Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều CĐ1 bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - Thời gian
Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ1 bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - Thời gian. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 2: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 3: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 4: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 5: Biểu thức gia tốc của một vật chuyển động thẳng có dạng tổng quát là
Câu 6: Đại lượng cho biết sự thay đổi của vận tốc là đại lượng nào trong các đại lượng sau?
A. Gia tốc
B. Độ dịch chuyển
C. Quãng đường
D. Vận tốc
Câu 7: Đồ thị vận tốc - thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất?
Câu 8: Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?
A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian
B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian
C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian
D. Chuyển động tròn đều
Câu 9: Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi?
Câu 10: Cho đồ thị vận tốc - thời gian mô tả trạng thái chuyển động của một xe tải. Kết luân nào sau đây là sai?
A. Chuyển động này được chia làm 3 giai đoạn
B. Giai đoạn 1: chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi – có đồ thị là đường nằm ngang song song với trục thời gian.
C. Giai đoạn 2: chuyển động nhanh dần, độ dốc vừa phải.
D. Giai đoạn 3: chuyển động chậm dần, độ dốc lớn, dừng lại nhanh.
Câu 11: Đồ thị vận tốc - thời gian của một vật chuyển động thẳng ở hình cho biết:
A. Vật chuyển động đều
B. Vật đang đứng yên
C. Vật chuyển động không đều
D. Vật chuyển động biến đổi đều.
Câu 12: Nếu một vật chuyển động thẳng đều thì
A. gia tốc của nó dương
B. gia tốc của nó âm
C. gia tốc của nó bằng 0
D. tốc độ của nó bằng 0
Câu 13: Trong chuyển động tròn đều thì:
A. Vec tơ vận tốc thay đổi cả về hướng và độ lớn
B. Vec tơ vận tốc không thay đổi cả về hướng và độ lớn
C. Vec tơ vận tốc chỉ thay đổi cả về hướng
D. Vec tơ vận tốc chỉ thay đổi cả về độ lớn
Câu 14: Diện tích khu vực dưới đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?
A. Thời gian.
B. Gia tốc.
C. Độ dịch chuyển.
D. Vận tốc.
Câu 15: Tốc độ của một vật tăng trong khi gia tốc của vật đang giảm xảy ra trong trường hợp nào ?
A. Chuyển động nhanh dần không đều
B. Chuyển động nhanh dần đều
C. Chuyển động tròn đều
D. Chuyển động chậm dần đều
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?
A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (+).
B. vận tốc là hằng số; gia tốc thay đổi.
C. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
D. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
Câu 2: Hình dưới là đồ thị vận tốc - thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng. Trường hợp nào sau đây là đúng?
A. Trong khoảng thời gian từ 2s đến 5 s xe đứng yên.
B. Xe trở về vị trí ban đầu lúc t = 9 s.
C. Trong 4 s cuối, xe giảm tốc với gia tốc 12 m/s2.
D. Trong 2 s đầu tiên, xe tăng tốc với gia tốc 6 m/s2.
Câu 3: Từ trạng thái đứng yên, một vật chuyển động với gia tốc 4 m/s2 trong 3 s. Vận tốc của vật sau 3 s là:
A. 8 m/s.
B. 10 m/s.
C. 12 m/s.
D. 14 m/s.
Câu 4: Hình 8.1 là đồ thị vận tốc - thời gian của một thang máy khi đi từ tầng 1 lên tầng 3 của toà nhà chung cư. Mô tả chuyển động của thang máy nào sau đây là sai?
A. Từ 0 s đến 0,5 s: thang máy chuyển động nhanh dần đều từ dưới lên.
B. Từ 0,5 s đến 2,5 s: thang máy chuyển động đều.
C. Từ 2,5 s đến 3 s: thang máy chuyển động chậm dần đều và dừng lại.
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 5: Một ô tô tải đang chạy trên đường thẳng với vận tốc 18 km/h thì tăng dần đều vận tốc. Sau 20 s, ô tô đạt được vận tốc 36 km/h.
Tính gia tốc của ô tô.
A. 0,1 m/s2
B. 0.25 m/s2
C. 0.3 m/s2
D. 0.45 m/s2
Câu 6: Một ô tô đang đi với tốc độ 14 m/s thì gặp đèn đỏ phía trước. Người lái hãm phanh và ô tô dừng lại sau 5,0 s. Tính gia tốc của ô tô.
A. -3 m/s2
B. -2,3 m/s2
C. -2,8 m/s2
D. -2 m/s2
Câu 7: Một chiếc xe thể thao đang chạy với tốc độ 110 km/h thì hãm phanh và dừng lại trong 6,1 giây. Tìm gia tốc của nó.
A. -3 m/s2
B. -4 m/s2
C. -5 m/s2
D. -6 m/s2
Câu 8: Một ô tô thể thao tăng tốc trên đường thử thẳng từ trạng thái đứng yên lên 70 km/h trong 6,3 s. Gia tốc trung bình của nó là bao nhiêu?
A. 3,1 m/s2
B. 4,1 m/s2
C. 5,5 m/s2
D. 4,5 m/s2
Câu 9: Một đoàn tàu hỏa đang đi trên đường thẳng với tốc độ 115km/h. Tàu phanh và mất 1,5 phút để dừng lại. Gia tốc trung bình của nó khi phanh có giá trị là bao nhiêu?
A. 0,35 m/s2
B. 0,5 m/s2
C. -0,35 m/s2
D. -0,5 m/s2
Câu 10: Một vận động viên chạy nước rút, đạt tốc độ tối đa là 9,0m/s trong 1,5 giây. Gia tốc trung bình của vận động viên này có giá trị là bao nhiêu?
A. 2 m/s2
B. 4 m/s2
C. 6 m/s2
D. 8 m/s2
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 10 m/s đến v2 = 15 m/s trong khoảng thời gian 2 s. Gia tốc của xe là:
A. 2,5 m/s2.
B. 5 m/s2.
C. 7,5 m/s2.
D. 12,5 m/s2.
Câu 2: Sử dụng dữ liệu dưới đây để trả lời các câu hỏi 2, 3, 4. Sau 10 s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54 km/h xuống còn 18 km/h. Tiếp đó, đoàn tàu chuyển động với vận tốc không đổi trong 30 s tiếp theo. Cuối cùng, nó chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn. Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn đầu tiên là:
A. - 1 m/s2.
B. - 3,6 m/s2.
C. 1 m/s2.
D. 3,6 m/s2.
Câu 3: Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn thứ 2 là:
A. 5 m/s2.
B. 3,6 m/s2 .
C. 1 m/s2.
D. 0 m/s2.
Câu 4: Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn cuối là:
A. 0,5 m/s2.
B. 1 m/s2.
C. - 0,5 m/s2.
D. - 1 m/s2.
Câu 5: Hình dưới là đồ thị vận tốc – thời gian của một xe chuyển động trên đường thẳng. Gia tốc của xe trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 s là:
A. 0,8 m/s2.
B. 0,6 m/s2.
C. 0,4 m/s2.
D. 0,2 m/s2.
Câu 6: Cho đồ thị dưới, hãy xác định độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian từ 5 s đến 10 s:
A. 5 m.
B. 10 m.
C. 15 m.
D. 20 m.
Câu 7: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc của xe là:
A. 1,5 m/s2.
B. 2 m/s2.
C. 0,5 m/s2.
D. 2,5 m/s2.
Câu 8: Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10 s. Độ thay đổi vận tốc trong khoảng thời gian này là?
A. 10 m/s.
B. 20 m/s.
C. 15 m/s.
D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Câu 9: Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng. Gia tốc của người đi xe máy trong thời gian 15 s cuối cùng là bao nhiêu?
A. 2 m/s2.
B. 3 m/s2.
C. -3 m/s2.
D. -2 m/s2.
Câu 10: Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s. Độ lớn của gia tốc.
A. -0,6 m/s2.
B. 23 m/s2.
C. 0,6 m/s2.
D. 11 m/s2.
Câu 11: Đồ thị vận tốc – thời gian (hình 1.7) biểu diễn chuyển động thẳng của ô tô trong khoảng thời gian 30 s. Tính độ dịch chuyển của chuyển động trong 30 s bằng đồ thị.
A. 420 m
B. 160 m
C. 240 m
D. 320 m
Câu 12: Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s2 trong 2,0 giây đầu tiên. Vận tốc của vận động viên sau 2,0 s là
A. 5 m/s
B. 10 m/s
C. 15 m/s
D. 20 m/s
Câu 13: Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Độ lớn gia tốc của ô tô là
A. -3 m/s2
B. 3 m/s2
C. -6 m/s2
D. 6 m/s2
Câu 14: Xác định độ biến thiên vận tốc sau 8 s của chuyển động được ghi ở bảng số liệu dưới.
A. 45 m/s
B. -45 m/s
C. -12,5 m/s
D. 12,5 m/s
Câu 15: Đồ thị bên dưới mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động của một vật đang chuyển động từ A đến B. Gia tốc của ô tô từ giây thứ 20 đến giây thứ 28 là bao nhiêu?
A. 2,5 m/s2
B. -2,5 m/s2
C. 0 m/s2
D. 5 m/s2
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Trên hình 1.6, a), b) và c) là đồ thị vận tốc – thời gian (v – t) của các vật chuyển động thẳng theo một hướng xác định. Các đồ thị gia tốc theo thời gian của các chuyển động này (a – t), được biểu diễn theo thứ tự xáo trộn là d), e) và g). Hãy chọn từng cặp đồ thị v – t và đồ thị a – t ứng với mỗi chuyển động.
A. a-e; b-d; c-g
B. a-d; b-e; c-g
C. a-e; b-g; c-d
D. a-g; b-d; c-e
Câu 2: Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động dọc theo trục x được thể hiện trong hình 1.5. Xác định gia tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian t = 5,00 s đến t = 15,0 s.
A. 1,3 m/s2
B. 1,4 m/s2
C. 1,6 m/s2
D. 1,8 m/s2
Câu 3: Dựa vào đồ thị câu 2, xác định gia tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian t = 0 s đến t = 20,0 s.
A. 0,5 m/s2
B. 0,8 m/s2
C. 1 m/s2
D. 2,3 m/s2
Câu 4: Một ô tô đang đi với vận tốc 50,0 km/h theo hướng bắc thì quay đầu đi về hướng tây với vận tốc 50,0 km/h. Tổng thời gian đi là 5,0 s. Tìm Gia tốc của xe.
A. 2,9 m/s2
B. 3,9 m/s2
C. 5 m/s2
D. 2 m/s2
Câu 5: Một chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 16m/s và gia tốc 2m/s2 thì tăng tốc cho đến khi đạt được vận tốc 24m/s thì bắt đầu giảm tốc độ cho đến khi dừng hẳn. Biết ô tô bắt đầu tăng vận tốc cho đến khi dừng hẳn là 10s. Hỏi quãng đường của ô tô đã chạy.
A. 80 m
B. 108 m
C. 188 m
D. Đáp án khác
=> Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian