Đề thi giữa kì 2 lịch sử 12 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Lịch sử 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại đâu?
A. Số 5 Châu Văn Liêm. | B. Bến cảng Nhà Rồng. |
C. Số 20 Bến Vân Đồn. | D. Bến cảng Hải Phòng. |
Câu 2. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) quyết định thành lập
A. Mặt trận Việt Minh.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Chính quyền Xô Viết.
D. Chính phủ công nông binh.
Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai (18-6-1919).
B. Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
C. Viết bài và làm chủ nhiệm cho báo Người cùng khổ.
D. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ năm (1924).
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969?
A. Lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
B. Lãnh đạo công cuộc xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.
C. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
D. Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 5. Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?
A. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.
B. Khảo sát trên một phạm vi rộng.
C. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lí.
D. Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực tế để tiếp cận chân lí.
Câu 6. Năm 1979, Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia
A. lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ.
B. lật đổ chế độ chủ nghĩa tưu bản.
C. lật đổ chính quyền Pôn Pốt.
D. xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Câu 7. Việt Nam triển khai hoạt động đối ngoại tại các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương và đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực ưu tiên nào?
A. quốc phòng – an ninh.
B. kinh tế, quốc phòng – an ninh.
C. chính trị, kinh tế.
D. văn hóa – xã hội.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động của Việt Nam trong việc thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác trong giai đoạn 1975-1985?
A. Tích cực đấu tranh chống chính sách cấm vận của Mĩ.
B. Hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo.
C. Đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản, thành lập cơ quan đại diện ngoại giao ở nhiều nước.
D. Chủ trương thúc đẩy đối thoại, từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước thành viên ASEAN.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
B. Kiên quyết đấu tranh chống lại chính sách bao vây, cấm vận, mềm dẻo trong triển khai các chính sách ngoại giao nhân đạo với Mỹ.
C. Quan hệ song phương và đa phương giữa ba nước Đông Dương ngày càng được củng cố và mở rộng.
D. Kí nhiều hiệp ước hợp tác với các thành viên ASEAN.
Câu 10. Một trong những thách thức Việt Nam gặp phải trong hoạt động đối ngoại thời kì đổi mới
A. Nền kinh tế còn chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người chưa cao.
B. Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt.
C. Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.
D. Nhiều nước trên thế giới chưa muốn hợp tác với Việt Nam.
Câu 11. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là
A. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.
B. tìm kiếm sự giúp đỡ của Nhật, giành độc lập dân tộc.
C. tìm kiếm sự giúp đỡ của Pháp, giành độc lập dân tộc.
D. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 12. Trong những năm 1923-1930, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc diễn ra chủ yếu ở
A. Nhật Bản và Liên Xô.
B. Trung Quốc và Mỹ.
C. Liên Xô và Trung Quốc.
D. Anh và Liên Xô.
Câu 13. Để tiếp tục tìm sự giúp đỡ cho các hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu và hội viên Duy Tân đã đến các nước nào?
A. Quảng Đông (Trung Quốc), Lào và Xiêm.
B. Thái Lan, Nhật Bản và Lào.
C. Cam-pu-chia, Xiêm và Quảng Đông (Trung Quốc).
D. Anh, Pháp và Lào.
Câu 14. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đâu không phải là hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.
B. Tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hòa bình thế giới.
C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Thể hiện thiện chí hòa bình.
Câu 15. Trọng tâm hoạt động đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là
A. giải quyết nạn đói.
B. phục vụ cho kháng chiến.
C. giải quyết nạn dốt.
D. vận động nhân dân kháng chiến.
Câu 16. Nhiệm vụ căn bản, quan trọng nhất của ngoại giao Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) là
A. tăng cường thu hút viện trợ và đầu tư nước ngoài.
B. phục vụ sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước.
C. đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
D. nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Câu 17. Trong suốt quá trình đổi mới, lĩnh vực nào là lĩnh vực trọng tâm?
A. Kinh tế. | B. Ngoại giao. | C. Xã hội. | D. Văn hóa. |
Câu 18. Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo là
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 19. Đâu không phải là bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
B. Đổi mới toàn diện, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
C. Đổi mới phải vì lợi ích của cá nhân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cá nhân đó.
Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu đổi mới về văn hóa từ năm 1986 đến nay?
A. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, báo chí còn lạc hậu, chưa phát triển.
B. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.
C. Nhiều di sản lịch sử, văn hóa được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa của thế giới.
D. Các phong trào xây dựng về đời sống văn hóa, gia đình văn hóa đạt kết quả tích cực.
Câu 21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm nào?
A. Năm 1991. | B. Năm 2006. | C. Năm 1997. | D. Năm 1996. |
Câu 22. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. 2006 đến nay. | B. 1996 – 2006. |
C. 1986 – 1995. | D. 1975 – 1986. |
Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phải là đổi mới về đối ngoại giai đoạn từ năm 2006 đến nay?
A. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đẩy mạnh ngoại giao đa phương.
B. Chủ động tham gia, phát huy vai trò của mình thúc đẩy định hình.
C. Bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Cải tổ các thể chế quốc tế đa phương, gắn sự phát triển của Việt Nam và thế giới.
Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phải là đổi mới về kinh tế giai đoạn 1996-2006?
A. Đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng hiệu quả, phát triển bền vững.
C. Chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn.
D. Mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lí luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.103-104)
a. Ngay khi tiến hành đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn thiện lí luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
b. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cương lĩnh chính trị đầu tiên trong lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam, đặt cơ sở cho đổi mới đất nước.
c. Thành tựu của công cuộc Đổi mới đã chứng minh cho đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn và ngày càng được hoàn thiện.
d. Một trong những ý nghĩa quan trọng về thành tựu của Đổi mới ở Việt Nam là không ngừng nâng cao vị thế và sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Nhìn tổng quát, trong suốt cuộc chiến tranh, ngoại giao đóng vai trò một mặt trận đấu tranh tầm cỡ chiến lược với ba chức năng lớn:
- Phối hợp và hỗ trợ chiến trường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đảm bảo cho ta càng đánh càng mạnh làm cho địch suy yếu và thất bại.
- Tăng cường hậu phương quốc tế của ta gắn Việt Nam với thế giới, tạo cho ta sức mạnh tổng hợp, làm suy yếu hậu phương quốc tế của Mỹ, làm cho Mỹ vấp nhiều khó khăn trên thế giới và ngay trong nước Mỹ.
- Giải quyết vấn đề thắng thua, ta thắng, địch thua, kết thúc chiến tranh. Ta thắng đến đâu buộc Mỹ thua đến đâu, giành thắng lợi từng bước thế nào, đẩy Mỹ ra khỏi Miền Nam thế nào?”.
(Nguyễn Khắc Huỳnh, Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn và suy ngẫm,
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.94-95)
a. Một trong những nhiệm vụ của ngoại giao Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là tăng cường sức mạnh của hậu phương.
b. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đấu tranh ngoại giao giữ vai trò là một mặt trận, kết hợp với mặt trận quân sự giành thắng lợi từng bước.
c. Sự tích cực, chủ động của hoạt động ngoại giao đã góp phần vào hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ dân tộc Việt Nam chống Mỹ.
d. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đấu tranh ngoại giao đảm nhiệm ba nhiệm vụ và hoàn toàn phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sức mạnh ngoại giao là một dạng “sức mạnh mềm” và ngoại giao đóng vai trò quan trọng tạo dựng thêm thế và lực của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, ngoại giao đa phương ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt bên cạnh chủ thể chính của quan hệ quốc tế còn có các chủ thể khác là các tổ chức có liên chính phủ và phi chính phủ các công ty xuyên quốc gia, …Thực tiễn quốc tế cho thấy các nước vừa và nhỏ vẫn có thể tham gia hiệu quả và có vai trò quan trọng trong các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, WTO, … đó là kinh nghiệm bổ ích về hoạt động chính trị quốc tế mà Việt Nam có thể tham khảo”.
(Nguyễn Duy Nhiên, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2009, tr.336)
a. Từ xưa đến nay hoạt động ngoại giao trên thực tế chỉ bao gồm các quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực.
b. Trong thời đại ngày nay, các quốc gia vừa và nhỏ luôn gặp những khó khăn khi tham gia các tổ chức quốc tế.
c. Ngoại giao góp phần nâng cao vị thế đất nước, thậm chí có thể đi trước mở đường cho đấu tranh chính trị và quân sự.
d. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoạt động đối ngoại là phải tích cực, chủ động, theo sát tình hình, tận dụng thời cơ để nâng cao vị thế.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây:
“Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cuộc sống lầm than, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới. Nguyễn Tất Thành hướng trời Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào”.
(Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn độc lập: Những khát vọng về quyền
dân tộc và quyền con người,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108)
a. Chứng kiến cảnh đất nước bị mất độc lập, được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc.
b. Kế thừa tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảnh Nhà Rồng, hướng sang phương Đông để bắt đầu cược hành trình tìm đường cứu nước
c. Điểm mới và độc đáo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911) là việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi.
d. Việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) đã bước đầu giải quyết được sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 8 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 2 | 7 | 0 | 2 | 8 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 0 | 3 | 0 | 0 | 4 |
TỔNG | 10 | 11 | 3 | 4 | 8 | 4 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHƯƠNG 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay | Nhận biết | Nêu được các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay | 2 | C21, C22 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay | 2 | C23, C24 | |||||
Vận dụng | Đánh giá về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. | |||||||
Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay | Nhận biết | Nêu một số nội dung của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam. | 2 | 1 | C17, C18 | C1a | ||
Thông hiểu | Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. | Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế. | 2 | 2 | C19, C20 | C1b, C1c | ||
Vận dụng | Đánh giá ý nghĩa của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam. | 1 | C1d | |||||
CHƯƠNG 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI | ||||||||
Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 | Nhận biết | Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của các cá nhân (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945) | 3 | C11, C12, C13 | ||||
Thông hiểu | Nêu được những hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975). | 2 | 3 | C14, C15, C16 | C2a, C2b, C2c | |||
Vận dụng | Sưu tầm tư liệu đánh giá về những hoạt động đối ngoại chủ yếu | 1 | C2d | |||||
Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ 1975 đến nay | Nhận biết | Nêu được một số nội dung của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985 và giai đoạn từ năm 1986 đến nay. | 2 | 1 | C6, C7 | C3a | ||
Thông hiểu | Trình bày những nội dung chủ yếu của những hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985 và giai đoạn từ năm 1986 đến nay. | 2 | 1 | C8, C9 | C3b | |||
Vận dụng | Tự hào về truyền thống ngoại giao của cha ông trong lịch sử, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. | 1 | 2 | C10 | C3c, C3d | |||
CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM | ||||||||
Bài 14. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh | Nhận biết | Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | 1 | 3 | C1 | C4a, C4b, C4c | ||
Thông hiểu | Tóm tắt cuộc đời và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. | 3 | C2, C3, C4 | |||||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | 1 | 1 | C5 | C4d |