Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối bài 8: Tế bào nhân thực

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Tế bào nhân thực. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Bào quan riboxom không có đặc điểm nào sau đây? 

A. Bên ngoài được bao bọc bởi một màng photpholipit kép

B. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé

C. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và protein

D. Làm nhiệm vụ sinh học tổng hợp protein cho tế bào

Câu 2: Tế bào nào sau đây không có thành tế bào: 

A. Tế bào nấm men

B. Tế bào vi khuẩn

C. Tế bào động vật

D. Tế bào thực vật

Câu 3: Cho các ý sau:

1.     Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài

2.     Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền

3.     Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan

4.     Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ

5.     Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 4: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là

A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan

B. Có thành tế bào bằng peptidoglican

C. Các bào quan có màng bao bọc

D. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt

Câu 5:  Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?

A. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân

B. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng

C. Nhân chứa chất nhiễm sắc gòm ADN liên kết với protein

D. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép

Câu 6: Lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây? 

A. Tổng hợp bào quan peroxixom

B. Tổng hợp lipit, phân giải chất đôc

C. Vận chuyển nội bào

D. Tổng hợp protein

Câu 7: Trong thành phần của nhân tế bào có:

A. axit nitric   

B. axit clohidric   

C. axit phôtphoric

D. axit sunfuric

Câu 8: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?

A. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào

B. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào

C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit

D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không có ở tế bào nhân thực? 

A. Có riboxom loại 70S

B. Tế bào chất được xoang hóa

C. Có ADN trần, dạng vòng

D. Có thành peptidoglican

Câu 10: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?

A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit

B. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào

C. Chuyển hóa đường trong tế bào

D. Sinh tổng hợp protein

Câu 11: Bằng phương pháp nhân bản vô tính động vật, người ta đã chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng ở loài ếch A vào trứng (đã bị mất nhân) của loài ếch B. Nuôi cấy tế bào này trong môi trường đặc biệt thì nó phát triển thành con ếch có phần lớn đặc điểm của loài A. Thí nghiệm này cho phép kết luận: 

A. Kiểu hình của cơ thể chủ yếu do yếu tố có trong nhân tế bào quyết định

B. Cả nhân và tế bào chất đều đóng vai trò ngang nhau trong việc quy định kiểu hình

C. Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào môi trường mà ít phụ thuộc kiểu gen

D. Kiểu hình của cơ thể chủ yếu do yếu tố có trong tế bào chất đóng vai trò quyết định

Câu 12: Bảo quản riboxom không có đặc điểm

A. Được bao bọc bởi màng kép phôtpholipit

B. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé

C. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và protein

D. Làm nhiệm vụ tổng hợp protein

Câu 13: Nhân điều khiển mọi họa động trao đổi chất của tế bào bằng cách: 

A. ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động

B. thực hiện tự nhân đôi ADN và nhân đôi NST để tiến hành phân bào

C. điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng

D. thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con

Câu 14: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?

A. riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào

B. bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào

C. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào

D. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào

Câu 15: Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ

A. Giúp tế bào di chuyển

B. Vận chuyển nội bào

C. Nơi neo đậu của các bào quan

D. Duy trì hình dạng tế bào

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tế bào ở các sinh vật nào là tế bào nhân thực:

A. Động vật, thực vật, nấm

B. Động vật, thực vật, vi khuẩn

C. Động vật, thực vật, virut

D. Động vật, nấm, vi khuẩn

Câu 2: Tế bào nhân chuẩn không có ở :

A. Người

B. Thực vật

C. Vi khuẩn

D. Động vật

Câu 3: Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa

A. Hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào

B. Các bào quan không có màng bao bọc

C. Chỉ chứa ribôxôm và nhân tế bào

D. Chứa bào tương và nhân tế bào

Câu 4: Cho các phát biểu sau: 

1.      Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài 

2.     Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền 

3.     Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan 

4.     Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ 

5.     Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein 

Các phát biểu nói về đặc điểm chung của tế bào nhân thực là:

A. (1), (3), (4), (5)

B. (2), (3), (4), (5)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (3), (5)

Câu 5: Màng sinh chất của tế bào nhân thực được cấu tạo bởi

A. Các phân tử prôtêin và axitnucleic

B. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit

C. Các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic

D. Các phân tử prôtêin 

Câu 6: Tế bào ở sinh vật nào là tế bào nhân thực:

A. Động vật

B. Thực vật

C. Nấm

D. Cả A, B và C

Câu 7: Thành phần nhiều nhất trong một màng là?

A. Xenlulôzơ và phôtpholipit

B. Glycogien và phôtpholipit

C. Prôtêin và phôtpholipit

D. Vitamin hòa tan trong lipit và phôtpholipit

Câu 8: Thành phần chính cấu tạo màng sinh chất là:

A. Phôtpholipit và protein

B. Cacbohidrat

C. Glicoprotein

D. Colesteron

Câu 9: Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì

A. Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau

B. Phải bao bọc xung quanh tế bào

C. Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào

D. Các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng

Câu 10: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ?

A. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào

B. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển

C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động

D. Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động

Câu 11: Trong thành phần của màng sinh chất , ngoài lipit và protein còn có những phần tử nào sau đây?

A. Cacbonhydrat

B. Axit ribônuclêic

C. Axit đêôxiribônuclêic

D. Axitphotphoric

Câu 12: Loại phân tử có số lượng lớn nhất trên màng sinh chất là

A. Photpholipit

B. Protein

C. Cacbonhidrat

D. Colesteron

Câu 13: Màng sinh chất được cấu tạo chủ yếu từ phân tử 

A. Protein

B. Cacbohiđrat

C. Photpholipit

D. Glicoprotein

Câu 14: Ngoài lớp photpholipit kép và các phân tử prôtêin, màng sinh chất còn liên kết với các thành phần nào sau đây

A. Cacbohydrat

B. Colesteron

C. Các vi sợi

D. Tất cả các thành phần trên

Câu 15: Colesteron có ở màng sinh chất của tế bào

A. Vi khuẩn

B. Động vật

C. Thực vật

D. Nấm

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Colesteron có chức năng gì trong màng sinh chất?

A. Tăng tính ổn định cho màng

B. Tạo nên các lỗ nhỏ trên màng giúp hình thành nên các kênh vận chuyển qua màng

C. Tăng độ linh hoạt tỏng mô hình khảm động

D. Tiếp nhận và xử lý thông tin truyền đạt vào tế bào

Câu 2: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ là nhờ.

A. Màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường

B. Màng sinh chất có prôtêin thụ thể

C. Màng sinh chất có “dấu chuẩn”

D. Cả A, B và C

Câu 3: Tế bào của cùng 1 cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” là nhờ?

A. “Dấu chuẩn” là glicoprotein

B. Các protein thụ thể

C. Mô hình khảm động

D. Roi và lông tiêm trên màng

Câu 4: Khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan đó là nhờ

A. Cacbohiđrat

B. Glicôprôtêin

C. Photpholipit

D. Colestêrôn

Câu 5: Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào

A. Một cách tùy ý

B. Một cách có chọn lọc

C. Chỉ cho các chất vào

D. Chỉ cho các chất ra

Câu 6: Đặc tính không thuộc về màng sinh chất:

A.  Thấm tự do các phân tử nước

B. Không cân xứng

C. Có chứa nhiều loại prôtêin

D. Thấm tự do các ion hòa tan trong nước

Câu 7: Lớp đôi phospholipid của các màng tế bào?

A. Thấm dễ dàng mọi phân tử tích điện và các ion

B. Không thể thấm tự do các phân tử tích điện và ion

C. Thấm chọn lọc các phân tử tích điện và các ion

D. Thấm tự do các ion nhưng không thấm các phần tử tích điện

Câu 8: Chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất?

A. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài

B. Mang các dấu chuẩn đặc trưng cho tế bào

C. Tiếp nhận và di truyền vào trong tế bào

D. Thực hiện troa đổi chất giữa tế bào với môi trường

Câu 9: Màng sinh chất có vai trò:

A. Ngăn cách tế bào chất với môi trường ngoài

B. Bảo vệ khối sinh chất của tế bào

C. Thực hiện sự trao đổi chất với môi trường

D. Cả A, B và C

Câu 10: Cấu trúc của màng tế bào?

A. Các protein bị kẹp giữa hai lớp photpholipid

B. Các protein ít nhiều nằm xen trong hai lớp photpholipid

C. Phôtpholipit bị kẹp giữa hai lớp prôtêin

D. Lớp protein nằm phủ trên lớp đôi

Câu 11: Màng tế bào cơ bản:

A. Cấu tạo chính là một lớp lipit kép được xen kẽ bởi những phân tử protein, ngoài ra còn có cacbonhydrat

B. Gồm hai lớp, phía trên các lỗ nhỏ

C. Gồm 3 lớp: lớp trong và lớp ngoài là protein, lớp giữa là lipit

D. Có cấu tạo chính là xenlulôzơ

Câu 12: Dựa vào cấu tạo của màng sinh chất em hãy cho biết hiện tượng nào dưới đây có thể xảy ra ở màng tế bào khi lai tế bào chuột với tế bào người?

A. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người và của chuột nằm xen kẽ nhau

B. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người nằm ở ngoài, các phân tử protein của chuột nằm ở trong

C. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người và của chuột nằm riêng biệt ở 2 phía

D. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người nằm ở trong, các phân tử protein của chuột nằm ở ngoài

Câu 13: Vì sao gọi là tế bào nhân thực?

A. Vì vật chất di truyền là ADN và Protein

B. Vì nhân có kích thước lớn

C. Vì vật chất di truyền có màng nhân bao bọc

D. Vì có hệ thống nội màng

Câu 14: Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là

A. Chứa đựng thông tin di truyền

B. Tổng hợp nên ribôxôm

C. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

D. Cả A và C

Câu 15: Nếu xem tế bào là một thành phố hoạt động, thì nhân là:

A. Hàng rào kiểm soát

B. Trung tâm điều khiển

C. Nhà máy tạo nguyên liệu

D. Nhà máy tạo năng lượng

=> Giáo án sinh học 10 kết nối bài 8: Tế bào nhân thực

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay