Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - Thời gian
Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - Thời gian. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vât lí 10 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng đều có thể xác định được vận tốc của chuyển động bằng công thức nào?
Câu 2: Trường hợp nào sau đây vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau?
A. Vật chuyển động theo một chiều.
B. Vật chuyển động thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi.
D. Luôn luôn bằng nhau về độ lớn.
Câu 3: Hãy chỉ ra câu không đúng?
A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
B. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.
C. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.
D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xi lanh là chuyển động thẳng đều.
Câu 4: Công thức nào sau đây là công thức tính tốc độ trung bình?
A. v=.
B. v=.
C. .
D. Cả đáp án A và B.
Câu 5: Khi vật chuyển động thẳng với vận tốc không đổi (v > 0). Hình nào sao đây biểu diễn đồ thị độ dịch chuyển thời gian của vật?
Câu 6: Chọn câu SAI.
Một người đi bộ trên một con đường thẳng. Cứ đi được 10 m thì người đó lại nhìn đồng hồ và đo khoảng thời gian đã đi. Kết quả đo được ghi trong bảng sau.
Lần | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Dd (m) | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 |
Dt(s) | 8 | 8 | 10 | 10 | 12 | 12 | 12 | 14 | 14 |
A. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 5 là 0,83 m/s.
B. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 3 là 1,00 m/s.
C. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 1 là 1,25 m/s.
D. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 0,91 m/s.
Câu 7: Khi vật đang chuyển động theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Quãng đường đi được vẫn có giá trị dương.
B. Độ dịch chuyển có giá trị âm.
C. Tốc độ có giá trị dương
D. Vận tốc có giá trị dương.
Câu 8: Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết điều gì?
A. Độ lớn vận tốc chuyển động.
B. Độ lớn quãng đường đi được của chuyển động.
C. Độ lớn thời gian chuyển động.
D. Độ lớn độ dịch chuyển của chuyển động.
Câu 9: Một chuyển động thẳng đều có đồ thị độ dịch chuyển – thời gian như hình vẽ. Tìm kết luận sai mà một học sinh đã suy ra từ đồ thị.
A. Vật chuyển động ngược chiều dương.
B. Vật đi được quãng đường có chiều dài tính từ thời điểm ban đầu đến thời điểm .
C. Ở thời điểm thì vật dừng lại.
D. Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết độ lớn vận tốc chuyển động.
Câu 10: Chọn câu đúng?
A. Hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng được tính bằng công thức .
B. Vận tốc có giá trị bằng hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn trong đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng.
C. Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết độ lớn vận tốc chuyển động.
D. Cả A, B, C đều đúng.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Theo đồ thị ở Hình 7.1, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian nào?
A. Từ 0 đến .
B. Từ đến .
C. Từ 0 đến , và từ đến .
D. Từ 0 đến .
Câu 2: Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều?
A. II và III.
B. I và IV.
C. I và III.
D. II và IV.
Câu 3: Xác định phương trình chuyển động và độ lớn vận tốc của hai chuyển động có đồ thị ở Hình 7.2?
A. = 60+10t; =10km/h
= −10t; = 10km/h
B. = 60−10t; =10km/h
=12t; =12km/h
C. = 60−20t; =20km/h
= 12t; =12km/h
D. = −10t; =10km/h
=12t; =12km/h
Cho đồ thị ở Hình 7.3. Hãy lựa chọn đáp án cho câu hỏi 4,5.
Câu 4: Xác định vị trí và thời điểm các chuyển động (I) và (II) gặp nhau?
A. 2 chuyển động gặp nhau tại thời điểm 1,5 h; cách điểm khởi hành của (I) 45 km.
B. 2 chuyển động gặp nhau tại thời điểm 1,5 h; cách điểm khởi hành của (I) 90 km.
C. 2 chuyển động gặp nhau tại thời điểm 2,5 h; cách điểm khởi hành của (I) 90 km.
D. 2 chuyển động gặp nhau tại thời điểm 1 h; cách điểm khởi hành của (I) 45 km.
Câu 5: Xác định vị trí và thời điểm các chuyển động (III) và (II) gặp nhau?
A. 2 chuyển động gặp nhau tại thời điểm 2h15p; cách điểm khởi hành của (II) 45 km.
B. 2 chuyển động gặp nhau tại thời điểm 2,5 h; cách điểm khởi hành của (II) 90 km.
C. 2 chuyển động gặp nhau tại thời điểm 2,5 h; cách điểm khởi hành của (II) 45 km.
D. 2 chuyển động gặp nhau tại thời điểm 1,5 h; cách điểm khởi hành của (II) 45 km.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Một xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ chạy thẳng tới B với vận tốc không đổi 40 km/h. Một ô tô xuất phát từ B lúc 8 giờ chạy với vận tốc không đổi 80 km/h theo cùng hướng với xe máy. Biết khoảng cách AB = 20 km. Chọn thời điểm 6 giờ là mốc thời gian, chiều từ A đến B là chiều dương. Xác định vị trí và thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy .
A. Thời điểm hai xe gặp nhau là 6,5h; địa điểm gặp nhau cách điểm khởi hành của xe máy 140 km.
B. Thời điểm hai xe gặp nhau là 9,5h; địa điểm gặp nhau cách điểm khởi hành của xe máy 140 km.
C. Thời điểm hai xe gặp nhau là 3,5h; địa điểm gặp nhau cách điểm khởi hành của xe máy 140 km.
D. Thời điểm hai xe gặp nhau là 6h; địa điểm gặp nhau cách điểm khởi hành của xe máy 120 km
Cho đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng được vẽ trong Hình 7.4.
Lựa chọn đáp án cho câu 2, 3.
Câu 2: Xác định tốc độ chuyển động trong khoảng thời gian từ 0,5-2,5h?
A. -40 km/h
B. 40 km/h
C. 160 km/h
D. 9,2 km/h
Câu 3: Xác định vận tốc của chuyển động trong khoảng thời gian từ 0h-3,25h?
A. – 9,2 km/h
B. 9,2 km/h
C. 14,5 km/h
D. -14,5 km/h
Dựa vào hình 7.5 vẽ đồ thị chuyển động của ba vật, hãy chọn đáp án cho câu hỏi 4,5
Câu 4: Vật nào chuyển động đều, vật nào chuyển động không đều?
A. (I) và (II) chuyển động thẳng đều, (III) chuyển động thẳng không đều.
B. (I) chuyển động thẳng đều, (II) và (III) chuyển động thẳng không đều.
C. (II) chuyển động thẳng đều, (I) và (III) chuyển động thẳng không đều.
D. (III) chuyển động thẳng đều, (I) và (II) chuyển động thẳng không đều.
Câu 5: Phương trình chuyển động của các vật có dạng như thế nào?
A. d = 10t – 10 (km)
B. d = 10t – 40 (km)
C. d = 40 - 5t (km)
D. d = 10t (km)
4. VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)
Câu 1: Chuyển động của một xe máy được mô tả bởi đồ thị sau. Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 20 s đầu tiên?
A. 1 m/s và 1 m/s.
B. 2 m/s và 1 m/s.
C. 1m/s và 2 m/s.
D. -1 m/s và 2 m/s.
Câu 2: Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của một chiếc xe ô tô đồ chơi chạy bằng pin được ghi ở bảng dưới đây. Dựa vào bảng này để tính vận tốc của xe trong ba giây đầu.
Độ dịch chuyển (m) | 1 | 3 | 5 | 7 | 7 | 7 |
Thời gian(s) | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A. -2 m/s
B. - 2,5 m/s
C. 2,5m/s
D. 2 m/s
Hai người ở hai đầu một đoạn đường thẳng AB dài 10 km đi bộ đến gặp nhau. Người ở A đi trước người ở B 0,5 h. Sau khi người ở B đi được 1 h thì hai người gặp nhau. Biết hai người đi nhanh như nhau.
Lựa chọn đáp án cho câu hỏi 3,4,5
Câu 3: Viết phương trình chuyển động của người xuất phát từ B?
A. 8- 4,5t
B. d= 10- 4t
C. d = 8 - 4t
D. 10 -4,5t
Câu 4: Chọn chiều dương từ A đến B. Vận tốc của người xuất phát từ B?
A. 4 km/h.
B. -4 km/h.
C. - 5 km/h.
D. 10 km/h.
Câu 5: Xác định vị trí và thời điểm hai người gặp nhau.
A. Hai người gặp nhau sau khi người xuất phát từ A đi được 1,5 h tại vị trí cách A một khoảng là d = 4.1,5 = 6 km.
B. Hai người gặp nhau sau khi người xuất phát từ A đi được 1h tại vị trí cách A một khoảng là d = 4.1,5 = 6 km.
C. Hai người gặp nhau sau khi người xuất phát từ A đi được 1,5 h tại vị trí cách A một khoảng là d = 4km.
D. Hai người gặp nhau sau khi người xuất phát từ B đi được 1,5 h tại vị trí cách B một khoảng là d = 4km.
=> Giáo án vật lí 10 kết nối bài 7 : Đồ thị độ dịch chuyển – Thời gian ( 2 tiết)