Đề thi cuối kì 1 HĐTN 7 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn HĐTN 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 7
– CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Cách thức vận động người thân và các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo là gì?
A. Xác định đối tượng vận động -> Xây dựng nội dung vận động -> Lựa chọn hình thức vận động.
B. Xây dựng nội dung vận động -> Xác định đối tượng vận động -> Lựa chọn hình thức vận động.
C. Lựa chọn hình thức vận động -> Xác định đối tượng vận động -> Xây dựng nội dung vận động.
D. Lựa chọn hình thức vận động -> Xây dựng nội dung vận động -> Xác định đối tượng vận động.
Câu 2 (0,5 điểm). Để thiết kế một sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên em cần thực hiện qua những bước nào?
A. Lập kế hoạch thiết kế sản phẩm và lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm và viết bài thuyết trình cho sản phẩm.
B. Lập kế hoạch thiết kế sản phẩm và thiết kế sản phẩm theo ý tưởng đã chọn và viết bài thuyết trình cho sản phẩm.
C. Thiết kế sản phẩm theo ý tưởng đã chọn và xác định cảnh quan thiên nhiên và viết bài thuyết trình cho sản phẩm.
D. Thiết kế sản phầm theo ý tưởng đã chọn và viết bài thuyết trình cho sản phẩm và trình bày sản phẩm của nhóm với lớp.
Câu 3 (0,5 điểm). Hoạt động thiện nguyện là gì?
A. Hành động sự sẻ chia giữa người với người trong mọi hoàn cảnh.
B. Hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp giữa người với người.
C. Hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp giữa người với người trong hoàn cảnh khó khăn.
D. Lời nói thể hiện được tình cảm giữa người với người trong hoàn cảnh sung túc.
Câu 4 (0,5 điểm). Một trong những tiêu chí để tìm hiểu về một khu di tích, danh lam thắng cảnh là gì?
A. Chỉ có tên của danh lam thắng cảnh.
B. Nét đặc trưng của danh lam thắng cảnh.
C. Các công việc, hành động khi khách du lịch đến thăm danh lam đó.
D. Các loài cây được trồng quanh đó.
Câu 5 (0,5 điểm). Truyền thống tốt đẹp của địa phương là gì?
A. Truyền thống tốt đẹp của địa phương là những truyền thống của dòng họ được hình thành và khẳng định qua thời gian.
B. Truyền thống tốt đẹp của địa phương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương.
C. Truyền thống tốt đẹp của địa phương là những truyền thống gia đình của mỗi vùng miền, địa phương, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Truyền thống tốt đẹp của địa phương là những giá trị được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 6 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây nói đúng về cảnh quan thiên nhiên?
A. Cảnh quan thiên nhiên chỉ có duy nhất một.
B. Mỗi vùng miền đều có những cảnh quan thiên nhiên riêng biệt.
C. Cảnh quan thiên nhiên tập trung nhiều ở các thành phố lớn.
D. Cảnh quan thiên nhiên đem đến cho con người nguồn lực kinh tế là chính.
Câu 7 (0,5 điểm). Mục đích của phiên họp bàn tròn về chủ đề Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh là gì?
A. Là dịp để mọi người cùng ngồi lại nói chuyện với nhau.
B. Là nơi mọi người đều có thể nói ra ý kiến của riêng mình.
C. Là buổi họp mọi người được cởi mở đưa ra các ý kiến của mình về cách bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh.
D. Là một buổi họp với ghế ngồi và bàn được bố trí thành hình tròn.
Câu 8 (0,5 điểm). Chúng ta sẽ nhận được gì khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng?
A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.
B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.
C. Sự khó chịu của mọi người.
D. Không nhận được lợi ích gì.
Câu 9 (0,5 điểm). Em có thể hiểu thêm về các di tích, danh lam thắng cảnh thông qua các việc làm nào sau đây?
A. Tham khảo thông tin từ mạng internet.
B. Đến thăm quan di tích, tham gia các hoạt động khám phá di tích được đề xuất.
C. Xem các bức ảnh chụp về di tích, danh lam thắng cảnh được đăng tải trên mạng xã hội.
D. Tìm hiểu về các đặc trưng của di tích, danh lam thắng cảnh; đến tham quan di tích, thực hiện các hoạt động khám phá di tích.
Câu 10 (0,5 điểm). Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần phê phán hành vi nào sau đây?
A. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
B. Những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
Câu 11 (0,5 điểm). “Sơn là nhóm trưởng của nhóm 1 được phân công thực hiện sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên, thành viên nhóm Sơn có rất nhiều ý tưởng cho sản phẩm của nhóm nhưng do chưa thống nhất được ý kiến nên tiến độ của nhóm 1 đang bị chậm”.
Em hãy đưa ra ý kiến giúp nhóm Sơn có thể hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình đúng hạn.
A. Sơn nên chọn ý tưởng mà mình thích nhất và đốc thúc các bạn hoàn thành nhiệm vụ mà Sơn đã phân công cho.
B. Sơn nên tổng hợp ý kiến của các bạn; cùng bàn luận để đưa ra điểm mạnh, yếu của từng ý tưởng; đưa ra ý tưởng chung của nhóm; phân chia công việc cho mọi người để hoàn thành công việc.
C. Sơn nên phân chia công việc rõ ràng cho mọi thành viên.
D. Sơn cần tìm ra ý kiến đúng đắn nhất trong nhóm của mình.
Câu 12 (0,5 điểm). “Giang là sinh viên năm nhất của một trường đại học. Ngoài giờ học, Giang thường xuyên tham gia vào các hoạt động tình nguyện do trường, địa phương tổ chức. Trong một lần đi tình nguyện, Giang bắt gặp một nhóm học sinh chuẩn bị ra về sau buổi cắm trại ven sông. Xung quanh đều là rác, vỏ hộp đồ ăn, lon nước uống,... nhưng không bạn nào có ý định thu dọn”.
Nếu là Giang trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?
A. Không quan tâm vì dù sao cũng không quen biết nhóm bạn đó.
B. Trực tiếp yêu cầu các bạn dọn dẹp để trả lại không gian sạch đẹp cho khu vực ven sông.
C. Liên hệ với phụ huynh, nhà trường nơi các bạn theo học để phản ánh nếu các bạn có thái độ không hợp tác.
D. Trực tiếp yêu cầu các bạn dọn dẹp để trả lại không gian sạch đẹp cho khu vực ven sông và liên hệ với phụ huynh, nhà trường nơi các bạn theo học để phản ánh nếu các bạn có thái độ không hợp tác.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
“Trong một buổi lễ kỷ niệm tại trường, em được giao nhiệm vụ đọc bài phát biểu trước toàn thể học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, khi em bắt đầu phát biểu, em nhận thấy một nhóm học sinh đang nói chuyện ồn ào và làm phiền đến mọi người”.
a. Em sẽ làm gì để vừa giữ được sự tập trung cho bài phát biểu, vừa ứng xử văn hóa với các bạn học sinh đó?
b. Sau khi kết thúc bài phát biểu, em sẽ làm gì để nhắc nhở nhóm học sinh đó về hành vi của họ?
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu một vài cách đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh mà chúng ta có thể thực hiện trong cuộc sống hàng ngày?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 7
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 | ||
Chủ đề 5: Vẻ đẹp đất nước | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 7
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 4 | 6 | 1 | ||||
Tiếp nối truyền thống quê hương | Nhận biết | - Nêu được cách thức vận động người thân và các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. - Nêu được khái niệm truyền thống tốt đẹp của địa phương. | 2 | C1, C5 | ||
Thông hiểu | - Nêu được khái niệm hoạt động thiện nguyện. - Nêu được những lợi ích chúng ta sẽ nhận được khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng. - Chỉ ra hành vi cần phê phán để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương. | 3 | C3, C8, C10 | |||
Vận dụng | - Nêu cách ứng xử của bạn Giang trong tình huống trên. - Nêu được cách ứng xử để vừa giữ được sự tập trung cho bài phát biểu, vừa ứng xử văn hóa với các bạn học sinh đó. - Nêu được cách cư xử phù hợp sau khi kết thúc bài phát biểu để nhắc nhở nhóm học sinh đó về hành vi của họ. | 1 | C12 | C1 ýa (TL), C1 ýb (TL) | ||
Chủ đề 5 | 6 | 1 | ||||
Vẻ đẹp đất nước | Nhận biết | - Nêu được các bước thực hiện để thiết kế một sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên. - Chỉ ra một trong những tiêu chí để tìm hiểu về một khu di tích, danh lam thắng cảnh. | 2 | C2, C4 | ||
Thông hiểu | - Nêu được nhận định đúng về cảnh quan thiên nhiên,. - Nêu được mục đích của phiên họp bàn tròn về chủ đề Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. - Chỉ ra những việc làm em có thể hiểu thêm về các di tích, danh lam thắng cảnh. | 3 | C6, C7, C9 | |||
Vận dụng | Đưa ra ý kiến giúp nhóm Sơn có thể hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình đúng hạn. | 1 | C11 | |||
Vận dụng cao | Nêu được một vài cách đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh mà chúng ta có thể thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. | 1 | C2 (TL) |