Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng lượng tiền nhất định được gọi là gì?

A. Giá trị trao đổi.

B. Giá cả thị trường.

C. Tiền tệ.

D. Giá trị sử dụng.

Câu 2: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?

A. Chức năng thông tin

B. Chức năng lưu thông hàng hoá

C. Chức năng phân bổ các nguồn lực

D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước

Câu 3: Giá cả hàng hoá được hiểu là gì?

A. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.

B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng.

C. Giá trị sử dụng của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền

D. Giá trị trao đổi được biểu hiện bằng tiền.

Câu 4: Giá cả thị trường là gì?

A. Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.

B. Giá cả hàng hoá do người mua quyết định trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

C. Giá bán thực tế của hàng hoá do người bán quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

D. Giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

Câu 5: Đâu không phải là chức năng của giá cả?

A. Sự biến động của giá cả cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều chỉnh

B. Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của các doanh nghiệp.

C. Giá cả điều tiết hành vi của người tiêu dùng

D. Giá cả duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.

Câu 6: Chức năng của giá cả là gì?

A. Cung cấp thông tin nhằm tạo ra cơ chế phân bổ nguồn lực của nền kinh tế.

B. Duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.

C. Tạo ra nguồn của cải vật chất và tinh thần cho người tiêu dùng.

D. Tạo lập nguồn vốn cho người sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Câu 7: Phương án nào không đúng về chức năng của giá cả thị trường?

A. Là căn cứ để người sản xuất kinh doanh thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hàng hoá.

B. Là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

C. Là căn cứ để người tiêu dùng điều tiết tăng hay giảm nhu cầu tiêu dùng.

D. Là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo.

Câu 8: Khi giá cả của một hàng hoá .................. sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hoá đó nhiều hơn nhưng lại làm nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hoá đó ......................

Cặp từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống?

A. leo thang, tăng vọt

B. giảm, giảm

C. tăng, giảm

D. tụt dốc, tăng cao

Câu 9: Khi giá cả của một hàng hoá .................., nhà sản xuất thu hẹp sản xuất nhưng nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hoá đó có xu hướng ………….

Cặp từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống?

A. không còn tăng, vẫn tăng cao

B. tăng, tăng

C. giảm, tăng

D. trở nên vô nghĩa, tăng cao

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Hành vi của chủ thể kinh tế nào sau đây không đúng?

A. Doanh nghiệp T tăng giá bán gas vì nhà cung cấp tăng giá.

B. Khi giá hoa hồng tăng lên, nhiều hộ nông dân mở rộng quy mô trồng hoa

C. Cửa hàng B ngừng bán xăng và treo biển “Hết xăng" khi thấy thông tin xăng tăng giá.

D. Cửa hàng trà sữa I tính thêm chi phí vào giá hàng hoá đối với dịch vụ giao hàng tận nơi.

Câu 2: Chúng ta có thể đồng tình với ý kiến nào sau đây?

A. Giá cả quyết định bởi giá trị hàng hoá, giá trị của tiền tệ và quan hệ cung cầu.

B. Trên thị trường, giá cả luôn cao hơn giá trị của hàng hoá.

C. Khi giá cả của hàng hoá tăng lên sẽ kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.

D. Giá cả hàng hoá là số tiền phải trả cho một hàng hoá để lấy lãi từ những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.

Câu 3: Chúng ta có thể bác bỏ ý kiến nào sau đây?

A. Khi giá cả hàng hoá tăng cao, người tiêu dùng có ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng hàng hoá.

B. Khi giá cả hàng hoá tăng cho thấy nguồn cung cấp hàng hoá dồi dào.

C. Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó giảm có thể làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng về loại hàng hoá đó.

D. Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó tăng sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hoá đó nhiều hơn.

Câu 4: Khi giá thu mua hồ tiêu tăng lên, nhiều người dân ở tỉnh T đã chuyển một phần diện tích đất trồng cà phê sang trồng hồ tiêu. Chức năng của giá cả trong trường hợp này là gì?

A. Cung cấp thông tin

B. Phân bổ nguồn lực giữa các ngành sản xuất khác nhau

C. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, điều tiết, kích thích nền kinh tế.

D. Không có chức năng gì

Câu 5: Khi giá xăng tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải, Chính phủ đã ra một chính sách để làm giảm 10% giá xăng. Chức năng của giá cả trong trường hợp này là gì?

A. Cung cấp thông tin

B. Phân bổ nguồn lực giữa các ngành sản xuất khác nhau

C. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, điều tiết, kích thích nền kinh tế.

D. Không có chức năng gì

Câu 6: Giá thuê một công ty công nghệ để làm ra một phần mềm ở Việt Nam rẻ hơn so với ở các nước khác. Công ty X ở Singapore đã thuê các công ty ở Việt Nam thực hiện 60% dự án của công ty. Điều đó đã giúp công ty X đạt được nhiều lợi nhuận hơn vì chi phí thuê nhân công rẻ.

Chức năng của giá cả thị trường trong trường hợp này là gì?

A. Cung cấp thông tin

B. Phân bổ nguồn lực giữa các ngành sản xuất khác nhau

C. Không có chức năng gì

D. Cả A và B.

Câu 7: A dùng 500000 để đi chơi lô đề. Trong trường hợp này, giá cả thị trường thể hiện chức năng gì?

A. Cung cấp thông tin

B. Phân bổ nguồn lực giữa các ngành sản xuất khác nhau

C. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, điều tiết, kích thích nền kinh tế.

D. Không có chức năng gì

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Doanh nghiệp H chuyên sản xuất và cung cấp thép cho các xí nghiệp trong địa phương. Khi thấy giá thép liên tục tăng thì doanh nghiệp H đã gom hàng, giữ hàng trong kho chờ tăng giá để bán.

Đánh giá nào là hợp lí về việc làm của doanh nghiệp H?

A. Hành vi của doanh nghiệp H là hành vi đầu cơ tích trữ, găm hàng hóa để thu lợi nhuận bất chính.

B. Đây là một hành vi trái với pháp luật, không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng do biến động của giá cả mà còn làm cho hoạt động của thị trường căng thẳng, mất ổn định, gây khó khăn cho việc điều tiết thị trường của Nhà nước.

C. Cả A và B.

D. Đây là một chiến lược kinh doanh đúng đắn, hợp pháp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Câu 2: Khi đợt dịch mới chỉ bắt đầu ở nước ngoài, hiệu thuốc X đã biết rằng dịch sớm muộn sẽ đến Việt Nam nên đã đầu cơ, tích chữ nhiều mặt hàng mà người dân có khả năng phải mua nhiều khi dịch tràn đến. Mặc dù lúc này hiệu thuốc X phải đầu tư nhiều tiền của hơn bình thường nhưng khi đến thời cơ sẽ bán giá cao để kiếm lời. Và quả thực là như vậy.

Đâu không phải là một đánh giá đúng về hiệu thuốc X?

A. Hiệu thuốc X có hiểu biết về bệnh dịch và tầm nhìn kinh doanh rất tốt.

B. Việc đầu cơ, tích trữ như vậy là trái pháp luật, gây rối loạn thị trường.

C. Một con sâu không thể làm rầu nồi canh, một hiệu thuốc làm vậy không khiến cho thị trường gặp vấn đề gì cả.

D. Hiệu thuốc X đã lợi dụng chức năng phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất của giá cả thị trường.

Câu 3: Nhận thấy nhu cầu mua sữa tăng chiều cao cho trẻ tăng cao, công ty U đã đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, nhập, mua công nghệ từ nước ngoài để tăng cường sản xuất loại sữa này.

Chức năng phân bổ nguồn lực của giá cả thị trường được thể hiện như thế nào?

A. Công ty U tăng cường sản xuất loại sữa mới, giảm bớt việc sản xuất các loại sữa khác.

B. Công ty U nhận ra nhu cầu mua sữa mới tăng cao.

C. Công ty U mua công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

D. Chức năng này không được thể hiện ở trong trường hợp này.

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Vì sao giá cả thị trường có chức năng là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, điều tiết, kích thích nền kinh tế?

A. Vì giá cả cho Nhà nước biết tình trạng kinh tế của khu vực, đất nước đang như thế nào.

B. Giá cả quyết định đến giá trị của đồng tiền.

C. Vì giá cả diễn tiến như thế nào quyết định đến mức độ mà Nhà nước có thể kiếm lời nên nhà nước muốn dùng nó để làm công cụ quản lí, điều tiết nền kinh tế.

D. Vì giá cả chi phối đến các quy luật của cơ chế thị trường và đó là lĩnh vực mà Nhà nước luôn can thiệp.

=> Giáo án KTPL 10 chân trời bài 5: Giá cả thị trường và chức năng giá cả thị trường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay