Đề thi giữa kì 2 công dân 9 chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn Công dân 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Điền từ vào chỗ chấm: “Việc trang bị kĩ năng thích ứng với thay đổi chính là ...... giúp mỗi cá nhân luôn vững tâm trong cuộc sống”.

A. thời điểm.

B. bí quyết.

C. chìa khóa.

D. nút thắt.

Câu 2 (0,25 điểm). Điền từ vào chỗ chấm: “Cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải ...... hơn trong các tiêu dùng”.

A. nhạy bén.

B. thông minh.

C. lanh lợi.

D. chớp nhoáng.

Câu 3 (0,25 điểm). Tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi?

A. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân dễ dàng học tập và phát triển hơn.

B. Việc thích ứng với sự thay đổi bắt buộc con người phải phát triển theo hướng mà người đưa ra kỷ luật mong muốn.

C. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của mỗi người.

D. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.

Câu 4 (0,25 điểm). Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thành.

C. Tự tin.

D. Tiết kiệm.

Câu 5 (0,25 điểm). Theo em, tiêu dùng là gì?   

A. Là việc sử dụng những của cải vật chất được sáng tạo và sản xuất ra trong quá trình sản xuất nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội.

B. Là hoạt động con người đem sức lao động của mình để lao động nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội.

C. Là các hoạt động tự phát dựa vào khả năng phán đoán của con người.

D. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm do chính bản thân mình tạo ra.

Câu 6 (0,25 điểm). Khi có một sự thay đổi đột ngột, bạn thường xử lý như thế nào?

A. Hoảng loạn và không biết phải làm gì.

B. Tìm kiếm thông tin và lên kế hoạch thích ứng.

C. Chờ đợi và xem xét tình hình trước khi hành động.

D. Sợ hãi và nhờ người khác giúp đỡ.

Câu 7 (0,25 điểm). Tiêu dùng thông minh mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?

A. Mua được sản phẩm rẻ và số lượng nhiều.

B. Mua được hàng chất lượng cao, nhập ngoại.

C. Mua được sản phẩm có chất lượng.

D. Thể hiện người giàu có, biết cách chi tiêu.

Câu 8 (0,25 điểm). Ở môi trường học tập mới, ngoài thầy, cô mới, chương trình kiến thức học mới, em còn có điều gì mới?

A. Đồng nghiệp mới.

B. Bạn thân mới.

C. Bạn bè mới.

D. Quản lý mới.

Câu 9 (0,25 điểm). Tại sao phải xác định nhu cầu chính đáng?

A. Mua được đồ dùng cần thiết phù hợp nhu cầu.

B. Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

C. Sử dụng đúng cách sản phẩm.

D. Chọn lọc thông tin chính xác.

Câu 10 (0,25 điểm). Đâu là cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi?

A. Sống khép kín, xa lánh bạn bè.

B. Rủ rê các bạn tham gia các hội nhóm không lành mạnh trên không gian mạng.

C. Thay đổi cách suy nghĩ luôn theo hướng tích cực.

D. Cho bạn xem bài, nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra.

Câu 11 (0,25 điểm). Sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến là nội dung của:

A. Xác định nhu cầu chính đáng.

B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm.

C. Sử dụng sản phẩm an toàn.

D. Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

Câu 12 (0,25 điểm). Trong lớp học, Linh được khen là bạn nữ dịu dàng, khéo léo và không để mất lòng ai. Trong các buổi học nhóm, nếu có tranh luận xảy ra, mặc dù biết rõ ai đúng, ai sai nhưng Linh cũng không đưa ra ý kiến vì không muốn mất lòng các bạn”. 

Theo em, Linh là người như thế nào?

A. Linh là người mạnh mẽ, quyết liệt.

B. Linh là người chưa được tự tin, chưa linh hoạt.

C. Linh là người có ý chí phấn đấu, có chí tiến thủ.

D. Linh là người chăm chỉ, cần cù.

Câu 13 (0,25 điểm). Là học sinh, chúng ta không nên làm gì để có thói quen tiêu dùng thông minh?

A. Tuân thủ cách tiêu dùng thông minh.

B. Mua những đồ dùng mình thích.

C. Khích lệ người thân tiêu dùng thông minh.

D. Rèn luyện thói quen tiêu dùng thông minh.

Câu 14 (0,25 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người có sự tự tin?

A. Bạn cảm thấy thật tự hào và hãnh diện về vẻ bề ngoài của mình.

B. Bạn muốn lảng đi vì không thể chịu được mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của mình.

C. Bạn thấy bạn luôn có những mặt mạnh hơn so với bạn của bạn và tự hào về điều này.

D. Trong mọi hoàn cảnh bạn luôn tin vào bản thân, tin vào những lợi thế mình có nên bạn luôn thể hiện được thế mạnh trước mọi người.

Câu 15 (0,25 điểm). Tiêu dùng thông minh không có vai trò nào sau đây?

  1. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.

  2. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.

C. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.

D. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Câu 16 (0,25 điểm). Hoàng đang học và làm việc ở nước Anh. Gần đây, Hoàng nghe tin mẹ ốm nặng và phải nhập viện. Hoàng rất nhớ và thương mẹ nhưng không thể về nhà với mẹ vì Hoàng đang dở dang công việc”. 

Nếu là bạn thân của Hoàng, em sẽ làm gì để giúp Hoàng?

A. Khuyên Hoàng gác công việc lại và đặt vé bay về với mẹ.

B. Để Hoàng tự sắp xếp và giải quyết vì Hoàng đã lớn.

C. An ủi Hoàng và khuyên Hoàng nên bình tĩnh lại, hỏi thăm tình hình của mẹ để giải quyết tiếp vì ở nhà vẫn có người thân chăm sóc mẹ.

D. Ủng hộ cho Hoàng về quê thăm mẹ, công việc giao lại cho mình.

Câu 17 (0,25 điểm). Khi có rắc rối, cách giải quyết nào dưới đây thể hiện việc thích ứng tốt với sự thay đổi?

A. Tin tưởng vào sự hiểu biết và trực giác của bạn.

B. Mặc kệ và tin rằng rắc rối này cũng sẽ qua nhanh, bạn cũng không thể làm gì để thay đổi nó.

C. Tìm hiểu thông tin để giải quyết, xây dựng một môi trường lành mạnh, văn minh.

D. Tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của bản thân.

Câu 18 (0,25 điểm). Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần phải:

A. Thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.

B. Ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

C. Ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.

D. Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Câu 19 (0,25 điểm). Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?

A. Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa.

B. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới.

C. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi.

D. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới.

Câu 20 (0,25 điểm). Biện pháp nào không phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống?

A. Gió chiều nào hướng theo chiều đó.

B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.

C. Giữ sự bình tĩnh trong mọi hòan cảnh.

D. Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

Câu 21 (0,25 điểm). Chị H thường mua các đồ ăn uống có xuất xứ hữu cơ được để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà”. 

Theo em, việc làm của chị H mang lại các lợi ích gì?

A. Tạo ra được sự tăng trưởng trong kinh tế.

B. Theo xu hướng của mạng xã hội, không bị lỗi thời.

C. Thói quen của chị H giúp tiết kiệm tiền cho gia đình.

D. Tạo ra được thói quen tiêu dùng lành mạnh, giữ gìn được sức khỏe của cả nhà. 

Câu 22 (0,25 điểm). Việc làm quen được với bạn mới trong môi trường học tập mới, sẽ không giúp em:

A. Tạo dựng được nhiều mối quan hệ bạn bè.

B. Giúp đỡ trong học tập để cùng nhau tiến bộ.

C. Chia sẽ với nhau nhiều điều thú vị, bổ ích.

D. Tốn nhiều thời gian trong việc kết giao.

Câu 23 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh?

A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.

B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.

C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.

D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.

Câu 24 (0,25 điểm). Nếu mẹ cho em tiền mua sách, nhưng em bắt gặp một hội chợ bán đồ chơi em thích, còn có ưu đãi mua 1 tặng 1 thì em có quyết định như thế nào?

A. Mua đồ chơi và dành tiền mua sách sau.

B. Vay tiền của bạn để có thể mua đồ chơi và mua sách.

C. Dành tiền mua sách vì học hành là quan trọng, đồ chơi có thể mua sau.

D. Xin thêm tiền để mua đồ chơi.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Nêu những thay đổi có thể xảy ra đối với mỗi cá nhân và gia đình?

b. Thích ứng với thay đổi có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nhận xét cách tiêu dùng của chủ thể trong tình huống sau:

Bộ sưu tập của thương hiệu mình yêu thích vừa ra mắt, mình phải mua ngay mới được”.

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 7: Thích ứng với thay đổi

2

1

6

0

4

0

0

0

12

1

6,0

  

Bài 8: Tiêu dùng thông minh

2

0

6

0

4

0

0

1

12

1

4,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

  

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

BÀI 7

12

1

Thích ứng với thay đổi

Nhận biết

- Điền từ đúng vào chỗ chấm để hoàn thành câu.

- Nêu được điều mà em học được ở môi trường học tập mới, ngoài thầy, cô mới, chương trình kiến thức học mới.

- Nêu được những thay đổi có thể xảy ra đối với mỗi cá nhân và gia đình.

- Nêu được ý nghĩa của việc thích ứng với thay đổi.

2

1

C1,

C8

C1 ýa

(TL),

C1 ýb

(TL)

Thông hiểu

- Nêu được nội dung của câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.

- Chỉ ra được cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

- Chỉ ra được đâu  không phải là biểu hiện của người có sự tự tin.

- Chỉ ra được cách giải quyết thể hiện việc thích ứng tốt với sự thay đổi khi có rắc rối.

- Chỉ ra được biện pháp không phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống.

- Nêu được điều không đúng trong việc làm quen được với bạn mới trong môi trường học tập mới.

6

C4,

C10,

C14,

C17,

C20,

C22

Vận dụng

- Nêu được lí do mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi.

- Nêu được cách xử lý khi có một sự thay đổi đột ngột.

- Nêu được nhận xét về tính cách của bạn Linh trong tình huống.

- Nêu được cách xử lý tình huống để giúp bạn Hoàng trong tình huống trên,

4

C3,

C6,

C12,

C16

BÀI 8

12

1

Tiêu dùng thông minh

Nhận biết

- Điền từ đúng vào chỗ chấm để hoàn thành câu.

- Nêu được khái niệm tiêu dùng.

2

C2,

C5

Thông hiểu

- Nêu được lợi ích mà tiêu dùng thông minh mang lại cho người tiêu dùng.

- Nêu được lý do phải xác định nhu cầu chính đáng.

- Nêu được nội dung của việc sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến.

- Nêu được những thói quen chúng ta không nên có để tiêu dùng thông minh.

- Chỉ ra vai trò không phải là tiêu dùng thông minh.

- Chỉ ra nhận định đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh.

6

C7,

C9,

C11,

C13,

C15,

C23

Vận dụng

- Nêu được những việc người Việt Nam cần phải làm để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

- Nêu được lý do văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động.

- Nêu nhận xét về việc làm của chị H trong tình huống trên.

- Nêu được cách xử lý tình huống “Nếu mẹ cho em tiền mua sách, nhưng em bắt gặp một hội chợ bán đồ chơi em thích, còn có ưu đãi mua 1 tặng 1”.

4

C18,

C19,

C21,

C24

Vận dụng cao

Nhận xét được cách tiêu dùng của chủ thể trong tình huống về tiêu dùng thông minh.

1

C2

(TL)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công dân 9 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay