Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối Bài 5: Luyện tập về đại từ
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Luyện tập về đại từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 KNTT.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ
câu)
I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)
Câu 1: Nêu khái niệm về đại từ xưng hô? Cho ví dụ
Trả lời:
Đại từ xưng hô là đại từ được người nói dùng để tự chỉ mình hoặc chỉ những người khác trong giao tiếp.
VD: tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, mày, chúng mày, nó, chúng nó, ...
Tôi đang làm bài tập về nhà.
Câu 2: Nêu khái niệm về đại từ thay thế? Cho ví dụ
Trả lời:
Câu 3: Nêu khái niệm về đại từ nghi vấn? Cho ví dụ
Trả lời:
II. KẾT NỐI (05 CÂU)
Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và chỉ ra đại từ xưng hô có trong đoạn?
Cáo hỏi: “Các cháu đang đói lắm phải không?”. Nói rồi, Cáo đưa ra trước mặt hai anh em một nắm quả mọng cỏ màu vàng, hương thơm lừng. Thỏ Nâu xuýt xoa: “Anh ơi! Em có thể lấy ăn được không ạ? Trông những quả mọng này ngon quá!”.
(Trích “Hai anh em nhỏ” – Quyền Quý)
Trả lời:
Đại từ xưng hô: cháu, anh, em.
Câu 2: Trong số các đại từ xưng hô được in đậm dưới đây, những từ nào chỉ người nói? Những từ nào chỉ người nghe? Từ nào chỉ người hay vật được nói tới?
Ngày xưa, có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm rơi vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
- Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ Bia giận dữ:
- Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
Theo TRUYỆN CỔ Ê-ĐÊ
Những từ chỉ người nói | Những từ chỉ người nghe | Từ chỉ người hay vật được nói tới |
Trả lời:
Những từ chỉ người nói | Những từ chỉ người nghe | Từ chỉ người hay vật được nói tới |
Chúng tôi, ta | Chị, các ngươi | Chúng |
Câu 3: Tìm đại từ phù hợp để thay cho mỗi từ in đậm trong những đoạn văn dưới đây?
a) Đàn cò trắng bay lượn một hồi trên ngọn tre. Lát sau đàn cò đứng trên cành tre rỉa lông, rỉa cánh.
b) Nhà trường tặng cho Hải một chiếc xe đạp mới. Chiếc xe đạp sẽ giúp Hải đến trường nhanh hơn rất nhiều.
Trả lời:
Câu 4: Đọc đoạn văn dưới đây và chỉ ra đại từ nghi vấn cho trong đoạn? Những đại từ ấy dùng để làm gì?
Nhi vừa thức dậy đã không thấy mẹ đâu. Cô bé liền chạy ra sân hỏi bà: “Bà ơi, mẹ cháu đi đâu rồi ạ?”. Bà vui vẻ đáp: “Mẹ đi chợ huyện đến trưa mới về.”. Nhi phụng phịu: “Sao mẹ lại về muộn thế ạ?”. Bà vuốt ve mái tóc Nhi và nói: “Vì chợ huyện cách xa nhà mình lắm. Cháu ngoan ngoãn ở nhà đợi mẹ về nhé!”.
(Theo Hồng Thư)
Trả lời:
Câu 5: Đọc đoạn văn dưới đây và chỉ ra đại từ xưng hô cho trong đoạn? Các từ đó thể hiện thái độ gì?
Trong rừng, có một con Sói rất hung ác và dữ tợn. Ngày qua ngày, Sói quanh quẩn bên hang Nhím và hét lớn: “Ta sẽ bắt được mí, đừng hòng thoát khỏi tay ta. Ha ha!”.
(Trích “Sói và Nhím” – Mai Thùy)
Trả lời:
III.VẬN DỤNG (04 CÂU)
Câu 1: Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
Buổi sáng, khu vườn nhà bà nội tràn ngập tiếng chim ca hót líu lo. ________ là âm thanh vui nhộn của thiên nhiên ban tặng. Vì _______, khu vườn rất rộn ràng. ______ thích nơi ________ lắm.
(Trích “Khu vườn nhà Vân” – Uyển Ly)
Trả lời:
Buổi sáng, khu vườn nhà bà nội tràn ngập tiếng chim ca hót líu lo. Đó là âm thanh vui nhộn của thiên nhiên ban tặng. Vì thế, khu vườn rất rộn ràng. Tôi thích nơi này lắm.
Câu 2: Nêu mục đích sử dụng của đại từ nghi vấn trong các câu văn dưới đây:
Câu văn | Mục đích |
Cậu đã biết bơi từ khi nào vậy? | |
Vì sao vườn rau lại luôn tươi tốt? | |
Đâu là nhà của bạn thế? | |
Quyển sách này bao nhiêu tiền ạ? | |
Ai là người đã đến đầu tiên? |
Trả lời:
Câu văn | Mục đích |
Cậu đã biết bơi từ khi nào vậy? | Hỏi về thời gian |
Vì sao vườn rau lại luôn tươi tốt? | Hỏi về nguyên nhân |
Đâu là nhà của bạn thế? | Hỏi về địa điểm |
Quyển sách này bao nhiêu tiền ạ? | Hỏi về số lượng |
Ai là người đã đến đầu tiên? | Hỏi về người |
Câu 3: Viết 2 – 3 câu miêu tả người thân trong gia đình em. Trong đó, sử dụng đại từ xưng hô. Gạch chân dưới đại từ đã được sử dụng.
Trả lời:
Câu 4: Viết đoạn văn (5 - 7 câu) miêu tả khu vườn nhà em. Gạch dưới các đại từ thay thế em đã dùng.
Trả lời:
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 5: Luyện tập về đại từ