Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 5: Ngân sách nhà nước
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Ngân sách nhà nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây được gọi là bội chi ngân sách nhà nước?
A. Tổng thu lớn hơn tổng chi.
B. Tổng thu nhỏ hơn tổng chi.
C. Tổng thu lớn hơn hoặc bằng tổng chi
D. Tổng thu nhỏ hơn hoặc bằng tổng chi.
Câu 2: Chi ngân sách nhà nước không ảnh hưởng đến điều gì?
A. Việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
B. Mối quan hệ của các doanh nghiệp
C. Việc cân bằng an sinh xã hội
D. Việc tạo một nền tảng chính trị ổn định
Câu 3: Công dân đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng cách nào?
A. Nộp thuế, phí và lệ phí.
B. Tham gia lực lượng lao động.
C. Thành lập doanh nghiệp.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Đâu là một bộ phận của ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách chính phủ
B. Ngân sách đối ngoại
C. Ngân sách quốc phòng
D. Ngân sách địa phương
Câu 5: Tình huống nào dưới đây tất cả các nhân vật không phạm pháp luật?
A. Ông M đưa ông N là em trai minh vào danh sách nhận hỗ trợ của Chính phủ cho người dân vùng bão lũ. Tuy nhiên, thấy minh có điều kiện tốt hơn nhiều người khác nên ông N đã tự nguyện xin không nhận sự hỗ trợ này, nhường cho người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn.
B. Do phải nộp nhiều khoản không đúng theo quy định của pháp luật, người dân xã X yêu cầu cán bộ xã phải giải trình công khai các khoản thu chi. Tuy nhiên, cán bộ xã trả lời rằng, họ không có nghĩa vụ phải làm điều đó, trừ khi có yêu cầu từ cấp trên.
C. Các cơ quan nhà nước trong tỉnh A đều hưởng ứng phong trào tiết kiệm chi tiêu công, không sử dụng ô tô của cơ quan đưa nhân viễn đi tham quan, du lịch.
D. Anh A, một người sáng tạo nội dung Youtube (YouTuber), đã kiếm được rất nhiều tiền từ kênh của mình trên nền tảng Youtube nhưng anh không nộp thuế cho Nhà nước.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước được thiết lập hằng năm chỉ dùng để Nhà nước điều tiết kinh tế và bình ổn giá cả.
B. Ngân sách nhà nước là dự toán các khoản thu, chi của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
C. Ngân sách Nhà nước là bản dự toán thu chi của Nhà nước để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
D. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Câu 7: Vai trò của ngân sách nhà nước thể hiện trong trường hợp “Chính phủ họp bàn xây dựng lộ trình tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức.” là gì?
A. Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
B. Giúp những người làm trong chính phủ giàu có.
C. Là công cụ điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.
D. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của những người làm trong bộ máy nhà nước.
Câu 8: Chính phủ và các địa phương ưu tiên bố trí ngân sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vai trò của ngân sách nhà nước trong trường hợp này là gì?
A. Là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.
B. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh…
C. Định hướng phát triển sản xuất vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
D. Triển khai dự án nông thôn sánh ngang thành phố.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước được thi hành với sự đồng ý của Quốc hội.
B. Ngân sách nhà nước được Quốc hội giám sát trực tiếp.
C. Ngân sách nhà nước tạo lập nguồn vốn lớn cho nền kinh tế.
D. Ngân sách nhà nước thực thi vì lợi ích chung của toàn thể quốc gia.
Câu 2: Người dân có quyền gì về ngân sách nhà nước?
A. Quyền được biết về thông tin ngân sách.
B. Quyền có tiếng nói và nhận phản hồi về thông tin ngân sách.
C. Quyền giám sát hiệu quả sự dụng ngân sách.
D. Quyền kiến nghị kiểm toán ngân sách nhà nước.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây ta có thể đồng tình?
A. Nhà nước không phải là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu chi của ngân sách nhà nước.
B. Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp.
C. Ngân sách nhà nước góp phần điều tiết nền kinh tế như kích thích hay hạn chế sản xuất, tiêu dùng bằng các chính sách thuế, tài chính.
D. Ngân sách nhà nước luôn duy trì ở mức bội chi để đảm bảo các hoạt động của kinh tế - xã hội.
Câu 4: Nội dung nào không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp.
B. Ngân sách nhà nước được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành.
D. Ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 5: Lãnh đạo xã cảnh cáo anh M vì anh phản ánh vấn đề tham nhũng của cán bộ xã với phóng viên báo chí.
Xem xét trường hợp trên, đánh giá nào sau đây là sai?
A. Cán bộ xã đã vi phạm pháp luật.
B. Hành động của anh M là không nên vì làm như vậy sẽ khiến bộ mặt của xã xấu đi.
C. Hành động của anh M thể hiện quyền được tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách.
D. Việc làm của lãnh đạo xã cho thấy ông muốn che dấu tội trạng của mình.
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Ngân sách nhà nước là gì?
A. Khoản thu của những quan hệ kinh tế phát sinh trong thị trường kinh tế
B. Bản dự trù thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
C. Quỹ tiền tệ tập trung chi cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội
D. Hoảng dự trù thu chi từ dân và cho dân
Câu 2: Những khoản thuộc tổng chi ngân sách là:
A. Chi đầu tư phát triển, dự phòng ngân sách nhà nước, chi thường xuyên
B. Chi đầu tư phát triển, thu viện trợ, chi thường xuyên
C. Chi đầu tư phát triển, thuế, chi thường xuyên
D. Chi đầu tư phát triển, thuế, chi viện trợ.
Câu 3: Nguồn nào dưới đây không được tính vào thu ngân sách nhà nước?
A. Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,...).
B. Hoạt động sự nghiệp công có nguồn thu ví dụ như trường học công, bệnh viện công, trung tâm thể thao,...
C. Khoản vay, viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài cho các doanh nghiệp.
D. Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.
Câu 4: Nhóm chi nào sau đây không được tính vào nhóm chi của ngân sách nhà nước?
A. Nhóm chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước như lương, công tác, hội họp, công tác phí,...
B. Nhóm chi đầu tư phát triển nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho doanh nghiệp.
C. Nhóm chi trả nợ và viện trợ để Nhà nước trả các khoản vay và thanh toán làm nghĩa vụ quốc tế.
D. Nhóm chi dự trữ quốc gia phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai,...
Câu 5: Nội dung nào không phải là vai trò của ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước có thể huy động nguồn vốn lớn nhằm giúp nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng kinh tế.
B. Ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng để hạn chế tình hình lạm phát.
C. Ngân sách nhà nước luôn đảm bảo cân bằng, không để xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế.
D. Ngân sách nhà nước góp phần giúp phân phối thu nhập lại cho dân cư.
Câu 6: Cho các ý kiến sau:
1. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong một năm.
2. Nguồn thu của ngân sách nhà nước là các khoản thu của mỗi người dân trong một quốc gia.
3. Nguồn chi bảo đảm sự hoạt động của bộ máy nhà nước là nguồn chi từ ngân sách nhà nước.
4. Ngân sách nhà nước do Nhà nước sở hữu nên người dân không cần phải kiểm tra, giảm sát việc Nhà nước sử dụng ngân sách như thế nào.
Những ý kiến nào ở trên là đúng?
A. 1, 2
B. 1, 3
C. 2, 4
D. 2, 3
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Tại sao nói “Ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp”?
A. Vì lập pháp và hành pháp cùng hợp tác với nhau để đưa ra dự toán ngân sách nhà nước.
B. Hành pháp sẽ thực hiện những chính sách mà lập pháp đặt ra trong dự toán ngân sách nhà nước.
C. Vì bộ phận đông đảo kiến thiến nền kinh tế là người dân có quyền lập pháp và hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.
D. Lập pháp phải dựa trên khả năng thực thi ngân sách của hành pháp để đưa ra mức thu chi cho phù hợp, ngược lại, sự hiệu quả trong hoạt động của hành pháp sẽ là cơ sở để đưa ra dự toán cho thời gian tới.
=> Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 5: Ngân sách nhà nước