Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 chân trời Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo

BÀI 3: TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nguyên nhân khiến các nước phương Tây đẩy mạnh quá trình xâm lược Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI:

a) Đông Nam Á có vị trí giao thương chiến lược trên biển.

b) Chế độ phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ.

c) Đông Nam Á là khu vực giàu tài nguyên, nhân công.

d) Các nước Đông Nam Á có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc.

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về lý do Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập trước các cuộc xâm lược của phương Tây:

a) Do tiến hành canh tân đất nước.

b) Do không bị phương Tây chú ý.

c) Nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo.

d) Do không không có nhiều tài nguyên quý.

Đáp án:

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về các chính sách được thực dân phương Tây áp dụng nhằm cai trị các nước Đông Nam Á?

a) "Chia để trị."

b) Phát triển kinh tế tự do cho thuộc địa.

c) Mua chuộc tầng lớp phong kiến đầu hàng.

d) Đặt nặng việc phát triển giáo dục thuộc địa.

Đáp án:

Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á về mặt chính trị:

a) Tăng cường đoàn kết dân tộc trong toàn khu vực.

b) Sự chia rẽ dân tộc và tôn giáo trong nội bộ từng nước.

c) Triều đình phong kiến trở nên phụ thuộc vào thực dân.

d) Hình thành hệ thống chính trị dân chủ.

Đáp án:

Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về hậu quả kinh tế mà các nước Đông Nam Á phải chịu dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây:

a) Tài nguyên bị cạn kiệt.

b) Kinh tế tương đối được phát triển cân đối.

c) Nền kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành.

d) Đời sống nhân dân được cải thiện 1 phần.

Đáp án:

Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về chính sách của thực dân phương Tây đã dẫn đến sự thay đổi về xã hội ở các nước Đông Nam Á:

a) Áp đặt chính sách văn hóa mang đậm tính “ngu dân”.

b) Áp bước về văn hóa nhưng cho một số quyền tự do tôn giáo.

c) Kì thị chủng tộc, chia rẽ dân tộc.

d) Đầu tư phát triển giáo dục thuộc địa.

Đáp án:

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về hình thức đấu tranh phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến XIX:

a) Đấu tranh vũ trang.

b) Thương thảo hòa bình với thực dân phương Tây.

c) Khởi nghĩa nông dân.

d) Đấu tranh pháp lý.

Đáp án:

Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về mục tiêu của các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:

a) Giành lại độc lập dân tộc.

b) Đòi thực dân phương Tây trao trả lại những người bị bắt đi làm nô lệ.

c) Chống lại sự cai trị bất công của thực dân.

d) Đòi được tự do tôn giáo.

Đáp án:

Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Đông Nam Á lại có ảnh hưởng tích cực:

a) Tăng cường sản xuất công nghiệp chế biến.

b) Khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng.

c) Giúp cải thiện đời sống nông dân.

d) Tạo ra sự cân bằng giữa các ngành kinh tế.

Đáp án:

Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về hậu quả của sự xâm lược của thực dân phương Tây đối với các giai cấp xã hội tại Đông Nam Á:

a) Giai cấp phong kiến trở số lượng ngày càng ít và có thế lực ít trong xã hội.

b) Giai cấp cũ bị phân hóa, xuất hiện các lực lượng xã hội mới.

c) Giai cấp tư sản nắm mọi quyền.

d) Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa và chính quyền thực dân gia tăng.

Đáp án:

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay