Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Giáo án bài ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng sách công nghệ trồng trọt 10 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của công nghệ trồng trọt 10 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5 : PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Hệ thống và ôn lại kiến thức đã học ở chương 5
  1. Về năng lực

- Năng lực công nghệ:

  • Nắm chắc kiến thức công nghệ, vận dụng sáng tạo để giải quyết các bài tập liên quan, liên hệ thực tế để áp dụng.

- Năng lực chung:

  • Chủ động tìm hiểu và hệ thống lại kiến thức đã học.
  • Giải quyết vấn đề khi vận dụng kiến thức giải quyết bài tập.
  1. Phẩm chất:
  • Hình thành tính chăm chỉ trong quá trình học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Công nghệ lớp 10 - Công nghệ trồng trọt.
  • Máy chiều đa năng, máy tính,... (nêu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ lớp 10 - Công nghệ trồng trọt.
  • Hệ thống lại kiến thức trong chủ đề 5.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, hào hứng cho HS trước khi bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức
  4. Sản phẩm học tập: HS tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, hào hứng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 6 HS lên bảng chia thành hai đội. Mỗi đội 3 thành viên xếp thành 1 hàng dọc. Khi GV hô bắt đầu, các thành viên lần lượt lên bảng kể tên các con vật, côn trùng gây hại cho cây trồng đã học hoặc đã biết. Sau thời gian 2 phút, đội nào được nhiều đáp án đúng sẽ là đội dành chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi nhiệt tình, các bạn còn lại cổ vũ nhiệt tình.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV kiểm tra đáp án, tuyên bố đội dành chiến thắng, dẫn dắt HS hệ thống lại kiến thức đã học thông qua bài ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (HỆ THỐNG KIẾN THỨC)
  2. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống và nhớ lại kiến thức trong chủ đề 5.
  3. Nội dung: GV tổ chức HS thảo luận nhóm, hoàn thành sơ đồ tư duy
  4. Sản phẩm học tập:
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận và hoàn thành sơ đồ tư duy:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, đưa ra ý kiến, thống nhất đáp án

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi lần lượt đại diện các nhóm trình bày từng nội dung nhỏ:

  1. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng:
  2. a) Tác hại của sâu, bệnh

(1) sinh trưởng, phát triển kém

(2) giảm năng suất

(3) giảm chất lượng

(4) giảm thẩm mĩ nông sản

(5) không có thu hoạch

  1. b) Ý nghĩa của phòng trừ sâu, bệnh hại

(1) giảm thiểu sâu, bệnh gây hại

(2) Đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản.

(3) Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản.

(4) Ổn định, tăng giá thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp

(5) Góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.

  1. Sâu hại cay trồng:
  2. a) Khái niệm : Là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng.
  3. b) Đặc điểm sinh học của sâu hại

(1) Trứng

(2) Sâu non

(3) Nhộng

(4) Trưởng thành

  1. c) Một số sâu hại thường gặp

(1) Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

(2) Sâu tơ hại rau họ cải

(3) Ruồi đục quả

(4) Sâu đục thân ngô

(5) Bọ hà hại khoai lang

  1. Bệnh hại cây trồng:
  2. a) Khái niệm : Là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp hoặc sinh vật gây ra, làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.
  3. b) Nguyên nhân

(1) Do sinh vật

(2) Do điều kiện ngoại cảnh bất lợi

  1. c) Triệu chứng

(1) Đốm, biến màu

(2) Biến dạng cây; héo rũ toàn cây hoặc héo bộ phận; thối hỏng hoặc khô cứng

(3) U, bướu, đâm sưng, chảy mủ, lở, loét trên các bộ phận của cây

  1. d) Một số bệnh hại thường gặp

(1) Bệnh đạo ôn hại lúa

(2) Bệnh xoăn vàng lá cà chua

(3) Bệnh vàng lá gân xanh hại cam

(4) Bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu

  1. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:
  2. a) Nguyên lí phòng trừ tổng hợp

(1) Trồng cây khỏe

(2) Bảo tồn thiên địch

(3) Thường xuyên thăm đồng ruộng

(4) Nông dân trở thành chuyên gia

  1. b) Biện pháp phòng trừ

(1) Canh tác

(2) Cơ giới, vật lí

(3) Sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh

(4) Sinh học

(5) Hóa học

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, chuẩn đáp án, chuyển sang hoạt động mới.

C - D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  2. Nội dung: GV giao phiếu học tập, các nhóm thảo luận hoàn thành.
  3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành phiếu học tập.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm HS, yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập:

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1. Sâu, bệnh gây hại đối với cây trồng như thế nào?

Câu 2. Sâu hại cây trồng là

A.   Động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng chuyên gây hại cho cây trồng.

B.    Loại côn trùng có cậu tạo cơ thể gồm 3 phần : đầu, ngực, bụng.

C.    Động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp, lớp côn trùng.

D.   Động vật có xương sống chuyên gây hại cây trồng.

Câu 3. Hãy phân biệt một số loại sâu hại cây trồng theo mẫu Bảng 1 dưới đây.

Câu 4. Ý nào dưới đây là không đúng khi nói về bệnh hại cây trồng ?

A.   Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp.

B.    Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của sinh vật gây ra.

C.    Bệnh hại cây trồng là bệnh làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.

D.   Bệnh hại cây trồng là bệnh không lây truyền cho đời sau.

Câu 5. Trình bày đặc điểm nhận biết một số sâu, bệnh hại cây trồng thường gặp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp, thống nhất.

- GV quan sát và hướng dẫn HS khi trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời lần lượt đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

KẾT QUẢ PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1. Sâu, bệnh hại gây ra tác hại đối với cây trồng:

  • Làm cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
  • Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm.
  • Làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng.
  • Làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.

Câu 2. A

Câu 3.

TT

Tên

Đặc điểm

Trứng

Sâu non

Nhộng

Trưởng thành

1

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

- Hình bầu dục, màu trắng, sắp nở có màu vàng nhạt.

- Sâu non mới nở màu trắng sữa, khi lớn màu xanh lá mạ, thân chia đốt rõ ràng.

- Màu nâu

- Cánh màu vàng rơm, bia cánh có 1 đường viễn màu nâu đậm, giữa cánh cỏ 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn,

2

Sâu tơ hại rau họ cải

- Hình bầu dục màu vàng xanh nhạt.

- Màu xanh nhạt, chia đốt rõ ràng, ăn toàn bộ biểu bị làm lá thủng lỗ chỗ.

- Màu vàng nhạt, được bao bọc bởi các sợi tơ.

- Màu nâu xám, trên cánh có dải màu trắng (con đực) và dải màu vàng (con cái) chạy từ gốc cánh đến đỉnh cánh

3

Ruồi đục quả

- Màu vàng nhạt, thon 2 đầu, thường được đẻ bên trong quả.

- Màu trắng ngà, phía đầu nhọn có giác hút dịch màu đen.

- Nằm trong kén màu vàng cam, sắp vũ hoá chuyển màu nâu nhạt.

- Ngực màu nâu đen, bụng màu nâu vàng. Trên lưng có nhiều vết chấm vả vết dải màu nâu, đầu có đôi mắt kép rất to màu nâu bóng, bụng to tròn.

Câu 4. D

Câu 5. Đặc điểm nhận biết một số sâu, bệnh hại cây trồng thường gặp:

- Vết đốm (đóm sọc, đốm tròn,...)

- Biến màu (loang lổ, vàng, trắng, đỏ, đen, nâu,..)

- Biến dạng cây (lùn, thấp, cao vổng lên, xoăn lá,..)

- Héo rũ toàn cây hoặc héo bộ phận;

- Thối hỏng hoặc khô cứng củ, quả, rễ non, thân mềm,..

- U, bướu, đám sưng, chảy mủ, lở loét, trên các bộ phận cây,..

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, chuẩn đáp án, tổng kết bài ôn tập.

*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

  • Hoàn thành bài tập còn lại: 6,7,8,9,10,11 sgk
  • Xem trước nội dung Bài 16 :Quy trình trồng trọt

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 10 TRỒNG TRỌT CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT

Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 18: Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quả và chế biến sản phẩm trồng trọt (2 tiết)
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 10 TRỒNG TRỌT CÁNH DIỀU

Giáo án điện tử công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ 10 TRỒNG TRỌT CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay