Đề thi cuối kì 1 sinh học 12 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Sinh học 12 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Sinh học 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
SINH HỌC 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Trong quá trình phiên mã, chuỗi polynucleotide được tổng hợp theo chiều nào?
A. 5’ → 3’. B. 5’ → 5’. C. 3’ → 5’. D. 3’ → 3’.
Câu 2. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactose thì protein ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
A. liên kết vào vùng khởi động.
B. liên kết vào gene điều hòa.
C. liên kết vào vùng vận hành.
D. liên kết vào vùng mã hóa.
Câu 3. Dưới kính hiển vi quang học, hình thái nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở
A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối.
Câu 4. Locus là
A. vị trí xác định của phân tử DNA trên nhiễm sắc thể.
B. vị trí mà các gene có thể tiến hành phiên mã.
C. vị trí mà protein ức chế tương tác với gene.
D. vị trí xác định của gene trên nhiễm sắc thể.
Câu 5. Sơ đồ nào sau đây mô tả cơ chế phiên mã ngược?
A. DNA → RNA. B. RNA → DNA.
C. RNA → protein. D. DNA → DNA.
Câu 6. Kết quả lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gene quy định tính trạng đó
A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
C. nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. nằm ở ngoài nhân.
Câu 7. Tập hợp các kiểu hình khác nhau của cùng một kiểu gene được gọi là
A. mức phản ứng.
B. tương tác giữa kiểu gene và môi trường.
C. biến dị tổ hợp.
D. tương tác giữa các gene allele.
Câu 8. Lúa mì hoang dại (Aegilops speltoides) có bộ NST 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng của thể ba (2n + 1) của loài này có số lượng NST là
A. 15. B. 14. C. 13. D. 21.
Câu 9. Trong quần thể ngẫu phối, công thức nào sau đây thể hiện đúng cấu trúc di truyền của quần thể đối với một locus có hai allele A và a?
A. p + q = 1. B. p2+2pq+q2=1.
C. p2−2pq+q2 = 1. D. p+2q=1.
Câu 10. Đặc trưng di truyền của quần thể thể hiện ở
A. tần số allele và thành phần kiểu gene.
B. tỉ lệ giới tính của quần thể.
C. mật độ cá thể của quần thể.
D. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.
Câu 11. Theo lí thuyết, khi nói về sự di truyền các gene ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các gene trong tế bào chất thường di truyền theo dòng mẹ.
B. Các gene trên cùng 1 NST thường di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gene liên kết.
C. Các gene ở vùng không tương đồng trên NST giới tính Y chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới đực.
D. Các gene ở vùng không tương đồng trên NST X chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới cái.
Câu 12. Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gene AaXBY tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Hình dưới đây mô tả số lượng NST trong một tế bào sinh dưỡng của một người. Dạng đột biến số lượng NST nào được minh họa?
A. Thể một (2n – 1). B. Thể ba (2n + 1).
C. Thể bốn (2n + 2). D. Thể không (2n – 2).
Câu 14. Di truyền học quần thể là một lĩnh vực của di truyền học nghiên cứu về những nội dung nào dưới đây?
(1) Tần số các loại allele.
(2). Tần số các kiểu gene.
(3) Nghiên cứu về các đột biến gene và đột biến nhiễm sắc thể trong quần thể.
(4) Các yếu tố tác động làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene trong quần thể.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), 4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 15. Ở một quần thể đậu hà lan, xét một gene có hai allele (A và a), tần số allele A là 0,9. Theo lí thuyết, tần số allele a của quần thể này là
A. 0,81. B. 0,01. C. 0,1. D. 0,9.
Câu 16. Trong tính trạng nhóm máu Rh ở người, Rh dương tính là một đặc điểm thể hiện trội so với Rh âm tính. Một người phụ nữ có nhóm máu A và Rh dương tính có con gái nhóm máu O và Rh dương tính, con trai nhóm máu B và Rh dương tính. Kiểu hình nào sau đây là của người bố?
A. Nhóm máu A và Rh âm tính.
B. Nhóm máu O và Rh âm tính.
C. Nhóm máu B và Rh dương tính.
D. Nhóm máu AB và Rh dương tính.
Câu 17. Một thai nhi bị nghi ngờ mắc một chứng rối loạn nghiêm trọng, có thể phát hiện được về mặt sinh hóa trong tế bào của thai nhi. Phương pháp nào sau đây là hợp lí nhất để xác định thai nhi có mắc căn bệnh này hay không?
A. Xây dựng kiểu nhân của các tế bào soma của thai phụ.
B. Giải trình tự gene của người bố.
C. Siêu âm thai nhi để chẩn đoán.
D. Chọc dịch ối hoặc sinh thiết gai rau.
Câu 18. Một đột biến làm allele quy định enzyme xúc tác cho phản ứng tổng hợp diệp lục không bình thường, tức là không tạo ra diệp lục, lá có màu trắng. Trên cùng một cây, có những cành lá toàn màu xanh, có những cành lá toàn màu trắng hoặc có cành lá là thể khảm. Quan sát thông tin trong hình 4 và cho biết có bao nhiêu phát biểu dưới đây về đặc tính di truyền tính trạng này là không đúng?
A. Thể khảm chứa cả lục lạp màu trắng và lục lạp màu xanh.
B. Trong thể khảm chứa cả allele đột biến và allele bình thường.
C. Cơ thể mẹ là thể khảm về màu sắc lá sinh ra con tất cả đều là thể khảm giống mẹ.
D. Sự phân chia các lục lạp cho tế bào con của tế bào mẹ có thể không đều nhau.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Operon Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactose nhưng enzyme chuyển hoá lactose vẫn được tạo ra với một lượng như khi có lactose. Một học sinh đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau, các giải thích sau đây là Đúng hay Sai?
a. Enzyme chuyển hóa lactose luôn được tạo ra trong mọi loại môi trường.
b. Enzyme chuyển hóa lactose được tạo ra do sinh vật cộng sinh trong E. coli.
c. Do gene điều hoà (lacI) bị đột biến nên không tạo được protein điều hoà.
d. Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein điều hoà.
Câu 2. Hình dưới đây mô tả con đường chuyển hóa tạo ra màu vỏ ốc.
Mỗi phát biểu dưới đây là Đúng hay Sai?
a. Để có vỏ ốc màu nâu, cá thể phải có đầy đủ các allele trội A và B.
b. Sản phẩm của các allele A và B tương tác với nhau để hình thành nên màu vỏ ốc.
c. Đột biến mất chức năng ở gene A không ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gene B.
d. Phép lai giữa hai cá thể có vỏ màu trắng không thể tạo ra các thể con có vỏ ốc màu nâu.
Câu 3. Một bé trai mắc một bệnh di truyền hiếm gặp được sinh ra từ một cặp bố mẹ bình thường. Đứa trẻ này có người chị gái bình thường. Biết không có đột biến xuất hiện trong quá trình tạo giao tử. Mỗi phát biểu sau đây là Đúng hay Sai?
a. Nếu bệnh do allele liên kết nhiễm sắc thể X quy định thì xác suất chị gái dị hợp tử về cặp gene này là 50%.
b. Nếu những người họ hàng của người bố có xuất hiện người mắc bệnh thì khả năng bệnh do gene lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định cao hơn khả năng do gene trên nhiễm sắc thể X quy định.
c. Nếu bệnh do gene lặn trên NST thường quy định thì khả năng người chị gái mang gene bệnh là 50%.
d. Allele bệnh có thể nằm trên vùng gene của nhiễm sắc thể Y không có allele tương ứng trên X.
Câu 4. Ếch cây mắt đỏ (Agalychnis callidryas) sống ở vùng nhiệt đới Trung Mỹ, ếch cây mắt đỏ có đẻ trứng trên cây (trên lá) và khi nở nòng nọc rơi xuống vùng nước bên dưới. Karen Warkentin đã tiến hành thí nghiệm và nhận thấy tỉ lệ nở và độ tuổi trứng nở ở các loài cây khác nhau ở các ổ có sự xuất hiện của rắn mắt mèo (Letodeira septentrionalis) hoặc không (như hình bên). Những nhận định dưới đây là Đúng hay Sai khi giải thích hiện tượng trên?
a. Thời gian trứng ếch cây mắt đỏ nở không phụ thuộc vào sự không xuất hiện hoặc có sự xuất hiện của rắn mắt mèo.
b. Rắn xuất hiện làm thay đổi khả năng nở của trứng ếch tạo thuận lợi cho ếch.
c. Ếch thay đổi thời gian nở khi rắn xuất hiện do tính linh hoạt trong quá trình ấp trứng cho phép phôi sử dụng thông tin cục bộ về nguy cơ tử vong để đưa ra các quyết định hành vi tức thời trong quá trình nở.
d. Khi trứng của ếch mắt đỏ bị rung động hoặc bị đe dọa bởi sự hiện diện của rắn mắt mèo, các phôi bên trong có thể cảm nhận được mối nguy hiểm nên nở sớm hơn so với bình thường.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho các thành phần sau đây: mRNA của gene cấu trúc; các loại nucleotide A, U, G, G; RNA polymerase; DNA ligase; DNA polymerase. Số lượng các thành phần trên tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã các gene cấu trúc ở sinh vật nhân sơ là bao nhiêu?
Câu 2. Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài A là 2n = 16, của loài B là 2n = 14 và của loài C là 2n = 16. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ NST của loài E có bao nhiêu NST?
Câu 3. Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gene có 2 allele là A và a, trong đó số cá thể có kiểu gene đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. Tần số allele a trong quần thể này là bao nhiêu?
Câu 4. Khi lai hai cây lúa có kiểu hình giống nhau hạt gạo đục, chín sớm (kiểu gene của hai cây này khác nhau) thu được F1 có 1080 cây có hạt gạo đục, chín sớm; 421 cây có hạt gạo đục, chín muộn; 419 cây có hạt gạo trong, chín sớm; 80 cây có hạt gạo trong, chín muộn. Biết một gene quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gene quy định hai tính trạng đều nằm trên một nhiễm sắc thể, hoán vị diễn ra ở cả hai giới. Khoảng cách di truyền của hai gene nghiên cứu này là bao nhiêu cM?
Câu 5. Một người phụ nữ phát hiện ra rằng gia đình mình có tiền sử mắc một chứng bệnh rối loạn hiếm gặp di truyền do gene liên kết với nhiễm sắc thể X. Bệnh này gây ra các triệu chứng trong giai đoạn cuối đời. Mẹ và bố của người phụ nữ này không mắc bệnh nhưng cả ba người anh trai của người phụ nữ đều mắc bệnh. Xác suất mà người phụ nữ này cũng mắc bệnh là bao nhiêu phần trăm?
Câu 6. Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tương tác của hai gene A và B theo sơ đồ:
Gene a và b không có khả năng đó, hai cặp gene nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho cây có kiểu gene AaBb tự thụ phấn được F1. Trong số các cây hoa đỏ ở F1, cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (làm tròn đến 3 chữ số thập phân).
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: SINH HỌC 12 – CÁNH DIỀU
………………………………
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: SINH HỌC 12 – CÁNH DIỀU
Năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | |
1. Nhận thức sinh học | 10 | 2 | 2 | 1 | 4 | 2 | 1 | ||
2. Tìm hiểu thế giới sống | 1 | 1 | 2 | 8 | 1 | 1 | 1 | ||
3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học | 1 | 1 | 1 | ||||||
Tổng | 10 | 4 | 4 | 3 | 12 | 1 | 3 | 2 | 1 |
45% | 40% | 15% |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: SINH HỌC 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức sinh học | Tìm hiểu thế giới sống | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHỦ ĐỀ 1. DI TRUYỀN PHÂN TỬ | ||||||||||
1. Gene và cơ chế truyền thông tin di truyền | Biết | - Kết nối được thông tin theo logic có nghĩa các bước quá trình tái bản DNA theo trình tự đúng. - Nhận biết được các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã các gene cấu trúc ở sinh vật nhân sơ. - Nhận biết được thành phần cấu tạo của ribosome. - Trình bày được phiên mã ngược. | 2 | 1 | C2 | C1 | ||||
Hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
2. Điều hòa biểu hiện gene, hệ gene và đột biến gene | Biết | Trình bày được cơ chế điều hòa biểu hiện gene. | Giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm Operon Lac. | 1 | 4 | C2 | C1 a,b,c,d | |||
Hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
CHỦ ĐỀ 2. DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ | ||||||||||
1. NST là vật chất di truyền | Biết | - Nhận biết được cấu trúc siêu hiển vi của NST. - Nêu được khái niệm locus. | 2 | C3 C4 | ||||||
Hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
2. Đột biến nhiễm sắc thể | Biết | Nhận biết được các dạng đột biến nhiễm sắc thể. | Phân tích được cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST. | 1 | 1 | C8 | C2 | |||
Hiểu | Xác định được kết quả nghiên cứu dựa trên một giả thuyết khoa học. | 1 | C13 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
3. Thí nghiệm của Mendel, Morgan | Biết | - Phân tích được cơ chế di truyền giới tính và di truyền liên kết giới tính | 2 | C11 C12 | ||||||
Hiểu | Đưa ra được dự đoán về một giả thuyết khoa học. | Xác định được kết quả nghiên cứu dựa trên một giả thuyết khoa học. | Giải thích được sản phẩm của các allele của cùng một gene và của các gene khác nhau có thể tương tác với nhau quy định tính trạng. | 4 | 2 | C2 a,b,c,d | C2 | |||
Vận dụng | ||||||||||
3. Di truyền học người và di truyền y học | Biết | |||||||||
Hiểu | Xác định được kết quả nghiên cứu dựa trên một giả thuyết khoa học. | Đưa ra kết luận dựa trên một giả thuyết khoa học. | 1 | 4 | C16 | C3 a,b,c,d | ||||
Vận dụng | Xác định được khả năng mắc bệnh dựa vào các thế hệ trong gia định có tiền sử mắc hội chứng bệnh rối loạn hiếm gặp. | Đề xuất được một giải pháp để xác định thai nhi có mắc chứng rối loạn nghiêm trọng hay không. | 1 | 1 | C17 | C5 | ||||
CHỦ ĐỀ 3. DI TRUYỀN GENE NGOÀI NHÂN | ||||||||||
1. Di truyền gene ngoài nhân | Biết | Phát biểu được đặc trưng của gene ngoài nhân. | 1 | C6 | ||||||
Hiểu | ||||||||||
Vận dụng | Giải thích được một vấn đề dựa trên giả thuyết khoa học. | 1 | C18 | |||||||
2. Mối quan hệ kiểu gene, môi trường và kiểu hình | Biết | - Nêu được mối quan hệ giữa kiểu gene và môi trường. - Nhận biết được hiện tượng thường biến. | 1 | 1 | 1 | C7 | C4d | C1 | ||
Hiểu | Xác định được kết quả nghiên cứu dựa trên một giả thuyết khoa học. | 3 | C4 a,b,d | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
CHỦ ĐỀ 4. DI TRUYỀN QUẦN THỂ | ||||||||||
1. Các đặc trưng di truyền quần thể | Biết | Nêu được các đặc trưng di truyền của quần thể | Tóm tắt được những nội dung nghiên cứu về di truyền học quần thể. | 2 | C10 C14 | |||||
Hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
2. Cấu trúc di truyền quần thể | Biết | Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối. | Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể cà chua. | 2 | C9 C15 | |||||
Hiểu | Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể. | 1 | C3 | |||||||
Vận dụng |