Trắc nghiệm đúng sai KHTN 8 kết nối Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức

BÀI 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC

Câu 1: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Chất xúc tác là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học.

b) Tốc độ phản ứng hóa học chỉ phụ thuộc vào nồng độ của chất tham gia phản ứng.

c) Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học.

d) Khi tăng nồng độ, nhiệt độ hoặc diện tích bề mặt tiếp xúc của chất tham gia phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng lên.

Đáp án:

a) Sai

b) Sai

c) Đúng

d) Đúng

Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Để đánh giá mức độ diễn ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học người ta dùng khái niệm tốc độ phản ứng.

b) Chất xúc tác là chất tham gia gián tiếp vào phản ứng hóa học, làm tăng tốc độ phản ứng.

c) Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào thời gian phản ứng.

d) Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, có khối lượng thay đổi trong quá trình phản ứng.

Đáp án:

Câu 3: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ của hầu hết phản ứng sẽ tăng.

b) Chất xúc tác đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu.

c) Các lỗ nhỏ trên viên than tổ ong có tác dụng làm tăng nhiệt độ khi than cháy.

d) Một chất xúc tác có thể là chất xúc tác cho tất cả các phản ứng.

Đáp án:

Câu 4: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Có thể dùng chất ức chế để làm giảm tốc độ của phản ứng.

b) Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy, dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.

c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clinker (trong sản xuất xi măng) sẽ khiến phản ứng xảy ra nhanh hơn.

d) Phản ứng điều chế oxygen từ KMnO4 nhanh hơn từ KClO3 có mặt MnO2.

Đáp án:

Câu 5: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.

b) Các phản ứng khác nhau thìt ốc độ phản ứng vẫn giống nhau.

c) Các chất bảo quản là loại chất xúc tác được sử dụng trong thực phẩm để ngăn ngừa sự thối rữa hay hư hỏng.

d) Than cháy trong khí oxygen nguyên chất nhanh hơn khi cháy ở ngoài không khí.

Đáp án:

Câu 6: Cho hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 2M dư.

Thí nghiệm 2: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 0,5M dư.

Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Nồng độ các chất phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn.

b) Tốc độ phản ứng của thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2.

c) Tốc độ phản ứng của hai thí nghiệm bằng nhau.

d) Không thể so sánh được tốc độ phản ứng của hai thí nghiệm.

Đáp án:

Câu 7: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Phản ứng lên men rượu xảy ra nhanh.

b) Phản ứng giữa nước chanh và nước rau muống (xuất hiện màu hồng nhạt) là phản ứng hoá học xảy ra nhanh.

c) Phản ứng đốt cháy than trong không khí nhanh hơn phản ứng sắt bị gỉ trong không khí.

d) Phản ứng cháy nổ xảy ra chậm.

Đáp án:

Câu 8: Thực hiện thí nghiệm sau:

Lấy hai ống nghiệm giống hệt nhau, kí hiệu lần lượt là A và B.

Cho vào 2 ống nghiệm cùng một khối lượng dung dịch HCl nhưng nồng độ các dung dịch khác nhau.

Cho cùng một lượng đá vôi dạng viên vào 2 ống nghiệm trên. Phản ứng xảy ra như sau:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Sau 1 phút, cân lại khối lượng hai ống nghiệm. Thu được kết quả sau:

- Ống nghiệm A: khối lượng giảm 0,44 g.

- Ống nghiệm B: khối lượng giảm 0,56 g.

Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Không thể so sánh được nồng độ của hai ống nghiệm.

b) Dung dịch trong ống nghiệm B có nồng độ cao hơn.

c) Cả hai ống nghiệm đều có nồng độ bằng nhau.

d) Khí CO2 thoát ra làm khối lượng hỗn hợp giảm.

Đáp án:

Câu 9: Cho hai miếng kẽm giống nhau vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4. Ống nghiệm 1 nồng độ dung dịch H2SO4 là x(M), ống nghiệm 2 nồng độ dung dịch H2SO4 là y(M). Người ta thực hiện phản ứng ở 2 ống nghiệm cùng thời gian và nhiệt độ, bấm giờ cho thấy

Thời gian bắt đầu xuất hiện bọt khí ở ống nghiệm 1: 5 giây

Thời gian bắt đầu xuất hiện bọt khí ở ống nghiệm 2: 8 giây.

Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Ta không thể kết luận được điều gì.

b) Dựa vào thời gian phản ứng ta có thể so sánh được x và y.

c) Ta kết luận được: x < y.

d) Ta kết luận được: x = y.

Đáp án:

Câu 10: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ cần vận dụng một yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.

b) Nấu thực phẩm trong nồi áp suất nhanh chín hơn so với khi nấu chúng ở áp suất thường.

c) Than cháy trong oxygen nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.

d)  Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.

Đáp án:

=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 8 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay