Đề thi giữa kì 2 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Mục tiêu tổng quát của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1986-1995 là

A. Xóa bỏ cơ chế bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

B. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.

C. Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế.

D. Tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 2. Đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương 

A. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

B. Tập trung đổi mới về kinh tế xã hội.

C. Đổi mới căn bản và toàn diện.

D. Tập trung đổi mới về chính trị, tư tưởng.

Câu 3. Đâu không phải nội dung cơ bản về kinh tế trong đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1995?

A. Kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp.

B. Phát triển hàng hóa xã hội chủ nghĩa.

C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

D. Xây dựng và tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn gồm: Lương thực – Thực phẩm và Hàng tiêu dùng.

Câu 4. Đặc điểm văn hóa – xã hội về nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 2006 đến nay là

A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

B. Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xóa đói, giảm nghèo,...

D. Coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

Câu 5. Trong thời kì Đổi mới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có biểu hiện

A. thấp và có xu hướng chững lại.

B. cao và có xu hướng phát triển nhanh.

C. trung bình và tương đối bền vững.

D. khá cao và tương đối bền vững.

Câu 6. Đâu không phải là thành tựu về chính trị, an ninh – quốc phòng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?

A. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.

B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.

C. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

D. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố tăng cường.

Câu 7. Thành tựu nổi bật về an ninh – quốc phòng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là

A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

B. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo được thực hiện thành công.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và tương đối bền vững.

D. Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng.

Câu 8. Điểm tương đồng trong bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là 

A. gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. 

B. kết hợp tổng khởi nghĩa và tổng công kích. 

C. phát huy vai trò của lực lượng công kích. 

D. dựa vào viện trợ của phe xã hội chủ nghĩa. 

Câu 9. Tạm ước Việt – Pháp được Việt Nam kí với Pháp vào thời gian nào dưới đây?

A. 14 – 9 – 1946.

B. 12 – 12 – 1946.

C. 14 – 9 – 1945. 

D. 6 – 3 – 1946.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Pháp?

A. Kí Hiệp định Sơ bộ đồng ý để quân đội Pháp thay quân đội Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản ở miền Bắc.

B. Kí Tạm ước Việt – Pháp để kéo dài thời gian hòa bình, chuẩn bị kháng chiến.

C. Thực hiện các hoạt động hữu nghị, thân thiện với nhân dân Trung Quốc.

D. Thể hiện thiện chí hòa bình, đề nghị Chính phủ Pháp mở các cuộc thương lượng, kêu gọi nhân dân Pháp chống chiến tranh.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ?

A. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

B. Mở các cơ quan đại diện ngoại giao tại một số nước châu Á.

C. Củng cố quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Câu 12. Việc kí kết hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã phản ánh xu thế gì của thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX? 

A. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây.

B. Xu thế toàn cầu hóa.

C. Xu thế giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

D. Xu thế liên kết khu vực.

Câu 13. Việt Nam phát triển quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết chiến đấu và hợp tác với hai nước nào ở Đông Nam Á?

A. Lào và Cam-pu-chia.

B. Phi-líp-pin và Cam-pu-chia.

C. Đông-ti-mo và Bru-nêy.

D. Lào và Thái Lan.

Câu 14. Mục tiêu của hoạt động đối ngoại Việt Nam trong thời kì Đổi mới là

A. phát triển quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á.

B. phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.

C. phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

D. phát triển chính trị và nâng cao vị thế đất nước trong Liên hợp quốc.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985?

A. Hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.

C. Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á.

D. Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác.

Câu 16. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1985 là

A. giải quyết xung đột về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia.

B. kí kết các hiệp ước về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học – kĩ thuật.

C. không ngừng củng cố quan hệ cùng hợp tác, phát triển hòa bình.

D. thúc đẩy đối thoại về chính trị, từng bước quan hệ ngoại giao.

Câu 17. Xu hướng cách mạng của Phan Châu Trinh là

A. cải cách ôn hòa.

B. bạo động cách mạng.

C. vừa cải cách vừa bạo động.

D. thương lượng và đàm phán.

Câu 18. Đâu không phải là hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945?

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Mặt trận Liên Việt.

C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.

D. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc (1911-1930)?

A. Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hóa của Pháp và nhiều nước châu Âu.

B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Hội Liên hiệp thuộc địa.

C. Tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản.

D. Quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.

Câu 20. Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

A. Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.

B. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.

D. Nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng.

Câu 21. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại đâu?

A. Số 5 Châu Văn Liêm. 

B. Bến cảng Nhà Rồng. 

C. Số 20 Bến Vân Đồn. 

D. Bến cảng Hải Phòng. 

Câu 22. Cuối tháng 8-1910, Nguyễn Tất Thành dạy học tại trường Dục Thanh với mục đích gì?

A. thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. điểm tập trung khi sơ tán.

C. căn cứ địa ở miền Nam.

D. truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những trăn trở về vận mệnh của đất nước.

Câu 23. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.

B. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

D. Chuẩn bị điều kiện để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 24. Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?

A. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.

B. Khảo sát trên một phạm vi rộng.

C. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lí.

D. Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực tế để tiếp cận chân lí.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

   “Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.80)

a. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng cơ cấu kinh tế Việt Nam ngày càng hiện đại.

b. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.

c. Cơ cấu kinh tế hợp lí và hiện đại là điều kiện tiên quyết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

d. Trình độ quan hệ sản xuất sẽ quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất và cơ sở vật chất – kỹ thuật.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

“Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ”.

(Ngân hàng Thế giới, Tổng quan về Việt Nam

a. Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một nước phát triển.

b. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam đã thành công trọn vẹn.

c. Việt Nam đã thoát nghèo, trở thành nước công nghiệp phát triển.

d. Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng trong công cuộc Đổi mới.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

“Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN đánh dấu một bước phát triển mới trong toàn bộ lịch sử quan hệ giữa nước ta với các nước ASEAN, là sự kiện quan trọng cả đối với nước Việt Nam lẫn đối với khu vực, tạo thêm thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam trong sự phát triển chung của toàn khu vực. Điều này càng có ý nghĩa vì Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, một khu vực phát triển năng động nhất và đầy hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm kinh tế, thương mại của thế giới vào thế kỉ tới”. 

                                         (Lưu Văn Lợi, Ngoại giao Việt Nam (1945 – 1995), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.549)

a. Gia nhập ASEAN sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam.

b. Châu Á – Thái Bình Dương là trung tâm kinh tế, thương mại của thế giới vào thế kỉ tới.

c. Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN là một sự kiện quan trọng của Việt Nam và của ASEAN.

d. Việt Nam gia nhập ASEAN là sự kiện quan trọng nhất của ASEAN. 

Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây: 

         “Trong quan hệ của các nước với Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam, mỗi thành viên của Hội nghị Giơ-ne-vơ cam kết tôn trọng chủ quyền, nền độc lập, sự thống nhất, và sự toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước được đề cập, và để kiềm chế khỏi sự gây cản trở vào công việc nội bộ các nước này”.

(Trích: Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương,

 ngày 21-7-1954)

a. Chủ quyền, độc lập, thống nhất và tự do lãnh thổ của Việt Nam được đề cao.

b. Các nước thành viên cam kết tôn trọng những quyền cơ bản của các nước Đông Dương.

c. Các nước thành viên đảm bảo về lâu dài sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương.

d. Các nước thành viên chính thức tuyên bố không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  –  KẾT NỐI TRI THỨC

…………………………

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

8

3

0

8

1

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

4

5

2

2

3

0

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

0

0

0

0

2

TỔNG

14

8

2

10

2

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHƯƠNG 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

24

16

24

16

Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay 

Nhận biết

Nêu được các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay 

C1

Thông hiểu

Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay

4

C2, C3, C4 

C1a, C1b, C1c, C1d

Vận dụng

Nhận xét về ý nghĩa của công cuộc Đổi mới. 

Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay 

Nhận biết

Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

C5 

C2d

Thông hiểu

Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.

C6, C7 

C2a,C2b,

C2c

Vận dụng

Liên hệ với vấn đề xây dựng và phát triển đất nước trong những giai đoạn trước và sau Đổi mới. 

C8 

CHƯƠNG 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc

Nhận biết

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX.

C17

Thông hiểu

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1930 đến năm 1945.

Tóm tắt những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930. 

C18, C19, C20

Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) 

Nhận biết 

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

1

C9

Thông hiểu 

Nêu được hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

Phân tích ý nghĩa của những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). 

3

4

C10, C11, C12 

C4a,C4b,

C4c, c4d

Bài 14. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Nhận biết 

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay. 

1

4

C13

C3a, C3b, C3c, C3d

Thông hiểu

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985.

3

C14, C15, C16 

Vận dụng 

Tự hào về truyền thống ngoại giao của cha ông trong lịch sử, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bài 15. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

Nhận biết 

Tóm tắt cuộc đời và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. 

3

C21, C22

Thông hiểu 

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

C23

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

C24

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay