Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời Bài 5: Luyện tập về đại từ và kết từ

Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Luyện tập về đại từ và kết từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 CTST.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ

BÀI 5: NHỮNG LÁ THƯ

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ VÀ KẾT TỪ

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Thế nào là đại từ, kết từ?

Trả lời: 

Đại từ là từ dùng để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ hoặc cả cụm từ. Kết từ là từ dùng để nối các từ hoặc các câu.

Câu 2: Có những loại đại từ nào?

Trả lời: 

Đại từ chia làm nhiều loại: đại từ xưng hô, đại từ thay thế, đại từ nghi vấn,...

Câu 3: Cho ví dụ về đại từ và kết từ.

Trả lời: 

Đại từ: tôi, bạn, nó, này, đó... 

Kết từ: và, nhưng, hay, hoặc, vì...

Câu 4: Trong câu “Hôm qua, chúng ta đã đi tham quan trường học.”, từ “chúng ta” là đại từ nào?

Trả lời: 

Câu 5: Trong câu “Em thích ăn cam và ăn ổi”, từ nào là kết từ?

Trả lời: 

Câu 6: Cho biết các đại từ trong câu “Lan học rất giỏi. Cô ấy luôn được cô giáo khen” thay thế cho từ ngữ nào?

Trả lời: 

II. KẾT NỐI (05 CÂU)

Câu 1: Tìm các đại từ thay thế thích hợp với mỗi bông hoa và cho biết chúng để dùng để thay thế cho từ ngữ nào?

a) Sáng tinh mơ, gà trống choai đã nhẩy lên đống rơm để tập gáy. * bắt chước bác gà trống già lấy hơi thật sâu, rồi cất tiếng thật vang ò ó o.

b) Trước mắt hai anh em là cánh đồng cỏ rộng lớn mênh mông. Ở *, đàn bò đang thong thả gặm cỏ.

Trả lời: 

a) 

- Đại từ thay thế: nó

- Từ ngữ thay thế: gà trống choai

- Giải thích: “nó” ở đây dùng để thay thế cho danh từ “gà trống choai” để tránh lặp từ

b) 

- Đại từ thay thế: đó

- Từ ngữ thay thế: cánh đồng cỏ

- Giải thích: “đó” là đại từ thay thế cho “cánh đồng cỏ”, giúp tránh sự lặp lại và giữ câu văn mượt mà.

Câu 2: Điền các kết từ, cặp kết từ phù hợp vào chỗ trống: vì ... nên ...; bởi vậy; không những ... mà còn ...; vì; nếu ... thì ....

a) ............. thiếu hiểu biết ..................... nhiều người đã dùng mìn đánh cá.

b) .................. dùng mìn đánh cá ................... sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

c) ...................... họ làm hại các loài vật sống dưới nước ................. làm ô nhiễm môi trường.

d) Nhiều đoạn sông đã không còn cá, tôm sinh sống.................... mìn đánh cá đã làm chứng chết hết, cá con to lẫn con nhỏ.

e) ........................ Nhà nước cần triệt để đánh bắt cá mìn. 

Trả lời: 

a) Vì - nên

b) Nếu – thì

c) Không những – mà còn 

d) vì 

e) Bởi vậy

Câu 3: Gạch chân dưới các đại từ nghi vấn trong các câu sau:

a) Bộ sách về loài bò tốt được xếp ở đâu?

b) Khi nào nồi bánh chưng này sẽ chín?

c) Cậu đã ăn bao nhiêu chiếc bánh chưng trong dịp Tết này?

d) Ai là người gói bánh chưng đẹp nhất?

Trả lời: 

a) Bộ sách về loài bò tốt được xếp ở đâu?

b) Khi nào nồi bánh chưng này sẽ chín?

c) Cậu đã ăn bao nhiêu chiếc bánh chưng trong dịp Tết này?

d) Ai là người gói bánh chưng đẹp nhất?

Câu 4: Đặt câu với mỗi kết từ sau: và, với, hoặc, do – nên, mặc dù – nhưng.

Trả lời: 

Câu 5: Thay thế từ in đậm trong câu sau bằng đại từ thích hợp: “Mùa xuân đến, chim én bay lượn rợp trời, tiếng hót của chim én khiến không gian thêm náo mức, tươi vui.”

Trả lời: 

Câu 6: Kết hợp các câu sau bằng cách sử dụng kết từ thích hợp:

a) Cuối tuần trước trời đẹp. Bố mẹ cho em đi thăm lăng Bác.

b) Anh ấy rất tài năng. Anh ấy chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc

c) Trời không mưa vào cuối tuần này. Chúng ta sẽ đi dã ngoại.

Trả lời: 

III. VẬN DỤNG (02 CÂU)

Câu 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi” trong từng câu dưới đây:

a) Tôi đâng học bài thì Nam đến.

b) Người được nhà trường tuyên dương là tôi.

c) Cả nhà rất yêu quý tôi.

d) Anh chị tôi đều học giỏi.

e) Trong tôi, một cảm xúc khỏ tả bỗng trào dâng.

Trả lời: 

a) "Tôi" đóng vai trò là chủ ngữ của câu, chỉ người thực hiện hành động "đang học bài".

b) "Tôi" đóng vai trò là vị ngữ của câu, bổ sung ý nghĩa cho động từ "là", chỉ người được tuyên dương.

c) "Tôi" đóng vai trò là bổ ngữ của câu, bổ sung ý nghĩa cho động từ "yêu quý", chỉ đối tượng được yêu quý.

d) "Tôi" đóng vai trò là định ngữ của danh từ "anh chị", bổ sung ý nghĩa cho danh từ, chỉ đối tượng mà "anh chị" là anh chị của. 

e) "Tôi" đóng vai trò là trạng ngữ chỉ nơi chốn, biểu thị nơi diễn ra sự việc "một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng".

Câu 2: Tìm kết từ và cặp kết từ trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của chúng.

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.

Trả lời: 

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn kể về một anh hùng mà em biết, trong đó có sử dụng đại từ và kết từ.

Trả lời: 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Luyện tập về đại từ và kết từ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay