Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 CTST.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 6: NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
VĂN BẢN: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả?
Trả lời:
- Ga-bi-en Gác-xi-a Mác-két:
- Sinh năm 1928, mất năm 2014.
- Là nhà văn người Cô-lôm-bi-a.
- Là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.
- Được nhận giải Nô-ben Văn học năm 1982.
Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?
Trả lời:
- Tháng 8 năm 1986, nguyên thủ của 6 quốc gia (Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a) họp tại Mê-hi-cô để ra lời kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân, đảm bảo an ninh và hòa bình thế giới. Mác-két được mời tham dự và văn bản này được trích từ bản tham luận của ông.
Câu 3: Bố cục của tác phẩm?
Trả lời:
Câu 4: Ý nghĩa nhan đề là gì?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời:
* Giá trị nội dung
- Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.
* Giá trị nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, có chứng cứ cụ thể, xác thực.
- Nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
Câu 2: Nội dung của tác phẩm là gì?
Trả lời:
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất.
- Nhiệm vụ của con người: ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Câu 3: Luận điểm của bài đọc là gì?
Trả lời:
- Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Vì vậy, đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thực và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.
Câu 4: Hệ thống có luận cứ có trong bài đọc?
Trả lời:
Câu 5: Đâu là dẫn chứng xác định nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân?
Trả lời:
Câu 6: Những biện pháp nghệ thuật tác nào được giả đã sử dụng trong bài viết để gây ấn tượng mạnh với người đọc?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Sự nguy hại của chiến tranh hạt nhân được chứng minh qua những dẫn chứng nào?
Trả lời:
- Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn:
+ Năm 1981, UNICEF định ra một chương trình giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới về y tế, giáo dục sơ cấp… với 100 tỷ USD
→ gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mỹ và dưới 1000 tên lửa vượt đại châu.
+ Kinh phí của chương trình phòng bệnh 14 năm và phòng bệnh sốt rét cho hơn 1 tỷ người, cứu hơn 14 triệu trẻ em Châu Phi → bằng giá của 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân của Mỹ dự định sản xuất từ năm 1986 đến năm 2000.
+ Năm 1985 (Theo tính toán của FAO) 575 triệu người thiếu dinh dưỡng → không bằng kinh phí sản xuất 149 tên lửa MX; 27 tên lửa MX → đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo trong 4 năm.
+ Xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới → bằng tiền đóng 2 tầu ngầm mang vũ khí hạt nhân.
Câu 2: Tác giả đã phân tích yếu tố nào để chứng minh chiến tranh hạt nhân là cuộc chiến vô nghĩa?
Trả lời:
Câu 3: Nhiệm cụ ngày nay của chúng ta là gì?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viết dàn ý về đề tài nêu quan điểm của em về các cuộc xung đột chiến tranh trên thế giới hiện nay?
Trả lời:
I. Mở bài
Giới thiệu chung: Nêu tầm quan trọng của vấn đề xung đột chiến tranh trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.
Khẳng định quan điểm: Đưa ra quan điểm cá nhân về tình hình xung đột chiến tranh hiện tại.
II. Thân bài
A. Thực trạng các cuộc xung đột chiến tranh hiện nay
- Các cuộc xung đột nổi bật:
+ Xung đột tại Ukraine.
+ Tình hình Trung Đông (Syria, Israel-Palestine).
+ Các cuộc xung đột ở châu Phi (Ethiopia, Sudan).
- Nguyên nhân:
+ Chính trị: Quyền lực, tham vọng lãnh thổ.
+ Kinh tế: Tài nguyên, lợi ích kinh tế.
+ Tôn giáo và sắc tộc: Xung đột giữa các nhóm tôn giáo và dân tộc.
B. Hệ quả của xung đột chiến tranh
- Đối với con người:
+ Tổn thất về nhân mạng, thương tật.
+ Khủng hoảng nhân đạo: Di cư, tị nạn.
- Đối với xã hội:
+ Phá hủy cơ sở hạ tầng.
+ Sự tan rã của các giá trị văn hóa, xã hội.
- Đối với kinh tế:
+ Thiệt hại kinh tế, ngừng trệ phát triển.
+ Tác động đến thương mại quốc tế.
C. Quan điểm cá nhân về giải pháp
- Đề xuất giải pháp hòa bình:
+ Đối thoại và thương lượng giữa các bên liên quan.
+ Vai trò của tổ chức quốc tế (Liên Hợp Quốc, các tổ chức khu vực).
- Giáo dục và nâng cao nhận thức:
+ Tăng cường giáo dục về hòa bình và đối thoại.
+ Khuyến khích sự hiểu biết giữa các nền văn hóa.
III. Kết bài
- Tóm tắt lại quan điểm: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột.
- Kêu gọi hành động: Khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động vì hòa bình và công lý trên toàn cầu.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 6: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G. G. Mác-két)