Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 Vật lí Kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn KHTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – KẾT NỐI TRI THỨC 

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đơn vị đo của thế năng trọng trường là gì?

A. Niuton (N).

B. Jun (J).

C. Kilôgam (kg).

D. Mét trên giây bình phương (m/s).

Câu 2. Vật nào sau đây có khả năng sinh công?

A. Viên phấn đặt trên mặt bàn.

B. Chiếc bút đang rơi.

C. Nước trong cốc đặt trên bàn.

D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.

Câu 3. Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.

A. Khi có lực tác dụng vào vật.

B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.

C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương song song với phương của lực.

D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.

Câu 4. Trong sợi quang chiết suất của phần lõi:

A. luôn bé hơn chiết suất của phần trong suốt xung quanh.

B. luôn bằng chiết suất của phần trong suốt xung quanh

C. luôn lớn hơn chiết suất của phần trong suốt xung quanh.

D. có thể bằng 1.

Câu 5. Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì:

A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần.

B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất.

D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 6. Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ.

B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng.

C. Mái tóc đen ở đâu cũng thấy là mái tóc đen.

D. Hộp bút màu xanh để trong phòng tối vẫn thấy màu xanh

Câu 7. Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào?

A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.                

B. Vẫn là một tia sáng trắng.

C. Bị tách ra nhiều thành tia sáng trắng.                                   

D. Là một tia sáng trắng có viền màu.

Câu 8. Biết một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A, tia sáng đi tới mặt bên AB và ló ra mặt bên AC. So với tia tới thì tia ló:

A. lệch một góc chiết quang A.

B. đi ra ở góc B.

C. lệch về đáy của lăng kính.

D. đi ra cùng phương.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Một tia sáng SI đổi phương truyền khi đi từ không khí vào thuỷ tinh tại điểm tới I như hình bên.

a. Tia sáng trong thủy tinh bị lệch ra xa hay lại gần với pháp tuyến tại I? Giải thích.

b. Tính chiết suất của thủy tinh.

Tech12h

Câu 2. (1,5 điểm) Nhảy cầu là một môn thể thao. Vận động viên nhảy lên, đạt điểm cao nhất cách mặt nước 10 m, rồi rơi xuống. Trong quá trình rơi, vận động viên thực hiện các động tác nhào lộn đẹp mắt trước khi chạm nước.

a. Em hãy mô tả quá trình chuyển hoá động năng và thế năng của vận động viên.

b. Em hãy ước lượng tốc độ của vận động viên khi chạm nước.

Câu 3. (2,5 điểm) Dựng ảnh A’B’ của một vật AB có độ cao h, đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng d = 2f (f là tiêu cự của thấu kính).

a. Dựa vào các kiến thức đã học để chứng minh rằng trong trường hợp này, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và khoảng cách từ vật đến thấu kính bằng nhau.

b. So sánh độ cao h’ của ảnh A’B’ với độ cao h của vật AB. 

c. Gọi d’ là khoảng cách từ ảnh của vật đến thấu kính. Chứng minh rằng: f = Tech12h.

BÀI LÀM:

............................................................................................................. 

............................................................................................................. 

............................................................................................................. 

............................................................................................................. 

          TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG I: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC 

1. Động năng. Thế năng

0

1

1

1,5

điểm

2. Cơ năng

1

0,5 điểm

3. Công và công suất

2

1,0   điểm

CHƯƠNG II: ÁNH SÁNG

4. Khúc xạ ánh sáng

0

1

1

2,0 điểm

5. Phản xạ toàn phần

2

1,0 điểm

6. Lăng kính

3

1,5 điểm

7. Thấu kính

0

1

1

1

2,5 điểm

Tổng số câu TN/TL

8

0

0

3

0

2

0

2

8

7

15

Điểm số

4

0

0

3

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (VẬT LÍ) – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC 

7

8

1. Động năng. Thế năng

Thông hiểu

- Viết được biểu thức tính động năng của vật.

- Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất.

1

C2a

Vận dụng cao

1

C2b

2. Cơ năng

Nhận biết

- Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật.

- Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hoá năng lượng trong một số trường hợp đơn giản.

1

C1

3. Công và công suất

Nhận biết

- Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công.

- Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất.

- Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản.

2

C2, 3

ÁNH SÁNG

4. Khúc xạ ánh sáng

Thông hiểu

- Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ

 được khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu).

- Nêu được chiết suất có giá trị bảng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường.

- Thực hiện được thí nghiệm để rút ra và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.

- Vận dụng được biểu thức n = Tech12htrong một số trường hợp đơn giản.

- Vận dụng kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng để giải quyết một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

1

C1a

Vận dụng

1

C1b

5. Phản xạ toàn phần

Nhận biết

- Thực hiện thí nghiệm để rút ra được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần và xác định được góc tới hạn.

- Vận dụng kiến thức về phản xạ toàn phần để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

2

C4, 5

6. Lăng kính

Nhận biết

- Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính.

- Thực hiện thí nghiệm với lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính.

- Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng mặt trời qua lăng kính.

- Từ kết quả thí nghiệm truyền ánh sáng qua lăng kính, nêu được khái niệm về ánh sáng màu.

- Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.

- Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

3

C6, 7, 8

7. Thấu kính

Thông hiểu

- Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.

- Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính).

- Giải thích được nguyên lí hoạt động của một số thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của các lăng kính nhỏ.

- Vẽ được ảnh qua thấu kính.

- Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.

1

C3b

Vận dụng

1

C3a

Vận dụng cao

1

C3c

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Vật lí 9 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay