Trắc nghiệm đúng sai KHTN 7 chân trời Bài 19: Từ trường

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) Bài 19: Từ trường sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 9: TỪ TRƯỜNG

Câu 1: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?

a) Đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.

b) Đường sức từ có thể cắt nhau.

c) Đường sức từ càng dày đặc thì từ trường càng mạnh.

d) Đường sức từ của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song.

Đáp án:

a) Đúng 

b) Sai 

c) Đúng 

d) Sai

Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về từ trường?

a) Từ trường có thể xuyên qua các vật liệu như gỗ, nhựa.

b) Từ trường là một vùng không gian có lực từ tác dụng lên các vật liệu từ.

c) Từ trường chỉ tồn tại xung quanh nam châm.

d) Tất cả các vật liệu đều bị tác dụng lực từ khi đặt trong từ trường.

Đáp án:

Câu 3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Từ trường không thể nhìn thấy bằng mắt thường

b) Kim la bàn chính là một vật liệu từ và bị từ trường Trái Đất tác dụng

c) Lực từ luôn hút các vật liệu từ vào nam châm.

d) Từ trường không có ảnh hưởng đến kim la bàn.

Đáp án

Câu 4: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về từ phổ?

a) Từ phổ là hình ảnh của các đường sức điện.

b) Từ phổ là hình ảnh của các đường sức từ được thể hiện bằng mạt sắt.

c)Từ phổ không cho ta biết gì về hướng của đường sức từ.

d) Nơi nào mạt sắt tập trung dày đặc thì từ trường ở đó mạnh.

Đáp án:

Câu 5: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về đường sức từ ?

a) Đường sức từ luôn chỉ hướng từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm.

b) Đường sức từ không thể xuyên qua các vật liệu.

c) Đường sức từ càng dày thì từ trường càng yếu.

d) Đường sức từ tồn tại xung quanh nam châm vĩnh cửu và xung quanh dòng điện.

Đáp án:

Câu 6: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về từ phổ?

a) Mọi vật liệu sắt đều có thể tạo ra từ phổ.

b) Từ phổ cho ta biết về hình dạng của từ trường.

c)Từ phổ luôn có hình dạng tròn.

d) Từ phổ cho biết cường độ của từ trường.

Đáp án:

Câu 7: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Từ phổ không thay đổi khi ta di chuyển nam châm.

b) Từ phổ có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

c) Đường sức từ luôn khép kín.

d)Đường sức từ không bao giờ cắt nhau.

Đáp án:

Câu 8: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về từ trường của Trái Đất?

a) Trái Đất có thể coi như một nam châm khổng lồ.

b) Từ trường Trái Đất không ảnh hưởng đến kim la bàn.

c) Đường sức từ của Trái Đất là những đường thẳng song song.

d) Cực Bắc địa từ không trùng với cực Bắc địa lý.

Đáp án:

Câu 9: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Từ phổ không thay đổi khi ta thay đổi hình dạng của nam châm.

b) Từ phổ chỉ xuất hiện ở các nam châm vĩnh cửu.

c) Cần rắc mạt sắt lên bề mặt để quan sát từ phổ

d) Từ phổ giúp ta hình dung về lực từ tác dụng lên các vật liệu từ.

Đáp án:

Câu 10: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về khái niệm từ trường?

a) Từ trường chỉ tồn tại xung quanh nam châm vĩnh cửu.

b) Từ trường là vùng không gian xung quanh nam châm hoặc dòng điện.

c) Đường sức từ là những đường cong khép kín mô tả từ trường.

d) Đường sức từ luôn là những đường thẳng.

Đáp án:

=> Giáo án KHTN 7 chân trời – Phần vật lí bài 19: Từ trường (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Vật lí 7 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay