Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối bài 7: Vương quốc Lào
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Vương quốc Lào. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?
A. Sự trường tồn.
B. Triệu voi.
C. Niềm vui lớn.
D. Triệu mùa xuân.
Câu 2: Ai là người có công thống nhất các mường Lào, lập ra Vương quốc Lan Xang vào năm 1353?
A. Chậu A Nụ.
B. Xu-li-nha Vông-xa.
C. Pha Ngừm.
D. Giay-a-vác-man II.
Câu 3: Giữa thế kỉ XIV, Vương quốc Lan Xang được thành lập ở
A. lưu vực sông I-ra-oa-đi.
B. đảo Su-ma-tra.
C. lưu vực sông Mê Công.
D. đảo Gia-va.
Câu 4: Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là
A. đền tháp Bô-rô-bu-đua.
B. Thạt Luổng.
C. chùa Vàng.
D. đô thị cổ Pa-gan.
Câu 5: Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người Lào Thơng là
A. Những chiếc chum đá khổng lồ.
B. Đền Ăng-co vát.
C. Tượng thần, phật.
D. Đền Ăng-co Thom.
Câu 6: Tôn giáo nào là quốc giáo ở Lào?
A. Phật giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Ấn Độ giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 7: Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Lào thời phong kiến?
A. Thạt Luổng.
B. Đền Bay-on.
C. Phra Keo.
D. Vát Xiềng Thong.
Câu 8: Tộc người bản địa ở Lào là
A. Lào Lùm.
B. Chăm.
C. Khơ-me.
D. Lào Thơng.
Câu 9: Thế kỉ XIII, một bộ phận cư dân di cư đến Lào là
A. Người Khơme
B. Người Thái
C. Người Việt
D. Người Mường
Câu 10: Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nước Lan Xang là?
A. Khún Bolom
B. Pha Ngừm
C. Xulinha Vôngxa
D. Chậu A Nụ
Câu 11: Điền vào chỗ trồng câu sau đây sao cho đúng.
“ Sau khi Xu-li-nha Yông-xa qua đời, nước Lan Xang chia thành ba tiểu quốc đối địch nhau: Luông Pha-bang, ......... và Chăm-pa-xăc ”.
A. Xiêng Khoảng.
B. Sê-nô.
C. Mường Sài.
D. Viêng Chăn.
Câu 12: Luông Pha-bang là một tiểu quốc của Lan Xang. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai.
Câu 13: Chậu A Nụ là lãnh tụ của phong trào nào ở Lào?
A. Khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến
B. Khởi nghĩa chống ách thống trị của Xiêm
C. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
D. Cải cách – duy tân phát triển đất nước
Câu 14: Năm 1827, Chậu A Nụ phất cờ khởi nghĩa chống lại quân xâm lược nào?
A. Quân Xiêm.
B. Quân Cam-pu-chia
C. Quân Mã Lai.
D. Quân Pháp.
Câu 15: Thế kỉ XIII, tôn giáo nào được truyền bá vào nước Lào?
A. Phật giáo Đại thừa.
B. Phật giáo Tiểu thừa
C. Ấn Độ giáo
D. Ki-tô giáo
2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)
Câu 1: Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có điểm gì khác so với người Lào Thơng?
A. Sống ở vùng đồi núi
B. Sống ở những vùng thấp
C. Sống trên sông nước
D. Du canh du cư
Câu 2: Nguyên nhân chính khiến vương quốc Lan Xang suy yếu từ thế kỉ XVIII là
A. Những cuộc tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc.
B. Người Thái di cư và làm phân tán Lào.
C. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát.
D. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện phát triển thịnh đạt của vương quốc Lan Xang từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII?
A. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện và củng cố vững chắc, có quân đội hùng mạnh.
B. Là quốc gia mạnh nhất và cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
C. Nhân dân có cuộc sống thanh bình, có quan hệ buôn bán với nhiều nước, kể cả người Châu Âu.
D. Lãnh thổ và nền độc lập được bảo vệ vững chắc trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Miến Điện
Câu 4: Điều kiện tự nhiên chi phối sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào là gì?
A. Sông Mê Công
B. Dải đồng bằng hẹp nhưng màu mỡ
C. Dãy Trường Sơn
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa
Câu 5: Dựa trên cơ sở nào đề Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình?
A. Chữ tượng hình của Trung Quốc.
B. Chữ Quốc ngữ Việt Nam.
C. Chữ La-tinh châu Âu.
D. Chữ Phạn của Ấn Độ.
Câu 6: Chủ nhân đầu tiên của các nền văn hóa kim khí ở Lào là
A. người Môn cổ.
B. người Lào Lùm.
C. người Lào Thơng.
D. người Khơ-me.
Câu 7: Ý nào không phản ánh đúng vai trò của sông Mê Công đối với nước Lào
A. Là nguồn thủy văn dồi dào
B. Là trục giao thông của đất nước
C. Là yếu tố của sự thống nhất nước Lào về địa lí
D. Là biên giới tự nhiên giữa Lào và Việt Nam.
Câu 8: Chậu A Nụ là lãnh tụ của phong trào nào ở Lào?
A. Khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến
B. Khởi nghĩa chống ách thống trị của Xiêm
C. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
D. Cải cách – duy tân phát triển đất nước
Câu 9: Thạt Luổng, công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào thuộc tôn giáo nào?
A Hinđu giáo
B. Phật giáo
C. Hồi giáo
D. Bà Là Môn giá
Câu 10: Luông Pha-bang là một tiểu quốc của Lan Xang. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai.
Câu 11: Điền vào chỗ trồng câu sau đây sao cho đúng?
“Sau khi Xu-li-nha Yông-xa qua đời, nước Lan Xang chia thành ba tiểu quốc đối địch nhau: Luông Pha-bang, ......... và Chăm-pa-xăc”
A. Xiêng Khoảng.
B. Sê-nô.
C. Mường Sài.
D. Viêng Chăn.
Câu 12: Năm 1827, Chậu A Nụ phất cờ khởi nghĩa chống lại quân xâm lược nào?
A. Quân Xiêm.
B. Quân Cam-pu-chia
C. Quân Mã Lai.
D. Quân Pháp.
Câu 13: Lào bị thực dân Pháp xâm lăng lúc Cam-pu-chia
A. Chưa bị Pháp xâm lăng.
B. Đã bị Pháp xâm lăng 30 năm.
C. Đã bị Pháp xâm lăng 10 năm.
D. Vừa bị Pháp xâm lăng 2 năm.
Câu 14: 1 trong những chế độ đối ngoại của Lào thời các vua Lang Xang là
A. chống các nước Đông Nam Á.
B. hòa hiểu với Mi-an-ma.
C. chống quân xâm lăng Thái Lan.
D. giữ quan hệ hoà hiểu với Cam-pu-chia và Đại Việt.
Câu 15: Chữ viết của Lào dựa trên cơ sở những nét cong của chữ viết nước nào?
A. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
B. Cam-pu-chia và Việt Nam.
C. Thái Lan và Mi-an-ma.
D. Ấn Độ và Trung Quốc
3. VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 1: Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?
A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.
B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.
C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ.
D. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng đất của Chăm-pa phải trả lại.
Câu 2: “Trâu bò phục vụ trên đồng ruộng có số lượng gần như vô tận. Họ (người Lào) cũng thu lợi từ cây ăn quả trồng trong vườn và lúa canh tác trên đất đai với sự giàu có không hề thua kém một vương quốc nào”
(Mô tả mới và thú vị về Vương quốc Lào, GF.Ma-ri-ni)
Qua đoạn trích trên thể hiện điều gì về Vương quốc Lào?
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.
B. Thương nghiệp là ngành chủ đạo.
C. Thủ công nghiệp là ngành chủ đạo.
D. Lào có quan hệ hòa hiếu với các láng giềng.
Câu 3: Văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào dưới đây?
A. Văn hóa Hồi giáo.
B. Văn hóa Khơme.
C. Văn hóa Trung Quốc.
D. Văn hóa Ấn Độ.
Câu 4: Vương quốc Lan Xang tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. 1353 – 1707.
B. 1353 – 1884.
C. 1535 – 1707.
D. 1707 – 1884.
Câu 5: Nước Lan Xang ở Lào được thành lập vào 5 nào?
A. 1353
B. 1363.
C. 1533.
D. 1336
Câu 6: Vương quốc Lan Xang bước vào quá trình phồn thịnh vào thể kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV – XV.
B. Thế kỉ XVI – XVII
C. Thể kỉ XV – XVII.
D. Thế kỉ XV – XVI
4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1: Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và lịch sử các nước trên bán đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào?
A. Đều trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của nước ngoài
B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược
C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị
D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực
Câu 2: Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa của
A. Cam-pu-chia.
B. Đông Nam Á và thế giới.
C. Nhân loại.
D. Châu Á.
Câu 3: Tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Lào là
A. sử thi Riêm Kê.
B. vở kịch Sơ-cun-tơ-la.
C. truyện thơ Phạ-lắc Phạ-lam.
D. sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.
Câu 4: Dưới thời vua nào, nước Lan Xang phân thành 7 tỉnh?
A. Pha Ngừm.
B. Xu-li-nha Vông-xa
C. Khún Bo-lom.
D. Phia Khâm Phòng
=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 7: Vương quốc Lào