Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời Bài 5: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM 

BÀI 5: ÔNG TRẠNG NỒI   

VIẾT: ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC TRƯỚC MỘT SỰ VIỆC

(21 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc thường có mấy phần chính?

A. 2 phần.               B. 3 phần.               C. 4 phần.               D. 5 phần.

Câu 2: Phần nào thường được sử dụng để giới thiệu chủ đề của đoạn văn?

A. Câu mở đầu.

B. Các câu tiếp theo.

C. Câu kết thúc.

D. Câu phụ lục.

Câu 3: Trong phần câu mở đầu, ta có thể làm gì để giới thiệu chủ đề?

A. Nêu tình cảm, cảm xúc trước sự việc.

B. Phân tích chi tiết.

C. Giới thiệu và nêu ấn tượng về sự việc.

D. Khẳng định tình cảm, cảm xúc hoặc bày tỏ hi vọng, mong muốn, ... đối với sự việc.

Câu 4: Phần nào của đoạn văn dùng để phát triển chủ đề?

A. Câu mở đầu.

B. Các phần tiếp theo.

C. Câu kết thúc.

D. Câu phụ lục.

Câu 5: Trong phần các câu tiếp theo, người viết thường làm gì?

A. Khẳng định tình cảm, cảm xúc hoặc bày tỏ hi vọng, mong muốn, ... đối với sự việc.

B. Giới thiệu và nêu ấn tượng về sự việc.

C. Thể hiện tình cảm, cảm xúc về công việc, thái độ, .... của mọi người hoặc về kết quả ý nghĩa của một sự việc. 

D. Nêu câu hỏi tu từ nhằm giới thiệu và nêu ấn tượng về một sự việc nào đó.

Câu 6: Phần cuối cùng của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc gọi là gì?

A. Câu mở đầu.

B. Các câu tiếp theo.

C. Câu kết thúc.

D. Câu tóm tắt.

Câu 7: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc thường sử dụng yếu tố nào để tạo nên sự sinh động và lôi cuốn?

A. Sử dụng từ ngữ miêu tả chi tiết, chân thực về ngoại hình nhân vật.

B. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc và diễn đạt trước một sự việc.

C. Sử dụng số liệu và dẫn chứng cụ thể.

D. Sử dụng ngôn ngữ trang trọng và mang tính chất khoa học.

Câu 8: Yếu tố nào là quan trọng nhất trong một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc?

A. Miêu tả chi tiết về khung cảnh xung quanh.

B. Số lượng câu văn trong đoạn.

C. Sử dụng cấu trúc câu ngắn gọn, súc tích.

D. Từ ngữ biểu cảm và cách sử dụng hình ảnh gợi tả cảm xúc.

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc cần tránh điều gì?

A. Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.

B. Lạm dụng quá nhiều từ ngữ hoa mỹ, dài dòng.

C. Miêu tả suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật.

D. Sử dụng câu cảm thán khi cần thiết.

Câu 2: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc thường nhấn mạnh điều gì?

A. Mô tả chi tiết về ngoại hình của nhân vật.

B. Mô tả chi tiết về môi trường, khung cảnh xung quanh.

C. Đưa ra những số liệu, sự kiện cụ thể.

D. Bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp cảm xúc của mình trước một sự việc.

Câu 3: Khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình trước một sự việc người viết cần lưu ý điều gì để làm cho cảm xúc trở nên chân thật?

A. Diễn đạt một cách tự nhiên, sử dụng ngôn từ gần gũi với đời sống.

B. Sử dụng thật nhiều từ ngữ hoa mỹ và dài dòng.

C. Trình bày theo cấu trúc chặt chẽ như văn nghị luận.

D. Mô tả hành động của nhân vật một cách khách quan.

Câu 4: Vì sao trong đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc, người viết thường sử dụng từ ngữ gợi cảm, giàu sức biểu đạt?

A. Để làm đoạn văn dài hơn và phong phú hơn về từ ngữ.

B. Để chứng minh rằng người viết có vốn từ phong phú.

C. Để bộc lộ cảm xúc chân thật và truyền tải được cảm xúc đó đến người đọc.

D. Để tạo tính khách quan cho đoạn văn.

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Yếu tố nào sau đây không thuộc về đặc điểm của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc?

A. Từ ngữ biểu cảm, giàu hình ảnh gợi cảm xúc.

B. Tính chân thật, tự nhiên trong diễn đạt cảm xúc.

C. Sự mô tả chính xác, khách quan và trung lập.

D. Sử dụng câu cảm thán để nhấn mạnh cảm xúc.

Câu 2: Điểm khác biệt lớn nhất giữa đoạn văn miêu tả sự việc và đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc là gì?

A. Đoạn văn thể hiện cảm xúc thường tập trung vào khung cảnh xung quanh.

B. Đoạn văn thể hiện cảm xúc chủ yếu dùng ngôn ngữ biểu cảm và nhấn mạnh vào suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.

C. Đoạn văn thể hiện cảm xúc thường có số liệu cụ thể.

D. Đoạn văn thể hiện cảm xúc không sử dụng ngôn ngữ miêu tả.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay