng dẫn đến các vấn đề như ùn tắc giao thông, ô nhiễm và bất bình đẳng xã hội.
- Cần có chính sách và chiến lược phù hợp để đảm bảo phát triển đô thị bền vững.
Câu 3: Tại sao việc phát triển đô thị bền vững là quan trọng?
Trả lời:
Câu 4: Tìm hiểu thông tin và giới thiệu về một thành phố hoặc thị trấn nơi em sống hoặc gần nơi em sống.
Trả lời:
Câu 5: Phân tích sự thay đổi trong chức năng của đô thị từ lịch sử đến hiện tại.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1:Đánh giá vai trò của cộng đồng trong phát triển đô thị.
Trả lời:
- Cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu và ưu tiên phát triển đô thị.
- Sự tham gia của cộng đồng giúp tạo ra sự đồng thuận trong quyết định và quy hoạch.
- Các tổ chức cộng đồng có thể thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Tuy nhiên, cần có cơ chế để đảm bảo tiếng nói của cộng đồng được lắng nghe và tôn trọng.
Câu 2: So sánh mô hình phát triển đô thị ở các nước phát triển và đang phát triển.
Trả lời:
Câu 3: Phân tích những thách thức trong việc quản lý đô thị ở Việt Nam hiện nay.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Trả lời:
- Phát triển đô thị cần phải gắn liền với bảo vệ môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm và suy thoái tài nguyên.
- Cần có các chính sách và quy hoạch đô thị bền vững, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường là rất quan trọng.
- Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các chính sách môi trường.
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án điện tử Lịch sử 9 cánh diều Chủ đề chung 1: Đô thị - Lịch sử và hiện đại