Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời Bài 1: Bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo)

Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 CTST.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ

BÀI 1: TIẾNG RAO ĐÊM

VIẾT: BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO (TIẾP THEO)

I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Bài văn sáng tạo có thể được viết theo các nào khác cách em đã học trước đó

Trả lời: 

Bài văn kể chuyện sáng tạo còn được viết bằng cách mượn lời của một nhân vật trong câu chuyện để kể lại câu chuyện đó.

Câu 2: Kể chuyện bằng lời nhân vật có thể xưng là gì?

Trả lời: 

Câu 3: Khi mượn lời của nhân vật để viết văn kể chuyện sáng tạo em cần chú ý điều gì?

Trả lời: 

II. KẾT NỐI (03 CÂU)

Đọc hai bài văn sau và thực hiện yêu cầu: 

Sự tích hoa cúc trắng

Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một cái lều nơi xóm vắng. Người chồng mất sớm, nên mẹ con làm lụng vất vả lắm mới đủ ăn. Hằng ngày gà chưa gáy sáng bà mẹ đã phải dậy làm việc cho đến đêm khuya.
Một hôm, gà gáy lâu lắm rồi mà bà mẹ vẫn chưa dậy. Cô bé thức giấc vội đến bên mẹ, cô biết là mẹ đã ốm rồi! Làm thế nào bây giờ, giữa nơi hoang vắng và cảnh nghèo túng này? Cô chỉ còn biết đắp chiếc áo ấm độc nhất của mình cho mẹ, rồi ngồi đấy chăm sóc mẹ. Mẹ cô thỉnh thoảng hé đôi mắt khô héo nhìn con.
Một buổi chiều khi ánh nắng chiếu qua khe liếp, bà mẹ chợt tỉnh lại.
– Con ơi! Con đi mời thầy thuốc về đây. Mẹ thấy trong người khó chịu lắm.
Cô bé vội vã ra đi. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Được một đoạn đường dài, cô gặp một cụ già tóc bạc phơ. Thấy cô bé đi một mình, cụ liền hỏi:
– Cháu đi đâu mà vội thế?
– Thưa cụ, cháu đi tìm thầy thuốc. Mẹ cháu ốm đã lâu, mà bệnh ngày một nặng thêm.
Tự nhận là thầy thuốc, cụ bảo em dẫn về nhà để xem bệnh giúp. Về đến nhà, xem mạch cho người ốm xong, cụ quay lại hỏi cô bé:
– Chỉ có cháu và mẹ cháu ở đây thôi ư?
– Thưa vâng!
– Từ hôm mẹ ốm, cháu chăm sóc thế nào?
– Thưa cụ, cháu chỉ biết quanh quẩn bên giường làm vui lòng mẹ cháu.
– Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm. Ta sẽ cố chưa cho mẹ cháu khỏi. Cháu hãy đi đến gốc đa đầu rừng, hái cho ta một bông hoa trắng thật đẹp về đây.

Bên ngoài trời rất lạnh. Cô bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng trên mình. Cô lẳng lặng bước đều trong gió rét. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Cô đi đã mỏi chân mới đến gốc đa đầu rừng. Quả nhiên cô thấy trên bụi cây trước mặt có một bông hoa trắng rất đẹp. Co ngắt bông hoa, tay nâng niu với tất cả tấm lòng tha thiết cầu mong cho mẹ tai qua nạn khỏi. Bỗng cô nghe như văng vẳng bên tai tiếng cụ già tóc bạc ban nãy lại khuyên nhủ cô:
– Cháu hãy yên tâm, mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm.
Cô bé cúi xuống nhìn hoa, cô đếm: “Một, hai, ba, bốn, …, hai mươi. Trời ơi! Còn có hai mươi ngày nữa thôi ư?…”
Suy nghĩ một lát, cô rón rén chạy ra phía sau cây đa. Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Bông hoa trở nên kì lạ. Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô. Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được! Cô bé nâng niu trên tay bông hoa lạ đó. Trời ơi! Sung sướng quá! Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc bước ra cửa tươi cười đón cô và nói:
– Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!
Từ đó hàng năm, về mua thu, thường nở những bông hoa có nhiều cánh nhỏ dài mượt, trông rất đẹp.
Đó chính là bông hoa cúc trắng.

(Theo Truyện cổ tích Việt Nam)

Bài văn 2:

Sự tích hoa cúc trắng

Tôi là một cô bé sống cùng mẹ trong căn nhà nhỏ đơn sơ ở ven làng. Cuộc sống của chúng tôi tuy vất vả, nhưng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc vì có mẹ bên cạnh. Mẹ tôi là một người phụ nữ hiền từ, chăm chỉ, và luôn dành cho tôi tình yêu thương vô bờ bến.

Nhưng rồi, ngày đó cũng đến, ngày mà cuộc sống của tôi bị bao phủ bởi nỗi lo âu. Mẹ tôi lâm bệnh nặng. Nhìn mẹ ngày một yếu đi, lòng tôi quặn thắt. Tôi muốn làm gì đó để cứu mẹ, nhưng sức tôi thì nhỏ bé, chẳng biết phải làm sao.

Một buổi chiều, khi ánh mặt trời nhạt dần trên cánh đồng, tôi nghe được tin rằng trên núi cao có một vị tiên hiền lành. Người ấy có thể giúp chữa lành mọi bệnh tật. Không do dự, tôi quyết định lên đường, mong rằng vị tiên sẽ ban cho tôi phương thuốc để cứu mẹ.

Con đường đến núi thật gian nan, đầy sỏi đá và bụi gai. Đôi chân tôi rớm máu, nhưng nghĩ đến mẹ, tôi không dừng lại. Cuối cùng, tôi cũng gặp được vị tiên. Người có vẻ ngoài hiền từ và ánh mắt sáng ngời như sao. Tôi quỳ xuống, nức nở cầu xin:

– Xin ngài cứu lấy mẹ con! Mẹ con là tất cả những gì con có trên đời này.

Nghe vậy, vị tiên mỉm cười, trao cho tôi một bông hoa trắng muốt và dặn:

– Con hãy mang bông hoa này về nhà, đếm thật kỹ số cánh hoa. Số cánh hoa chính là số ngày mẹ con còn sống.

Tôi cảm ơn người rồi vội vã quay về. Nhưng trên đường đi, tôi không ngừng nghĩ: "Nếu số cánh hoa quá ít thì sao? Mẹ sẽ rời xa mình nhanh vậy sao?" Ý nghĩ đó khiến lòng tôi đau đớn.

Rồi tôi chợt nghĩ ra một cách. Tôi ngồi lại bên vệ đường, dùng đôi tay nhỏ bé nhẹ nhàng xé từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ hơn. Tôi xé mãi, xé đến khi bông hoa trông như có vô vàn cánh. Với hy vọng mẹ sẽ có thêm nhiều thời gian bên tôi, tôi chạy nhanh về nhà, trao bông hoa cho mẹ.

Kỳ diệu thay, từ lúc đó, bệnh tình của mẹ dần thuyên giảm. Ngày qua ngày, sức khỏe của mẹ tốt lên, và nụ cười đã trở lại trên khuôn mặt hiền từ của mẹ.

Bông hoa trắng ấy sau này được gọi là hoa cúc trắng, tượng trưng cho tình yêu thương vô hạn của con cái dành cho cha mẹ. Và câu chuyện về bông hoa ấy, chính là câu chuyện của tôi.

(Thu Thảo)

Câu 1: Bạn Thu Thảo đã xưng hô như thế nào khi kể chuyện?

Trả lời: 

Bạn Thu Thảo đã xưng hô là “tôi” khi kể chuyện

Câu 2: Khi đặt mình vào vai nhân vật, bạn có những lời nói, ý nghĩ, hành động hoặc thể hiện tình cảm, cảm gì gì?

Trả lời: 

Câu 3: Những lời nói, ý nghĩ, hành động đó có phù hợp với nhân vật bạn mượn lời để kể hay không? Vì sao?

Trả lời: 

III. VẬN DỤNG (01 CÂU)

Câu 1: So sánh hai bài viết ở trên theo các tiêu chí sau:

* Giống nhau

* Khác nhau

Tiêu chí

Theo Truyện cổ tích Việt Nam

Theo Thu Thảo

Người kể chuyện  
Nội dung của câu chuyện  
Ý nghĩa của câu chuyện  

Trả lời: 

* Giống nhau

- Cả hai đều kể về một cô bé hiếu thảo và câu chuyện hoa cúc.

- Đều kể về hành trình cứu mẹ và nguồn gốc của hoa cúc trắng.

- Đều ca ngợi lòng hiếu thảo, tình yêu thương của con cái.

* Khác nhau

Tiêu chí

Theo Truyện cổ tích Việt Nam

Theo Thu Thảo

Người kể chuyệnNgười kể chuyện là một người kể chuyện dân gian, không trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Cách kể chuyện mang tính khách quan, tập trung vào việc trình bày sự việc một cách mạch lạc, rõ ràng.Người kể chuyện là chính nhân vật trong câu chuyện. Cách kể chuyện mang tính chủ quan, thể hiện rõ cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Người đọc như được đồng hành cùng nhân vật trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Nội dung của câu chuyệnNội dung xoay quanh câu chuyện về một cô bé hiếu thảo chăm sóc mẹ ốm. Cô bé đã được một vị tiên già giúp đỡ và tìm ra cách cứu mẹ. Câu chuyện kết thúc có hậu, giải thích nguồn gốc của bông hoa cúc trắng.Nội dung cũng xoay quanh câu chuyện tương tự, nhưng được kể từ góc nhìn của cô bé. Bài viết tập trung khai thác tâm lý nhân vật, đặc biệt là những cảm xúc lo lắng, sợ hãi và hy vọng của cô bé khi mẹ bệnh.
Ý nghĩa của câu chuyệnMang tính giáo dục cao, nhấn mạnh vào việc làm thiện sẽ được đền đáp.Tạo ra sự đồng cảm sâu sắc ở người đọc, khơi gợi những cảm xúc nhân văn.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay