Đề thi cuối kì 1 công dân 7 cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 7 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Công dân 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 7 cánh diều (bản word)
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Quan tâm là gì?
A. Là thường xuyên để ý tiểu tiết.
B. Là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
C. Là thường xuyên lo lắng đến vấn đề của người khác.
D. Là chỉ chú ý đến bản thân mình.
Câu 2 (0,25 điểm). Điền vào chỗ trống: “Trong cuộc sống, sự quan tâm, sẻ chia và đồng cảm chính là sợi dây gắn kết giúp....”
A. tạo dựng mối quan hệ mật thiết với mọi người xung quanh.
B. thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
C. đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ.
D. thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
Câu 3 (0,25 điểm). Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được biểu hiện không thông qua các hành vi, việc làm cụ thể như
A. an ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe.
B. giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
C. tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội.
D. từ chối giúp đỡ những người vô gia cư.
Câu 4 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Ganh ghét, đố kị với người khác.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
D. Không giao lưu kết bạn với người nghèo.
Câu 5 (0,25 điểm). Trong những việc làm sau, theo em việc nào nên làm để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Không chơi với những bạn học kém.
B. Gọi cấp cứu khi thấy tai nạn giao thông.
C. Rủ bạn đi chơi khi mẹ ốm.
D. Không quan tâm đến mọi người xung quanh.
Câu 6 (0,25 điểm). Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự quan tâm, chia sẻ?
A. Nhường cơm, sẻ áo.
B. Chia ngọt, sẻ bùi.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.
Câu 7 (0,25 điểm). Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải
A. tôn trọng mọi người.
B. chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
C. phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
D. phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.
Câu 8 (0,25 điểm). Điền vào chỗ trống: “Giữ chữ tín là một phẩm chất cao quý của con người. Niềm tin của mọi người bắt nguồn từ việc biết...”
A. giữ chữ tín, giữ lời hứa.
B. giữ niềm tin.
C. giữ chữ hiếu.
D. giữ đạo đức.
Câu 9 (0,25 điểm). Một người không giữ chữ tín
A. không nhận được sự tin tưởng của người khác.
B. chịu nhiều thiệt thòi.
C. làm việc gì cũng khó.
D. sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng.
Câu 10 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về đức tính giữ chữ tín?
A. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,...
B. Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.
C. Chữ tín trong cuộc sống chỉ quan trọng với một số người.
D. Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.
Câu 11 (0,25 điểm). Câu ca dao nào dưới đây bàn về chữ tín?
A. Thiếu cơm thiếu áo chẳng màng/ Thiếu tình đoàn kết, xóm làng không vui.
B. Một hòn chẳng đắp nên non/ Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.
C. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ/Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
D. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi, biểu hiện nào dưới đây thể hiện giữ chữ tín?
A. Hứa tất cả mọi việc để mọi người vui.
B. Luôn giữ lời hứa trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
C. Mượn dồ của bạn quên không trả.
D. Chỉ hứa suông.
Câu 13 (0,25 điểm). Quản lí tiền là
A. Biết tiết kiệm tiền trong mọi hoàn cảnh.
B. Biết ghi chép lại chi tiêu của bản thân.
C. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
D. Biết dùng tiền để đầu tư sinh lời.
Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
B. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
C. Rèn luyện tiết kiệm.
D. Chủ động chi tiêu hợp lí.
Câu 15 (0,25 điểm). Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta
A. Được mọi người xung quanh yêu quý.
B. Chủ động chi tiêu hợp lí.
C. Trở lên giàu có.
D. Rèn luyện khả năng ghi nhớ.
Câu 16 (0,25 điểm). Thiếu đức tính tiết kiệm, con người dễ rơi vào
A. Lạc hậu.
B. Bao dung.
C. Hà tiện.
D. Phung phí, hư hỏng.
Câu 17 (0,25 điểm). Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm?
A. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức.
B. Sử dụng sản phẩm làm ra một cách hợp lí với nhu cầu bản thân.
C. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật cần thiết.
D. Phung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian.
Câu 18 (0,25 điểm). Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?
A. Bạn B đang trên đường đi học, thấy một cụ bà chuẩn bị sang đường, bạn B đã giúp cụ bà qua đường an toàn.
B. Bố cho A tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000 đ, A chỉ ăn hết 10.000 đ và số tiền còn lại A bỏ vào lợn tiết kiệm.
C. Thấy T xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước, mẹ đã tắt vòi nước và dạy cho T hiểu cần phải tiết kiệm nước.
D. H có thói quen khóa vòi nước và tắt điện nhà vệ sinh sau khi sử dụng xong.
Câu 19 (0,25 điểm). Một nguyên nhân khách quan gây ra căng thẳng có thể là
A. tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.
B. sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
C. những thành công ở giai đoạn đầu.
D. sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trên thế giới.
Câu 20 (0,25 điểm). Đâu không phải một cách để ứng phó với căng thẳng?
A. Làm bài tập với tính chất là một hình thức giải trí sau những giờ chơi game căng thẳng.
B. Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.
C. Suy nghĩ tích cực.
D. Viết nhật kí.
Câu 21 (0,25 điểm). Một nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng có thể là
A. gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.
B. luôn có tinh thần tự tôn dân tộc.
C. luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.
D. sống vô tư, không nghĩ đến chuyện ngày mai, sau này.
Câu 22 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện của sự căng thẳng?
A. Mất ngủ là một biểu hiện về mặt thể chất khi căng thẳng.
B. Chán ăn là một biểu hiện về mặt tinh thần khi căng thẳng.
C. Cáu kỉnh, gây gổ là một biểu hiện về mặt hành vi khi căng thẳng.
D. Lo lắng, sợ hãi là một biểu hiện về mặt cảm xúc khi căng thẳng.
Câu 23 (0,25 điểm). “Trong trận đấu bóng đá hôm chủ nhật vừa rồi giữa những thanh niên trong làng, X đã có một suất trong đội hình ra sân. X đã sút rất nhiều nhưng không thể ghi được bàn nào. Không nản chí, với sự quyết tâm của mình, anh cuối cùng cũng ghi được 1 bàn vào những phút cuối hiệp 2, qua đó giúp đội của anh chiến thắng”.
Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng cho X?
A. X đã sút trượt rất nhiều.
B. Trận đấu quá căng thẳng, làm X chịu áp lực.
C. X một mặt thì đòi hỏi quá cao ở bản thân, mặt khác thì X không có người đến cổ vũ.
D. X không bị căng thẳng.
Câu 24 (0,25 điểm). Suy nghĩ của ai trong những tình huống dưới đây là đúng?
A. Gần đây Tuyết và bố mẹ có chuyện hiểu nhầm. Tuyết cho rằng bố mẹ không thương yêu mình nên không muốn nói chuyện và xa cách với bố mẹ
B. Hùng đang rất chán nản và thất vọng vì kết quả thi học kì của mình. Thấy Hùng như vậy nên Dương nghĩ sẽ rủ Hùng đi đá bóng và tâm sự với Hùng cho Hùng bớt buồn.
C. Vy đang rất đau lòng vì một người thân trong gia đình mới qua đời. Vy tìm đến bia vì cho rằng rượu bia khiến Vy quên đi được nỗi đau này.
D. Một số bạn trong lớp có phần xa lánh Hà vì Hà là con nhà nghèo, quần áo không đẹp. Điều này khiến Hà xấu hổ, buồn bực và cho rằng đó là do lỗi của bố mẹ.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Nêu những biểu hiện của việc học tập không tự giác, tích cực.
b. Có ý kiến cho rằng: “Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa”. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 2 (2,0 điểm).
a. Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao.
Việc làm của bà A là hành vi như thế nào?
b. Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút.
Trong tình huống này bạn A nên khắc phục như nào?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Bài 4: Học tập tự giác, tích cực | 3 | 1 | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 6 | 1 | 2,5 | ||
Bài 5: Giữ chữ tín | 3 | 0 | 2 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 6 | 1 | 2,5 | ||
Bài 6: Quản lí tiền | 3 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 2,5 | ||
Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng | 3 | 0 | 2 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 2,5 | ||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 | 8 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 24 | 4 | 10,0 | ||
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 4 | 6 | 1 | 6 | 1 | ||
Học tập tự giác, tích cực | Nhận biết | Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực | 3 | 1 | C1, C2, C3 | C1 ý a (TL) |
Thông hiểu | - Hiểu vì sao phải học tập tự giác, tích cực. - Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. | 2 | C4, C5 | |||
Vận dụng | Biết góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để khắc phục hạn chế này. | 1 | C6 | |||
BÀI 5 | 6 | 1 | 6 | 1 | ||
Giữ chữ tín | Nhận biết | Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín. | 3 | C1, C2, C3, C4 | ||
Thông hiểu | Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. | 2 | 1 | C5, C6 | C1 ý b (TL) | |
Vận dụng | Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. | 1 | C7, C8 | |||
BÀI 6 | 6 | 1 | 6 | 1 | ||
Quản lí tiền | Nhận biết | Nêu được ý nghĩa của việc quản lí hiệu quả. | 3 | C13, C14, C15 | ||
Thông hiểu | Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. | 2 | C16, C17 | |||
Vận dụng | Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. | 1 | 1 | C18 | C2 ý a (TL) | |
BÀI 7 | 6 | 1 | 6 | 1 | ||
Nhận diện tình huống căng thẳng | Nhận biết | Nêu được các tỉnh huống thường gây căng thẳng. | 3 | C19, C20, C21, | ||
Thông hiểu | Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng. | 2 | C22,C23 | |||
Vận dụng | Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng. | 1 | 1 | C24 | C2 ý b (TL) |