Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 17: Chẳng phải chuyện đùa
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 17: Chẳng phải chuyện đùa. Thuộc chương trình Tiếng Việt 4 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều
BÀI 17: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI
ĐỌC 1: CHẲNG PHẢI CHUYỆN ĐÙA
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài mới: Bài đọc đầu tiên trong chủ điểm này là một bài thơ thể hiện những khám phá thú vị về tên gọi và cấu tạo của một số đồ vật quen thuộc. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem tác giả có những khám phá gì trong bài thơ Chẳng phải chuyện đùa nhé!
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu bài Chẳng phải chuyện đùa: Giọng vui nhộn, nhẹ nhàng. Nhấn giọng, gây ấn tượng với những từ ngữ chỉ tên gọi bộ phận của sự vật, từ ngữ chỉ hành động: nhai, ngửi, mở,... Giọng đọc chậm rãi ở câu cuối.
- GV kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó: hoa gọng vó và những từ ngữ khác HS chưa hiểu (nếu có).
- GV tổ chức cho HS luyện đọc: GV tổ chức cho HS luyện đọc thành tiếng như đã hướng dẫn ở các bài trước.
Sản phẩm dự kiến:
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 4 câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1. Câu thơ sau nói đến sự vật nào? Tác giả thắc mắc về điều gì?
Cái chai không đầu
Mà sao có cổ
+ Câu 2. Tác giả còn phát hiện những điều gì lạ ở tên các sự vật khác?
+ Câu 3. Em thích câu thơ (đoạn thơ) nào nhất, vì sao?
+ Câu 4. Em hãy kể tên một vài sự vật khác có tên gọi "lạ" như trong bài thơ, Học thuộc lòng 22 dòng thơ đầu.
Sản phẩm dự kiến:
(1) Câu thơ nói về cái chai. Tác giả thắc mắc về cách đặt tên một bộ phận của cái chai – “Tại sao lại gọi là cổ chai?”.
(2) Tác giả phát hiện ra nhiều tên gọi sự vật rất thú vị: ngọn gió, răng cào, mũi thuyền, tai ấm, ruột gà, mắt na, chân bàn, chân tủ, bánh xe, cây bút, mắt cá nhân, hoa gọng vó.
* GV mời HS phát biểu, gợi ý HS phân tích kĩ tên của một sự vật, VD: cái cào có răng (cào) không dùng để nhai; cái thuyền có mũi (thuyền) không dùng để ngửi,... Bài thơ thể hiện những khám phá rất thú vị, khơi gợi hứng thú tìm hiểu thiên nhiên của HS; do đó, nên tổ chức cho HS nêu những phát hiện “lạ” của nhà thơ ở tất cả các câu thơ.
(3) GV hướng dẫn HS chọn một câu thơ (hoặc một đoạn vài câu thơ), giải thích vì sao minh thích câu (đoạn) thơ đó. VD: Em thích câu thơ Gọi là bánh xe/ Mà không ăn được vì khám phá rất bất ngờ: bánh là thứ để ăn, thế nhưng bánh xe thì không ăn được. Hay câu thơ Có mắt đâu mà/ Quả na biết mở vì khám phá ngộ nghĩnh, hình ảnh đẹp: Quả na không hề có mắt, nhưng khi na chín, người ta lại gọi là na mở mắt... như một em bé vừa thức dậy.
(4) GV hướng dẫn HS tự lấy ví dụ (mũi dao, mũi kéo không ngửi được; miệng giếng, miệng bình không dùng để ăn hay nói được; mặt bàn, mặt ghế không có mắt mũi; sách có gáy nhưng không có cổ,...
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
- GV mời một số HS đọc diễn cảm nối tiếp từng khổ thơ, hướng dẫn HS luyện đọc một số khổ cần học thuộc lòng.
- GV chú ý hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, nhấn giọng từ ngữ quan trọng và thể hiện tình cảm, cảm xúc phù hợp khi đọc. VD:
Lẳng lặng mà nghe/ Những lời tôi đặt// Toàn là chuyện thật/ Chẳng phải đùa đâu.//
Cái chai không đầu/ Mà sao có cổ// Bảo rằng ngọn gió/ Thì gốc ở đâu// | Làm sao nhai được//
Mũi thuyền rẽ nước / Thì ngửi cái gì // Cải ẩm không nghe/ Sao tai lại mọc// Răng của chiếc cào/ Ở trong chiếc bút/ Lại có ruột gà// |
…………………..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Bài thơ của tác giả nào?
- A. Huy Đặng
- B. Quang Hiếu
- C. Quang Huy
- D. Trần Huy
Câu 2: Chuyện tác giả kể là thật hay đùa?
- A. Nửa thật nửa đùa
- B. Chuyện đùa
- C. Chuyện thật
- D. Cả A và B sai
Câu 3: Những từ ngữ, câu thơ nào cho biết chuyện thật không đùa?
- A. Những lời tôi đặt
- B. Cái chai không đầu/ Mà sao có cổ
- C. Chẳng phải đùa đâu/ Toàn là chuyện thật.
- D. Gọi là bánh xe/ Mà không ăn được
Câu 4: Cái chai được ví như nào?
- A.đẹp lung linh
- B. Cái chai không đầu
- C. Cái thân phình to
- D. Cổ to cổ nhỏ
Câu 5: Tác giả đi tìm gốc cái gì?
- A. Mũi thuyền
- B. Cái chai
- C. Gốc cho ngọn gió
- D. Cái chân
Câu 6: Tác giả nói về răng của chiếc cào như nào?
- A. Nhiều răng
- B. Răng sắc bén
- C. Nhai được không
- D.Làm sao nhai được
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | C | C | B | C | D |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 cánh diều
Giáo án Tiếng việt 4 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời