Giáo án gộp Lịch sử 12 cánh diều kì I
Giáo án học kì 1 sách Lịch sử 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 của Lịch sử 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
- Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 1: Liên hợp quốc
- Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
- Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
- Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 1
GIÁO ÁN WORD ASEAN – NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ
- Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
- Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 2
GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)
- Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
- Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
- Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
- Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 3
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5: CỘNG ĐỒNG ASEAN – TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Trình bày được nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
Nêu được những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN. Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu để tìm hiểu về quá trình hình thành và mục tiêu của Cộng đồng ASEAN.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,…), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về Cộng đồng ASEAN.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN; Trình bày được nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN; Nêu được những thách thức và triển vọng của ASEAN.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm được tư liệu về Cộng đồng ASEAN; hoàn thành bảng về cơ hội và thách thức của Cộng đồng ASEAN đối với Việt Nam.
3. Phẩm chất
Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá, giải thích những vấn đề về lịch sử khu vực, kết nối quá khứ với hiện tại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.
Hình ảnh, video clip, tư liệu sưu tầm về bài học Cộng đồng ASEAN – Từ ý tưởng đến hiện thực.
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cộng đồng ASEAN – Từ ý tưởng đến hiện thực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN; những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video, tranh vẽ cổ động cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, với sự ra đời của Cộng đồng ASEAN, người dân các quốc gia ASEAN sẽ nhận được những lợi ích gì giúp cải thiện đời sống kinh tế và các mặt của xã hội?
c. Sản phẩm: Những lợi ích mà người dân các quốc gia ASEAN sẽ nhận được khi Cộng đồng ASEAN ra đời.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát video kết hợp tranh vẽ cổ động cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.
Cộng đồng ASEAN kết nối người dân khu vực, xây dựng bản sắc ASEAN
https://www.youtube.com/watch?v=saFpS_Vd74g
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, với sự ra đời của Cộng đồng ASEAN, người dân các quốc gia ASEAN sẽ nhận được những lợi ích gì giúp cải thiện đời sống kinh tế và các mặt của xã hội?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những lợi ích mà người dân các quốc gia ASEAN sẽ nhận được khi Cộng đồng ASEAN ra đời.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 lấy người dân làm trung tâm trong mọi sáng kiến, chính sách. Người dân là đối tượng thụ hưởng, có trách nhiệm đóng góp vào thành công của Cộng đồng.
+ Về an ninh – chính trị:
Tạo môi trường hòa bình, ổn định, an toàn và phát triển.
Phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống thiên tai,…
+ Về kinh tế:
Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Doanh nghiệp, cá nhân có cơ hội xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế.
Người dân được mua sắm hàng hóa đa dạng, chất lượng, giá cả hợp lí.
+ Về văn hóa – xã hội:
Người dân có cơ hội học tập, nâng cao trình độ từ các chương trình học bổng.
Giao lưu văn hóa nghệ thuật, giúp người dân mở rộng hiểu biết, gắn bó, từng bước hình thành ý thức trở thành thành viên của Cộng đồng.
Các quyền phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và các nhóm yếu thế được quan tâm, thúc đẩy và bảo vệ.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sự ra đời chính thức của Cộng đồng ASEAN (ngày 31/12/2015) là kết quả quan trọng của chặng đường gần 50 năm hình thành và phát triển. Cộng đồng ASEAN thể hiện sự “gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm xã hội” gắn với ba trụ cột vững chắc. Vậy quá trình hình thành, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN như thế nào? Nội dung các trụ cột là gì? Cộng đồng ASEAN có những triển vọng và thách thức gì hiện nay? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em giải đáp các vấn đề này. Chúng ta cùng vào Bài 5 - Cộng đồng ASEAN – Từ ý tưởng đến hiện thực.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 2 – 3, Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục 1a, 1b, 1c SGK tr.22 – 24 và trả lời câu hỏi:
- Nêu ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.
- Nêu mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.
- Nêu những nét chính về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ). - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN. + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 2: Khai thác Hình 2, tư liệu, thông tin mục 1a SGK tr.22, 23 và trả lời câu hỏi: Nêu ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN. Hình 2. Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai (Ma-lai-xi-a, 1997)
(GV nhấn mạnh: đây là cơ sở ban đầu để hình thành 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN). - GV nêu câu hỏi định hướng cho HS: Vì sao tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai (Ma-lai-xi-a, 1997), ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN xuất hiện? (Là lúc 9/10 nước Đông Nam Á trở thành thành viên ASEAN. Quá trình hợp tác khu vực trở nên mạnh mẽ. Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN là nỗ lực để đưa hợp tác và kết nối khu vực lên tầm cao mới). - GV cung cấp thêm tư liệu cho HS về ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 1 (Nhóm 2) nêu ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN khởi nguồn từ khi có tổ chức này được thành lập năm 1967. Trong Tuyên bố Băng Cốc (1967), các nước thành viên đã nêu mục tiêu xây dựng một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN a. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN - Ý tưởng thành lập: + Năm 1997, ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN được khẳng định. + Hội nghị cấp cao không chính thức lần thứ hai (Ma-lai-xi-a) thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020. - Ý nghĩa: + Cộng đồng ASEAN nhận thức các mối quan hệ lịch sử, gắn bó với nhau trong bản sắc khu vực chung. + Giữ gìn hòa bình, hướng tới ổn định, tương trợ, hợp tác phát triển phồn vinh. + Tăng cường vị thế ASEAN trên trường quốc tế. | |
Tư liệu 1: Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN lần đầu tiên được đề cập vào năm 1997 với việc lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020, phát triển ASEAN trở thành “một cộng đồng hài hoà các dân tộc, cộng đồng đối tác năng động để phát triển và cộng đồng đùm bọc, chia sẻ”. Ý tưởng này sau đó dần được cụ thể hoá khi đến năm 2003, các nước ASEAN nhất trí quyết định thiết lập một Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Kế hoạch này sau đó đã được đẩy sớm lên 5 năm. Hiến chương ASEAN ra đời và có hiệu lực cuối năm 2008 được xem là dấu mốc quan trọng cho ASEAN bắt tay vào xây dựng cộng đồng một cách quy củ và có cơ sở pháp lí. Để đẩy nhanh việc xây dựng cộng đồng, năm 2009, lãnh đạo các nước ASEAN đã kí Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo kế hoạch tổng thể xây dựng ba trụ cột. Thời điểm ra đời Cộng đồng ASEAN (31/12/2015) đang đến gần, hơn 93% kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng đã được hoàn thành. Từ một khu vực bị chia rẽ bởi đối đầu và nghi kị, ASEAN giờ đây đang trở thành một cộng đồng phát triển năng động, đoàn kết, liên kết ngày càng sâu rộng đóng vai trò quan trọng đối với hoà bình, ổn định ở khu vực cũng như mang lại cho người dân một không gian kinh tế mở và một xã hội vì con người. (Theo Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực, Đài Truyền hình Việt Nam, ngày 22/11/2015) | ||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mục tiêu của Cộng đồng ASEAN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 3, 4: Khai thác tư liệu, thông tin mục 1b SGK tr.23 và trả lời câu hỏi: Nêu mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.
(GV nhấn mạnh: Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN từng bước phát triển. Đến Hội nghị Ba-li (2003), quá trình chuẩn bị cho Cộng đồng ASEAN đã diễn ra mạnh mẽ). - GV cho HS xem thêm hình ảnh, video: Video: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết và tự cường: https://www.youtube.com/watch?v=saFpS_Vd74g&t=101s (từ đầu đến 1p40s). Cộng đồng ASEAN được hình thành trên ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hóa – Xã hội - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận theo bàn và cho biết: + Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN có gì khác so với quá trình nhất thể hóa của Liên minh châu Âu? + Vì sao ASEAN không tiến hành nhất thể hóa như EU? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 3 (Nhóm 4) nêu mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: + Vì sự đa dạng về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ phát triển của các nước trong khu vực. + Cộng đồng ASEAN vẫn là hợp tác liên chính phủ trong khuôn khổ chặt chẽ chữ không đồng nhất ASEAN thành một “siêu nhà nước”. Điều này phù hợp trong bối cảnh ASEAN. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN là đưa ASEAN trở thành một cộng đồng với ba trụ cột có mức độ liên kết sâu rộng, ràng buộc trên cơ sở Hiến chương ASEAN, mở rộng hợp tác với bên ngoài. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Mục tiêu của Cộng đồng ASEAN - Mục tiêu tổng quát: xây dựng tổ chức hợp tác liên chính phủ có liên kết sâu rộng, dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN. - Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hóa – Xã hội. | |
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 5, 6: Khai thác Hình 3, mục Em có biết, thông tin mục 1c SGK tr.23, 24 kết hợp video GV cung cấp và thực hiện nhiệm vụ: Nêu những nét chính về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. Lễ kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ Về thành lập Cộng đồng ASEAN (Ma-lai-xi-a, 2015) Video: Lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN ký Tuyên bố thành lập Cộng đồng. https://www.youtube.com/watch?v=jfbTJkolU4Y (Từ 33p42 đến hết). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận theo bàn và lời câu hỏi: Tại sao có thể khẳng định sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đánh dấu bước phát triển mới của hợp tác khu vực ở Đông Nam Á? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 5 (Nhóm 6) nêu những nét chính vế kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Nếu ASEAN ra đời và 10 nước thành viên gia nhập ASEAN thể hiện sự phát triển về tổ chức, thiết chế thì Cộng đồng ASEAN thúc đẩy sâu rộng hợp tác khu vực toàn diện, theo chiều sâu và gắn bó chặt chẽ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 – 2015). Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ 31/12/2015. - GV chuyển sang nội dung mới. | c. Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN - Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 – 2015). + Triển khai biện pháp cho sự thành lập Cộng đồng. + Chương trình hợp tác được thúc đẩy (Sáng kiến hội nhập ASEAN giai đoạn 2). - Ngày 22/11/2015: các nhà lãnh đạo ASEAN kí Tuyên bố Cua-a Lăm-pơ, thành lập Cộng đồng ASEAN. - Ngày 31/12/2015: Cộng đồng ASEAN có hiệu lực. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác Hình 4 – 6, mục Em có biết, mục Góc mở rộng SGK tr.24 – 26 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày nội dung chính của ba trụ cột Cộng đồng ASEAN.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày nội dung chính của ba trụ cột Cộng đồng ASEAN. + Nhóm 1, 2: Khai thác Hình 4, mục Em có biết, thông tin mục 2a SGK tr.24, 25 và tìm hiểu về Cộng đồng Chính trị - An ninh. Hình 4. Hội nghị Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 20 (In-đô-nê-xi-a, 2023) + Nhóm 3, 4: Khai thác mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.25 và tìm hiểu về Cộng đồng Kinh tế ASEAN. + Nhóm 5, 6: Khai thác Hình 5 – 6, mục Góc mở rộng, thông tin mục 2c SGK tr.26 và tìm hiểu về Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. Hình 6. Một tiết mục diễn tại Lễ khai mạc Triển lãm ảnh và phim phóng sự - tài liệu về đất nước và con người trong Cộng đồng ASAN (Lâm Đồng, 2020)
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV mở rộng kiến thức, tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Nhà sử học thông thái. - GV phổ biến luật chơi cho HS: + HS chia làm 6 đội (2 đội cùng thực hiện một nhiệm vụ). + HS bốc thăm câu hỏi. Trong thời gian 3 phút, HS được sử dụng phương tiện kết nối internet, đội nào có câu trả lời đúng, nhiều thông tin chính xác hơn, đó là đội chiến thắng. - GV cho các đội bốc thăm:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày về ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN theo Phiếu học tập số 1. - GV mời các đội chơi trả lời: Câu 1: ASEAN xác định Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) là trụ cột đầu tiên vì: Trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị khu vực diễn biến phức tạp (căng thẳng trên Biển Đông, sự trỗi dậy của Trung Quốc, chủ nghĩa khủng bố,…), đòi hỏi các nước ASEAN cần củng cố đoàn kết, tăng cường sức mạnh của khu vực để đối phó với các thách thức, đe dọa nhiều chiều đang nổi lên, vì lợi ích chung. Câu 2: Tác động của việc triển khai AEC đối với Việt Nam: - Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước thành viên gia tăng nhanh chóng. - Thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN tăng từ 41 tỉ USD năm 2016 lên 70 tỉ USD năm 2021. Câu 3: Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN là chân kiềng quan trọng, gắn kết và tạo thuận lợi cho việc xây dựng hai trụ cột: Kinh tế và Chính trị - An ninh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1. - GV kết luận: Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN bao gồm: Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC). - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN Kết quả Phiếu học tập số 1 về Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN đính kèm phía dưới Hoạt động 2. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều