Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 4: Cơ chế thị trường
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Cơ chế thị trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
1. NHẬN BIẾT (16 câu)
Câu 1: Hệ thống các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là:
A. Thị trường.
B. Giá cả thị trường.
C. Cơ chế thị trường.
D. Kinh tế thị trường.
Câu 2: Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng lượng tiền nhất định được gọi là gì?
A. Giá trị trao đổi.
B. Giá cả thị trường.
C. Tiền tệ.
D. Giá trị sử dụng.
Câu 3: Đâu không phải quy luật kinh tế?
A. Quy luật giá trị
B. Quy luật cung - cầu
C. Quy luật cạnh tranh
D. Quy luật tiền tệ
Câu 4: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?
A. Chức năng thông tin
B. Chức năng lưu thông hàng hoá
C. Chức năng phân bổ các nguồn lực
D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước
Câu 5: Giá cả hàng hoá được hiểu là gì?
A. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng.
C. Giá trị sử dụng của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền
D. Giá trị trao đổi được biểu hiện bằng tiền.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng về cơ chế thị trường?
A. Cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn, tài nguyên, sức lao động trong mọi nền kinh tế.
B. Cơ chế thị trường là một kiểu cơ chế vận hành nền kinh tế do bản thân nền sản xuất hàng hoá hình thành.
C. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường, do sự tác động khách quan vốn có của nó.
D. Cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng, tự điều tiết lẫn nhau, của mối quan hệ biện chứng gắn bó giữa các yếu tố giá cả, cung cầu, cạnh tranh,...
Câu 7: Giá cả thị trường là gì?
A. Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.
B. Giá cả hàng hoá do người mua quyết định trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
C. Giá bán thực tế của hàng hoá do người bán quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
D. Giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng về cơ chế thị trường?
A. Cơ chế thị trường kích thích tối đa hoạt động của các chủ thể kinh tế hướng đến mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá chi phí.
B. Cơ chế thị trường kích thích mọi doanh nghiệp phải linh hoạt để cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có chất lượng.
C. Cơ chế thị trường kìm hãm doanh nghiệp cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, đổi mới khoa học công nghệ ứng dụng.
D. Cơ chế thị trường luôn luôn mang tính chất năng động, tích cực trong kinh tế thị trường.
Câu 9: Đâu không phải là chức năng của giá cả?
A. Sự biến động của giá cả cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều chỉnh
B. Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của các doanh nghiệp.
C. Giá cả điều tiết hành vi của người tiêu dùng
D. Giá cả duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.
Câu 10: Đâu là ưu điểm của cơ chế thị trường?
A. Cơ chế thị trường đã khiến các chủ thể kinh tế cạnh tranh không lành mạnh vì chạy theo lợi nhuận.
B. Cơ chế thị trường tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn tới lạm phát.
C. Cơ chế thị trường đã làm khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội ngày càng tăng lên
D. Cơ chế thị trường luôn đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải linh hoạt, sáng tạo để cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có chất lượng.
Câu 11: Chức năng của giá cả là gì?
A. Cung cấp thông tin nhằm tạo ra cơ chế phân bổ nguồn lực của nền kinh tế.
B. Duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.
C. Tạo ra nguồn của cải vật chất và tinh thần cho người tiêu dùng.
D. Tạo lập nguồn vốn cho người sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Câu 12: Đâu không phải là nhược điểm của cơ chế thị trường?
A. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn tới tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội.
B. Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp không quan tâm tới vấn đề môi trường dẫn tới cạn kiệt và suy thoái môi trường.
C. Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp không quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng nên sản xuất hàng kém chất lượng.
D. Sự vận hành tốt nhất của cơ chế thị trường tạo những cơ hội cho sự giàu có hợp pháp về vật chất của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Câu 13: Phương án nào không đúng về chức năng của giá cả thị trường?
A. Là căn cứ để người sản xuất kinh doanh thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hàng hoá.
B. Là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
C. Là căn cứ để người tiêu dùng điều tiết tăng hay giảm nhu cầu tiêu dùng.
D. Là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo.
Câu 14: Hành vi của chủ thể kinh tế nào sau đây đúng?
A. Doanh nghiệp mở rộng vùng trồng nguyên liệu khi đơn hàng của các đối tác tăng cao.
B. Công ti H ngưng bán xăng dầu và tích trữ khi nghe tin giá xăng tăng lên.
C. Cửa hàng vật tư y tế B đã bản khẩu trang y tế bán với giá cao khi nhu cầu mua của người dân tăng cao.
D. Tiệm thuốc thấy giá thuốc lên khi thấy trên thị trường thuốc khan hiếm.
Câu 15: Khi giá cả của một hàng hoá .................., nhà sản xuất thu hẹp sản xuất nhưng nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hoá đó có xu hướng ………….
Cặp từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống?
A. không còn tăng, vẫn tăng cao
B. tăng, tăng
C. giảm, tăng
D. trở nên vô nghĩa, tăng cao
Câu 16: Chủ thể kinh tế nào dưới đây không tôn trọng quy luật khách quan của cơ chế thị trường?
A. Công ti R cung cấp mặt hàng thịt bò đông lạnh cho hệ thống siêu thị C theo đúng yêu cầu
B. Do nhu cầu đi lại của người dân trong dịch Tết tăng cao, Công ti A đã tăng số chuyến xe trong ngày
C. Hộ kinh doanh T đã hạ giá thu mua thanh long tại vườn do thị trường xuất khẩu đóng cửa vì dịch bệnh.
D. Công tử H đã chế tạo bao bì sản phẩm bánh kẹo nhái thương hiệu nổi tiếng để bán ra thị trường.
2. THÔNG HIỂU (14 câu)
Câu 1: Hành vi của chủ thể kinh tế nào sau đây không đúng?
A. Doanh nghiệp T tăng giá bán gas vì nhà cung cấp tăng giá.
B. Khi giá hoa hồng tăng lên, nhiều hộ nông dân mở rộng quy mô trồng hoa
C. Cửa hàng B ngừng bán xăng và treo biển “Hết xăng" khi thấy thông tin xăng tăng giá.
D. Cửa hàng trà sữa I tính thêm chi phí vào giá hàng hoá đối với dịch vụ giao hàng tận nơi.
Câu 2: Quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa bên mua và bên bán trong sản xuất và trao đổi hàng hoá trên thị trường là:
A. Quy luật giá trị.
B. Quy luật cung - cầu.
C. Quy luật cạnh tranh.
D. Quy luật lưu thông tiền tệ.
Câu 3: Chúng ta có thể đồng tình với ý kiến nào sau đây?
A. Giá cả quyết định bởi giá trị hàng hoá, giá trị của tiền tệ và quan hệ cung cầu.
B. Trên thị trường, giá cả luôn cao hơn giá trị của hàng hoá.
C. Khi giá cả của hàng hoá tăng lên sẽ kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Giá cả hàng hoá là số tiền phải trả cho một hàng hoá để lấy lãi từ những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.
Câu 4: Câu tục ngữ “Cá lớn nuốt cá bé” chỉ quy luật kinh tế nào?
A. Quy luật giá trị
B. Quy luật cung - cầu
C. Quy luật cạnh tranh
D. Quy luật lưu thông tiền tệ
Câu 5: Chúng ta có thể bác bỏ ý kiến nào sau đây?
A. Khi giá cả hàng hoá tăng cao, người tiêu dùng có ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng hàng hoá.
B. Khi giá cả hàng hoá tăng cho thấy nguồn cung cấp hàng hoá dồi dào.
C. Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó giảm có thể làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng về loại hàng hoá đó.
D. Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó tăng sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hoá đó nhiều hơn.
Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Cơ chế thị trường tự khắc phục hiện tượng phân hoá giàu - nghèo trong xã hội.
B. Cơ chế thị trường tự điều tiết, khắc phục những nhược điểm của nó.
C. Cơ chế thị trường tạo môi trường rộng mở cho các mô hình kinh doanh mới theo sự phát triển của xã hội.
D. Nhà nước cần tăng cường quản lí vi mô nền kinh tế để khắc phục, hạn chế nhược điểm của cơ chế thị trường.
Câu 7: Khi giá thu mua hồ tiêu tăng lên, nhiều người dân ở tỉnh T đã chuyển một phần diện tích đất trồng cà phê sang trồng hồ tiêu. Chức năng của giá cả trong trường hợp này là gì?
A. Cung cấp thông tin
B. Phân bổ nguồn lực giữa các ngành sản xuất khác nhau
C. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, điều tiết, kích thích nền kinh tế.
D. Không có chức năng gì
Câu 8: Ý kiến nào sau đây không đúng?
A. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các chủ thể sản xuất khi tham gia vào thị trường.
B. Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào cơ chế thị trường.
C. Các quy luật kinh tế điều khiển các chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị trường.
D. Cơ chế thị trường thúc đẩy người sản xuất không ngừng cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, nâng cao tay nghề cho người lao động.
Câu 9: Chúng ta có thể đồng tính với ý kiến nào sau đây?
A. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế do sự tác động của các quy luật vốn có của nó.
B. Cơ chế thị trường chỉ đảm bảo cho người sản xuất, kinh doanh tự do lựa chọn và quyết định việc sản xuất, kinh doanh của mình.
C. Điều kiện sản xuất của các chủ thể kinh tế giống nhau và quy luật giá trị tác động như nhau dẫn đến sự phân hoá giàu – nghèo.
D. Trong chủ nghĩa xã hội không có cơ chế thị trường.
Câu 10: Khi giá xăng tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải, Chính phủ đã ra một chính sách để làm giảm 10% giá xăng. Chức năng của giá cả trong trường hợp này là gì?
A. Cung cấp thông tin
B. Phân bổ nguồn lực giữa các ngành sản xuất khác nhau
C. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, điều tiết, kích thích nền kinh tế.
D. Không có chức năng gì
Câu 11: Giá thuê một công ty công nghệ để làm ra một phần mềm ở Việt Nam rẻ hơn so với ở các nước khác. Công ty X ở Singapore đã thuê các công ty ở Việt Nam thực hiện 60% dự án của công ty. Điều đó đã giúp công ty X đạt được nhiều lợi nhuận hơn vì chi phí thuê nhân công rẻ.
Chức năng của giá cả thị trường trong trường hợp này là gì?
A. Cung cấp thông tin
B. Phân bổ nguồn lực giữa các ngành sản xuất khác nhau
C. Không có chức năng gì
D. Cả A và B.
Câu 12: Quy luật giá trị là gì?
A. Là quy luật điều tiết mối quan hệ giữa người sản xuất với những người tiêu dùng trên thị trường từ đó xác định giá cả và số lượng hàng hoá.
B. Là quy luật yêu cầu việc lưu thông tiền tệ cần phải căn cứ trên yêu cầu của lưu thông hàng hoá và dịch vụ.
C. Là quy luật yêu cầu các chủ thể sản xuất kinh doanh vừa hợp tác, vừa chấp nhận cạnh tranh.
D. Là quy luật yêu cầu các chủ thể kinh tế trao đổi hàng hoá phải dựa trên nguyên tắc ngang giá.
Câu 13: A dùng 500000 để đi chơi lô đề. Trong trường hợp này, giá cả thị trường thể hiện chức năng gì?
A. Cung cấp thông tin
B. Phân bổ nguồn lực giữa các ngành sản xuất khác nhau
C. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, điều tiết, kích thích nền kinh tế.
D. Không có chức năng gì
Câu 14: Đâu là quy luật lưu thông tiền tệ?
A. Là quy luật điều tiết mối quan hệ giữa người sản xuất với những người tiêu dùng trên thị trường từ đó xác định giá cả và số lượng hàng hoá.
B. Là quy luật yêu cầu việc lưu thông tiền tệ cần phải căn cứ trên yêu cầu của lưu thông hàng hoá và dịch vụ.
C. Là quy luật yêu cầu các chủ thể sản xuất kinh doanh vừa hợp tác, vừa chấp nhận cạnh tranh.
D. Là quy luật yêu cầu các chủ thể kinh tế trao đổi hàng hoá phải dựa trên nguyên tắc ngang giá.
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Doanh nghiệp H chuyên sản xuất và cung cấp thép cho các xí nghiệp trong địa phương. Khi thấy giá thép liên tục tăng thì doanh nghiệp H đã gom hàng, giữ hàng trong kho chờ tăng giá để bán.
Đánh giá nào là hợp lí về việc làm của doanh nghiệp H?
A. Hành vi của doanh nghiệp H là hành vi đầu cơ tích trữ, găm hàng hóa để thu lợi nhuận bất chính.
B. Đây là một hành vi trái với pháp luật, không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng do biến động của giá cả mà còn làm cho hoạt động của thị trường căng thẳng, mất ổn định, gây khó khăn cho việc điều tiết thị trường của Nhà nước.
C. Cả A và B.
D. Đây là một chiến lược kinh doanh đúng đắn, hợp pháp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Câu 2: Tại sao cơ chế thị trường có thể giúp phân phối lại các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu?
A. Vì cơ chế thị trường khiến cho người sản xuất, kinh doanh phải điều chỉnh các hoạt động của mình dựa theo tình hình của thị trường nếu không sẽ dẫn tới thua lỗ.
B. Vì cơ chế thị trường là một hệ thống kiểm soát, chi phối mọi hoạt động của nền kinh tế.
C. Vì đó là tối quan trọng của cơ chế thị trường nếu không đạt được hiệu quả, người ta sẽ thay bằng một cơ chế khác.
D. Vì cơ chế thị trường có tác động thực tế đến doanh nghiệp và các quy luật phát triển.
Câu 3: Khi đợt dịch mới chỉ bắt đầu ở nước ngoài, hiệu thuốc X đã biết rằng dịch sớm muộn sẽ đến Việt Nam nên đã đầu cơ, tích chữ nhiều mặt hàng mà người dân có khả năng phải mua nhiều khi dịch tràn đến. Mặc dù lúc này hiệu thuốc X phải đầu tư nhiều tiền của hơn bình thường nhưng khi đến thời cơ sẽ bán giá cao để kiếm lời. Và quả thực là như vậy.
Đâu không phải là một đánh giá đúng về hiệu thuốc X?
A. Hiệu thuốc X có hiểu biết về bệnh dịch và tầm nhìn kinh doanh rất tốt.
B. Việc đầu cơ, tích trữ như vậy là trái pháp luật, gây rối loạn thị trường.
C. Một con sâu không thể làm rầu nồi canh, một hiệu thuốc làm vậy không khiến cho thị trường gặp vấn đề gì cả.
D. Hiệu thuốc X đã lợi dụng chức năng phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất của giá cả thị trường.
Câu 4: Vì sao cơ chế thị trường có thể dẫn đến sự phân hoá giàu – nghèo?
A. Vì đó là một nhược điểm của cơ chế thị trường.
B. Vì sự cạnh tranh không lành mạnh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, kinh doanh.
C. Vì các quy luật giá cả, cạnh tranh dẫn đến sự khác biệt về lương mà mỗi người kiếm được.
D. Vì cơ chế thị trường có thể dẫn đến tình trạng mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển mạnh yếu khác nhau, lợi nhuận thu được nhiều ít khác nhau và từ đó khiến cho người lao động ở mỗi nơi có thu nhập khác nhau. Từ đó nảy sinh sự phân hoá giàu – nghèo.
Câu 5: Hoạt động nào sau đây thể hiện nhược điểm của cơ chế thị trường?
A. Nhận thấy tình trạng có nhiều người muốn học tập các nội dung liên quan đến đồ hoạ, lập trình, anh A cùng các cộng sự đã thành lập một công ty cung cấp dịch vụ dạy và hỗ trợ việc làm cho những người muốn theo học tin học. Công ty nhờ đó đã lên như diều gặp gió.
B. Anh H ở một làng mà cả làng đều trồng dưa để bán. Cách thức trồng trọt, thu hoạch, buôn bán của cả làng đều giống nhau. Thấy vậy anh H đã quyết định học tập, đổi mới cách thức trồng trọt. Nhờ đó mà anh thu được sản lượng gấp đôi và tìm được nhiều đối tác mua bán lớn.
C. Hai công ty A và B đều kinh doanh lĩnh vực sữa uống. Chủ công ty A cảm thấy rằng nều không loại trừ được công ty B thì sẽ khiến cho công ty của mình khó duy trì đà tăng trưởng. Vì thế, ông đã cử một nhân viên thân tín của mình sang làm ở công ty kia để biết nhiều hơn về họ và từ đó đưa ra các cách thức nhằm hạ bệ công ty đối thủ.
D. Hai công ty X và Y cùng kinh doanh dịch vụ phần mềm máy tính. Hai công ty cảm thấy nếu hoạt động đơn lẻ như này sẽ không mang lại nhiều hiệu quả nên hai bên đã hợp tác cùng phát triển.
Câu 6: Nhận thấy nhu cầu mua sữa tăng chiều cao cho trẻ tăng cao, công ty U đã đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, nhập, mua công nghệ từ nước ngoài để tăng cường sản xuất loại sữa này.
Chức năng phân bổ nguồn lực của giá cả thị trường được thể hiện như thế nào?
A. Công ty U tăng cường sản xuất loại sữa mới, giảm bớt việc sản xuất các loại sữa khác.
B. Công ty U nhận ra nhu cầu mua sữa mới tăng cao.
C. Công ty U mua công nghệ tiên tiến của nước ngoài.
D. Chức năng này không được thể hiện ở trong trường hợp này.
Câu 7: Công ti T sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm và đóng gói với tên nhái các thương hiệu lớn. Ngoài ra, công ti còn mua mỹ phẩm từ nước ngoài và đóng gói, dán nhãn sản xuất ở Việt Nam.
Đánh giá nào đúng về công ty T?
A. Công ti T đã vi phạm pháp luật. Việc làm của công ty T thể hiện mặt trái của cơ chế thị trường.
B. Công ti T đã có nước đi rất hay giúp công ty phát triển mạnh mẽ mà không cần đầu tư nghiên cứu.
C. Việc làm của công ty T thể hiện ưu điểm của cơ chế thị trường.
D. Việc làm của công ty T giúp ích cho nền kinh tế đất nước, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Ở thời điểm hiện tại, tại sao Việt Nam không tạo ra một nền kinh tế mà không tồn tại những nhược điểm của cơ chế thị trường?
A. Tại vì trình độ Việt Nam chưa đủ tầm.
B. Đó là xu hướng chung của thế giới chứ không riêng gì Việt Nam.
C. Do Việt Nam còn nghèo đói và nếu xây dựng được một nền kinh tế như vậy sẽ dễ bị các thế lực thù địch chống phá.
D. Vì đó là một điều xa vời thực tiễn. Trong xã hội của chúng ta có rất nhiều vấn đề còn tồn đọng nên việc hạn chế những nhược điểm của cơ chế thị trường cũng đã rất khó chứ chưa nói đến việc xây dựng một nền kinh tế hoàn hảo.
Câu 2: Vì sao giá cả thị trường có chức năng là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, điều tiết, kích thích nền kinh tế?
A. Vì giá cả cho Nhà nước biết tình trạng kinh tế của khu vực, đất nước đang như thế nào.
B. Giá cả quyết định đến giá trị của đồng tiền.
C. Vì giá cả diễn tiến như thế nào quyết định đến mức độ mà Nhà nước có thể kiếm lời nên nhà nước muốn dùng nó để làm công cụ quản lí, điều tiết nền kinh tế.
D. Vì giá cả chi phối đến các quy luật của cơ chế thị trường và đó là lĩnh vực mà Nhà nước luôn can thiệp.
=> Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 4: Cơ chế thị trường