Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối bài 3.4: Phó từ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3.4: Phó từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Phó từ là gì?
A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ
C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ
D. Không xác định
Câu 2: Phó từ gồm mấy loại
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 3: Phó từ đứng sau động từ thường bổ sung ý nghĩa về?
A. Mức độ
B. Khả năng
C. Kết quả và hướng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Phó từ thường bổ sung ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ trên phương diện?
A. Quan hệ thời gian, mức độ
B. Sự tiếp diễn tương tự
C. Sự phủ định
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc”
Câu văn trên có mấy phó từ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 6: Câu nào sau đây sử dụng phó từ?
A. Mẹ đã về
B. Bé giúp mẹ quét nhà
C. Tiếng xe chạy ngoài đường
D. Tiếng suối chảy róc rách
Câu 7: Câu sau có mấy phó từ? “Trời đã khuya mà mẹ vẫn ngồi làm việc”
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 8: Các phó từ: vẫn, đều, còn, cũng… có ý nghĩa
A. Chỉ sự cầu khiến
B. Chỉ sự tiếp diễn
C. Chỉ quan hệ thời gian
D. Chỉ kết quả
Câu 9: Trong câu, phó từ có vai trò gì?
A. Tính từ
B. Số từ
C. Hư từ
D. Trạng ngữ
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?
A. Mùa hè sắp đến gần.
B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
C. Da chị ấy mịn như nhung
D. Chân anh ta dài lêu nghêu.
Câu 2: Phó từ trong câu: Nó đang lầm lũi bước qua đống tro tàn trong trận cháy hôm qua nhạnh nhạnh chút gì đó còn sót lại cho bữa tối là gì?
A. Đang
B. Bữa tối
C. Tro tàn
D. Đó
Câu 3: Cho đoạn văn sau: Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Đoạn văn trên có mấy phó từ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ nghĩa gì?
A. Quan hệ, thời gian, mức độ
B. Sự tiếp diễn tương tự
C. Sự phủ định, cầu khiến
D. Quan hệ trật tự
Câu 5: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”
A. Đã
B. Chung
C. Là
D. Không có phó từ
Câu 6: Tác dụng của phó từ là?
A. Biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật
B. Bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm
C. Làm nổi lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau
D. Nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt
Câu 7: Các phó từ nào bổ sung ý nghĩa cho từ in đậm trong câu sau đây
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”
A. Làm
B. Lắm
C. Tôi
D. Lớn
Câu 8: Các phó từ nào bổ sung ý nghĩa cho từ in đậm trong câu sau đây
“Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ….”
A. Đừng, vào
B. Anh
C. Phải
D. Sợ
Câu 9: Các phó từ nào bổ sung ý nghĩa cho từ in đậm trong câu sau đây
“Không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt”
A. Tôi, chị
B. Không, tôi
C. Không, đã
D. Chị, đã
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Phó từ không có khả năng gì?
A. Không có khả năng gọi tên sự vật
B. Không có khả năng tiếp diễn
C. Không có khả năng xác định mức độ
D. Không có khả năng xác định kết quả
Câu 2: Phó từ bổ sung ý nghĩa cho thời gian gồm những từ nào?
A. Có, không
B. Thường, thỉnh thoảng
C. Sẽ, sắp
D. Đã, chưa
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 3: Thực hành tiếng Việt (2)