Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Liệt kê và trình bày khái niệm các thể loại văn học Việt Nam mà em đã học?

Trả lời:

- Thơ: Là thể loại văn học sử dụng ngôn từ cô đọng, có nhịp điệu và âm điệu. Thơ thường thể hiện cảm xúc, tâm tư của tác giả. Ví dụ: thơ lục bát, thơ tự do.

- Truyện ngắn: Là thể loại văn học kể về một sự kiện hay câu chuyện trong một khoảng thời gian ngắn, thường có một hoặc hai nhân vật chính. Ví dụ: "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.

- Tiểu thuyết: Là thể loại văn học dài, kể về cuộc đời và số phận của nhân vật qua nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ: "Nhà giả kim" của Paulo Coelho (bản dịch tiếng Việt).

- Kịch: Là thể loại văn học được viết để biểu diễn trên sân khấu, có đối thoại và hành động giữa các nhân vật. Ví dụ: "Lôi Vũ" của Học Phi.

- Văn xuôi: Là thể loại văn học không có nhịp điệu như thơ, thường bao gồm các tác phẩm như truyện, tiểu thuyết, ký sự. Ví dụ: "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng.

Câu 2: So sánh giữa văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại?

Trả lời:

Văn học dân gian

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

Đặc điểm

Xuất phát từ truyền miệng, mang tính tập thể, phản ánh đời sống, tâm tư của nhân dân.

Xuất hiện trong thời kỳ phong kiến, thường viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, mang tính chất chính trị và đạo đức.

Xuất hiện từ thế kỷ 20, thường viết bằng chữ Quốc ngữ, phản ánh hiện thực xã hội và tâm tư con người trong bối cảnh đổi mới.

Nội dung

Thường liên quan đến các chủ đề như tình yêu, lao động, phong tục tập quán.

Thể hiện tư tưởng Nho giáo, ca ngợi công lao của vua chúa, hoặc phản ánh đời sống của tầng lớp trí thức.

ề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, tâm lý con người.

Ví dụ

Ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích.

"Truyện Kiều" của Nguyễn Du, "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn.

"Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng, "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh.

Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ?

Trả lời:

Câu 4: Đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam là gì?

Trả lời:

Câu 5: Kể tên các tác giả tiêu biểu của văn học viết Việt Nam?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: So sánh và cho ví dụ về câu đơn và câu ghép?

Trả lời:

*Câu đơn: Là câu chỉ có một chủ ngữ và một vị ngữ, diễn đạt một ý hoàn chỉnh.

Ví dụ: "Hôm nay trời mưa." (Chủ ngữ: "trời", Vị ngữ: "mưa")

Câu ghép: Là câu có hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập, thường được nối với nhau bằng liên từ hoặc dấu phẩy.

Ví dụ: "Hôm nay trời mưa, nhưng tôi vẫn đi học." (Hai mệnh đề: "Hôm nay trời mưa" và "tôi vẫn đi học")

Câu 2: Liên từ là gì? Cho ví dụ về liên từ?

Trả lời:

Định nghĩa: Liên từ là từ dùng để nối các từ, cụm từ hoặc câu lại với nhau, giúp thể hiện mối quan hệ giữa chúng.

Ví dụ:

+ Liên từ kết hợp: "và", "nhưng", "hoặc"

"Tôi thích đọc sách và xem phim."

+ Liên từ tương quan: "cả...lẫn", "không chỉ...mà còn"

"Cả anh lẫn chị đều đi học."

Câu 3: So sánh về cách dẫn trự tiếp và cách dẫn gián tiếp?

Trả lời:

Câu 4: Nêu khái niệm của điển tích và điển cố?

Trả lời:

Câu 5: Nêu quy tắc chung khi viết tắt tên của các tổ chức quốc tế?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1:Phân biệt giữa văn nghị luận tác phẩm văn học và văn nghị luận xã hội?

Trả lời:

Nghị luận xã hội

Nghị luận văn học

Chủ đề

Tập trung vào các vấn đề xã hội, hiện tượng đời sống, như ô nhiễm môi trường, bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới.

Tập trung vào tác phẩm văn học, phân tích nội dung, hình thức, phong cách của tác giả.

Mục đích

Nhằm nâng cao nhận thức, thuyết phục người đọc hành động, giải quyết vấn đề xã hội.

Nhằm làm sáng tỏ giá trị nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm, và cảm nhận của người đọc về nó.

Cách tiếp cận

 Thường sử dụng lập luận, dẫn chứng từ thực tiễn, số liệu, báo cáo.

Thường phân tích ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng trong tác phẩm.

Câu 2: Nêu dàn ý chung cho một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết bài văn phân tích một tác phẩm em yêu thích trong học kì 1 lớp 9?

Trả lời:

Người xưa vẫn hay nói “tình phụ tử không thể đẹp đẽ và ấm áp như tình mẫu tử” và có lẽ cũng chính vì nhận định đó nên hiếm có nhà văn nào viết về tình cha con. Trong số ít đó có thể kể đến Nguyễn Quang Sáng với truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được sáng tác năm 1966. Đây có thể được coi là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Truyện ngắn chắc hẳn đã lấy đi khá nhiều nước mắt của bạn đọc và cũng đã khắc sâu vào trong lòng những ai đã đọc truyện tình phụ tử sâu nặng.

Truyện kể về ông Sáu - 1 người chiến sĩ cách mạng. Ông xa nhà đi kháng chiến đã được 8 năm. Lần này được về phép ba ngày nên ông vô cùng phấn khởi khi nhận ra con gái của mình. Ông mừng rỡ chạy đến nhưng bé Thu Đã bỏ chạy vì sợ. Trong suốt 3 ngày ở nhà ông không dám đi đâu, suốt ngày bên con an ủi vỗ về mong con gọi một tiếng ba nhưng bé Thu luôn tìm cách lảng tránh ông. Nó nói trống không, hỗn xược với ông. Thậm chí trong bữa cơm tức giận quá ông đã đánh con bé. Thu liền chạy sang nhà bà ngoại. Ngày hôm sau trước khi ông Sáu lên đường bé Thu đã cất tiếng gọi ba. Cả ông Sáu và bé Thu đều bật khóc. Em đã cố níu giữ không cho ba đi nhưng vì công việc vì nhiệm vụ ông Sáu vẫn phải lên đường. Trước khi đi ông đã đồng ý với lời dặn của con là mua cho nó một cây lược. Ở chiến khu ông Sáu không nguôi nỗi nhớ về con, ân hận vì đã lỡ đánh con và nhớ tới lời dặn của con. Từ khi bắt được khúc ngà voi ông ra sức làm cho con cây lược, ông khắc lên đó dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu - con của ba”. Trong một trận càn ông Sáu bị thương nặng, trước lúc hi sinh ông đã trao lại cây lược ngà cho bác Ba với ánh mắt như muốn trao gửi lại tất cả cho người đồng đội của mình.

Hiện lên trong truyện ngắn là hình ảnh của bé Thu - một em bé miền Nam đã chịu nhiều thiệt thòi vì chiến tranh, là một đứa bé ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng cũng rất yêu mến cha của mình. Khi bé Thu đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà cùng với các bạn của em thì chiếc xuồng của ông Sáu cập bến. Khi nghe có người gọi “Thu! Con”, con bé giật mình, nó tròn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng, tái mặt đi, vụt chạy và thét lên “Má! Má!”. Đó là sự bất ngờ, ngạc nhiên và hoảng sợ của một đứa bé khi lần đầu tiên nghe có người gọi là con và xưng là ba của nó. Phản ứng ấy rất tự nhiên và phù hợp. Trong ba ngày ngắn ngủi, em nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm nó lại nói “Thì má cứ kêu đi” đến khi mẹ nó nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh thì nó gọi trống không “Vô ăn cơm” rồi lại “Cơm chín rồi”. Trong lần mẹ em phải đi ra chợ mua thức ăn, em ở nhà phải trông nồi cơm. Khi nghe nồi cơm sôi, em giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua. Vì nồi cơm hơi to không thể nhấc xuống nhưng vẫn không chịu nhờ ông Sáu. Lúc nồi cơm sôi lên sùng sục, em hơi sợ “nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên” và cuối cùng nó cũng đã tự mình múc nước ở nồi cơm “miệng lẩm bẩm điều gì không rõ”. Trong bữa cơm, khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá để vào chén nó đã hất cái trứng cá ra làm cơm văng tung tóe ra cả mâm. Bị ông Sáu đánh nó không khóc mà chạy ngay sang nhà bà ngoại khoe với bà và khóc. Cả đêm nó nằm im, lăn lộn và thở dài khi nghe bà ngoại lí giải mọi chuyện. Ngày hôm sau, khi ông Sáu lên đường nó cũng theo bà về, nó lặng lẽ đứng ở góc nhà, đôi mắt buồn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, “cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Lúc ông Sáu chuẩn bị lên đường, nó bỗng kêu thét lên “Ba..a..a..ba!”. “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người nghe thật xót xa”. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng ba như vỡ tung ra từ tận sâu trong đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tất cả cảm xúc dồn nén đến vỡ òa ra trong giây phút đỉnh điểm của sự xúc động, cảm xúc lần đầu tiên chạm đến thứ quý báu nhất trên đời, đó là tiếng gọi ba lần đầu tiên trong suốt 8 năm tuổi thơ chịu nhiều thiệt thòi. Rồi tình cảm của nó được biểu hiện bằng những nụ hôn “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Nó hôn lên vết thẹo dài bên má ba nó không chỉ là sự chuộc lỗi mà còn thể hiện tình cảm lớn lao mà nó dành cho ba. Vì vết thẹo đó mà nó ba nó đã phải chịu nhiều sự đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Người đọc nhận ra thái độ của em thay đổi đột ngột: em đã nhận ông Sáu là ba. Lúc này tình yêu ba của em dâng lên đầy mãnh liệt.

Còn về ông Sáu, trước sự ương bướng, ngang ngạnh của Thu ông Sáu vẫn là một người cha yêu con hết mực, vẫn cố gắng an ủi, vỗ về con. Sau 8 năm đi kháng chiến xa nhà, lần này được nghỉ phép ba ngày “cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh”. Xuồng vào bến, chợt nhận ra bé Thu, không thể chờ xuồng cập bến “anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra” và ông gọi to “Thu! Con” giọng lắp bắp run run “Ba đây con! Ba đây con! “.Khi bé Thu chạy đi vì hoảng sợ cũng là lúc ông Sáu “đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. Trong ba ngày nghỉ phép ông chẳng đi đâu cả, chỉ quanh quẩn ở nhà vỗ về, an ủi bé Thu mong em gọi một tiếng ba nhưng nó nhất quyết không chịu gọi. Bực mình trước sự ngang ngạnh và thái độ của Thu, không kìm nổi cảm xúc ông đã đánh con “giận quá, không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông con bé và hét lên: Sao mày cứng đầu quá vậy hả? “. Đang trong lúc tuyệt vọng nhất, ngỡ như bé Thu sẽ mãi mãi không bao giờ gọi là ba thì ông đã hạnh phúc tột cùng khi Thu nhận ông là ba, ông “vứt khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Nước mắt của ông Sáu chính là niềm vui sướng khi cuối cùng bé Thu đã chịu nhận ông là ba - niềm mong mỏi bấy lâu nay của ông Sáu. Rồi trước khi lên đường ông đã hứa sẽ mua cho nó một cây lược ngà.

Ở chiến khu, lúc nào ông cũng cảm thấy ân hận và day dứt vì đã đánh con. Từ khi bắt được khúc ngà voi ông Sáu vui lên hẳn. Ngày nào cũng cần mẫn, tỉ mỉ đẽo, gọt thành một chiếc lược ngà thật đẹp cho con gái yêu dấu. Ông còn khắc lên đó dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu - con của ba”. Từ ngày làm xong chiếc lược ông cũng bớt đi phần nào ân hận vì đã đánh con. Những lúc rảnh rỗi ông thường lôi chiếc lược ra mà ngắm rồi chải lên mái tóc cho chiếc lược thêm bóng mượt và ông càng mong được gặp con hơn. Không may mắn trong một trận càn của địch ông Sáu bị thương, trước khi nhắm mắt ông đã cố sức lấy chiếc lược ngà nhờ bác Ba gửi lại cho con gái. Đến giây phút cuối của cuộc đời người cha ấy vẫn luôn nghĩ tới con, dành trọn tình yêu cho đứa con gái bé bỏng.

Bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, đậm chất Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng rất thành công hình ảnh bé Thu và ông Sáu. Hai nhân vật chính cùng các tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn đã làm nổi bật lên tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, trong bom đạn khốc liệt. Tình cảm ấy là cội nguồn sức mạnh giúp con người Việt Nam vượt lên sự hủy diệt của bom đạn kẻ thù.

------------------------------

----------------- Còn tiếp ------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay