Giáo án PPT KHTN 6 chân trời Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án hóa học 6 sách chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT
BÀI 8: SỰ ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Từ thí nghiệm khởi động theo các em vật các chất đó tồn tại ở những thể nào? Bài 8 ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự đa dạng và các thể cơ bản của chất và các tính chất của các chất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu sự đa dạng của chất
+ Em quan sát được những vật thể nào trong hình 8.1? Vật thể nào có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên), vật thể nào do con người tạo ra (vật thể nhân tạo)?
+ Kể tên một số vật thể và cho biết chất tạo nên vật thể đó
+ Nếu ự giống nhau, khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo
+ Kể tên một số vật sống và vật không sống mà em biết
+ Cho các vật thể: quần áo, cây cỏ, con cá, xe đạp.
GV sử dụng giấy dán (sticker) và yêu cầu HS dán vào các nhóm vật thể được thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh và vậy vô sinh
Ghi nhớ:
Các vật thể: Đá, đất, nước, cây, không khí, con người, thuyền, ...
+ Vật thể tự nhiên: Đá, đất, nước, cây, không khí, con người, ...
+ Vật thể nhân tạo: Thuyền, ...
- Trong không khí có oxygen và nitrogen; muối ăn có thành phần chính là sodium chloride; đường mía có sucrose (saccharose); đá vôi có calcium carbonate, ...
Giống: đều được hình thành từ các chất
Khác:
+ Vật thể tự nhiên: có sẵn trong tự nhiên
+ Vật thể nhân tạo: do con người tạo ra.
- Một số vật sống và vật không sống mà em biết:
+ Vật sống: Người, chim, gà, cây, hoa, ...
+ Vật không sống: Bàn ghế, sách vở, quần áo
+ Nhóm vật thể tự nhiên và nhóm vật hữu sinh: cây cỏ, con cá.
+ Nhóm vật thể nhân tạo và nhóm vật vô sinh: quần áo, xe đạp
2. Tìm hiểu đặc điểm các thể cơ bản của chất
+ GV chia lớp thành 2-3 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát trực tiếp các mẫu vật thật như trong hình 8.2 ở SGK. Gv hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và hoàn thành bảng 8.1
+ Quan sát hình 8.3, hãy nhận xét đặc điểm về thể rắn, thể lỏng và thể khí của chất.
+ Gv yêu cầu HS kể tên ít nhất hai chất ở mỗi thể rắn, lỏng, khí mà em biết
Ghi nhớ:
Đặc điểm cơ bản ba thể của chất:
- Ở thể rắn:
Các hạt liên kết chặt chẽ.
Có hình dạng và thể tích xác định.
Rất khó bị nén.
- Ở thể lông:
Các hạt liên kết không chặt chẽ.
Có hình dạng không xác định, có thể tích xác định.
Khó bị nén.
- Ở thể khí/ hơi:
Các hạt chuyển động tự do.
Có hình đạng và thể tích không xác định.
Dễ bị nén.
Chất | Thể | Hình dạng có xác định không? | Có thể nén không? |
Nước đá | Rắn | Có | Rất khó |
Nước lỏng | Lỏng | Không | Khó |
Hơi nước | Khí (hơi) | Không | Dễ |
- Kể tên ít nhất hai chất ở mỗi thể rắn, lỏng, khí mà em biết:
+ Khí: carbon dioxide, oxygen, …
+ Rắn: sắt, muối, ...
+ Lỏng: nước, rượu, ...
3. Nhận xét đặc điểm của chất
+ Em hãy nhận xét về thể, màu sắc của than đá, đầu ăn, hơi nước trong các hình 8.4, 8.5 và 8,6.
+ Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt các chất hoặc các vật thể?
+ Làm thế nào để biết được tính chất của của chất và của vật thể?
Ghi nhớ:
Các chất có thể có những đặc điểm khác nhau về thể, màu sắc, mùi vị,… những tính chất khác.
- Nhận xét:
+ Than đá: thể rắn, màu đen.
+ Dầu ăn: thể lỏng, màu vàng.
+ Hơi nước: thế khí, không màu.
- Câu hỏi bổ sung:
a. Dựa vào thể, màu sắc, hình dạng, tính chất của chúng để phân biệt các chất hoặc các vật thể
b. Để biết được tính chất của của chất và của vật thể:
+ Quan sát, đo lường: màu sắc, mùi vị, hình dạng, thể tích, khối lượng, độ tan,....
+ Thực hiện các thí nghiệm: biết được tính chất của chúng
4. Tìm hiểu một số tính chất của chất
+ Quan sát thí nghiệm 1 (hình 8.7), ghi kết quả sự thay đổi nhiệt độ hiển thị trên nhiệt kế và thể của nước sau mỗi phút theo mẫu trong bảng 8.2.
+ Từ thí nghiệm 2 (hình 8.8 và 8.9), em có nhận xét gì về khả năng tan của muối ăn và dầu ăn trong nước.
+ Khi tiến hành thí nghiệm 3, em thấy có những quá trinh nào đã xảy ra? Hãy tấy ví dụ trong thực tế cho quá trình này.
+ Em hãy cho biết trong các quá trình xảy ra ở thí nghiệm 3 có tạo thành chất mới không.
+ Trong thí nghiệm 3, hãy chỉ ra quá trình nào thể hiện tính chất vật lí, tính chất hoá học của đường.
+ Em hãy nêu một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của một chất mà em biết.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử hóa học 6 chân trời sáng tạo