Giáo án gộp Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều kì I
Giáo án học kì 1 sách Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 của Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 1 Tuần 1
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 1 Tuần 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 1 Tuần 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 1 Tuần 4
GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: HÀNH TRÌNH KHÔN LỚN
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 2 Tuần 5
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 2 Tuần 6
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 2 Tuần 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 2 Tuần 8
GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: AN TOÀN VÀ TỰ CHỦ TRONG CUỘC SỐNG
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 3 Tuần 9
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 3 Tuần 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 3 Tuần 11
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 3 Tuần 12
GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: EM VỚI CỘNG ĐỒNG
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 4 Tuần 13
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 4 Tuần 14
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 4 Tuần 15
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 4 Tuần 16
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tham gia tổ chức sự kiện về truyền thống tôn sư trọng đạo và các truyền thống khác của nhà trường.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng đặc thù:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: thực hiện những việc làm để góp phần xây dựng, phát huy truyền thống trường em.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trong hoạt động nối tiếp và các hoạt động trong nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
- Phiếu tổng hợp tư liệu, sản phẩm cá nhân,…
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
2. Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội an toàn giao thông
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu rõ về những quy định để tham gia giao thông an toàn. - Nêu được những việc sẽ làm để hưởng ứng Ngày hội an toàn giao thông. - Có ý thức chấp hành và tham gia giao thông an toàn. - Tự tin trình diễn hoạt cảnh về tình huống tham gia giao thông an toàn. b. Cách tiến hành - Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội tổ chức một số nội dung phát động Ngày hội an toàn giao thông: + GV mời cán bộ cảnh sát giao thông đến chia sẻ, hướng dẫn HS tham gia giao thông an toàn. + Hướng dẫn cho HS những quy định để tham gia giao thông an toàn như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chú ý quan sát khi đợi người thân đòn, không đi xe dàn hàng hai, hàng ba, không nô đùa, chạy đuổi nhau ngoài cổng trường vào giờ tan trường.... + Khuyến khích HS chủ động trao đổi, tương tác, đặt câu hỏi về những nội dung mình muốn biết đối với việc tham gia giao thông. + Tổ chức cho một nhóm HS trình diễn hoạt cảnh đã chuẩn bị về tình huống tham gia giao thông an toàn. - GV mời một số HS chia sẻ về nội dung hoạt cảnh và ý nghĩa của việc tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn giao thông. - GV tổ chức cho HS trao đổi, nêu những việc mình sẽ làm để hưởng ứng Ngày hội an toàn giao thông. - GV khuyến khích HS tích cực, nhiệt tình chia sẻ ý kiến của mình. |
- HS lắng nghe và tham gia theo sự hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phát huy truyền thống nhà trường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem video về Video “Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc”. https://youtu.be/XfWgbN9FXDc (0:00 đến 3:30) - GV đặt câu hỏi: + Video đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta nói chung và các trường học nói riêng? + Em đã làm gì để phát huy truyền thống này? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Video đề cập đến truyền thống hiếu học. + Một số việc làm phát huy truyền thống em đã làm: học và làm bài trước khi đến lớp, tìm hiểu và đọc sách,... - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 2 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phát huy truyền thống nhà trường. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Cùng chơi Hái hoa dân chủ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thể hiện được hiểu biết của mình về truyền thống nhà trường. - Phát triển năng lực giao tiếp cho HS thông qua trò chơi. b. Cách tiến hành: - GV chuẩn bị cây hoa dân chủ có gắn nhiều bông hoa. Trên mỗi bông hoa có viết một câu hỏi về truyền thống của trường. - GV mời một số HS làm quản trò. - GV phổ biến cách chơi Hái hoa dân chủ.: + HS xung phong lên lựa chọn ngẫu nhiên một bông hoa. + HS trả lời câu hỏi được viết trên bông hoa. - GV đặt câu hỏi trong bông hoa: + Em biết những truyền thống nào của nhà trường? + Nơi đâu trong trường học lưu giữ những truyền thống nhà trường? + Em ấn tượng với truyền thống nào của nhà trường? + Em đã tham gia phát huy truyền thống nào của nhà trường chưa? Đó là truyền thống nào? + Em có cảm giác gì khi tham gia phát triển truyền thống nhà trường? + Truyền thống uống nước nhớ nguồn của trường em thể hiện qua hoạt động nào? + Theo em vì sao lại có ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11? + Em đã tham gia hoạt động nào trong dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11?... - GV mời HS hái hoa và trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí và khen ngợi HS: + Truyền thống nào của nhà trường: uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, hiếu học... + Phòng truyền thống là nơi lưu giữ những truyền thống nhà trường. + Truyền thống uống nước nhớ nguồn thể hiện qua hoạt động kỉ niệm ngày 20-11, ngày 27/7,... + Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là để tôn vinh những đóng góp của thầy cô, đông thời là cơ hội để HS bày tỏ lòng biết ơn, truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. + Một số hoạt động tham gia ngày 20-11: biểu diễn văn nghệ, vẽ báo tường,... Hoạt động 2: Thảo luận về những việc làm để phát huy truyền thống nhà trường a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những việc làm phù hợp với bản thân để góp phần phát huy truyền thống nhà trường. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Thảo luận về những việc làm để phát huy truyền thống nhà trường - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 – 6 HS - GV yêu cầu HS: Thảo luận về những việc cần làm để góp phần xây dựng, phát huy truyền thống nhà trường. - GV chia mỗi nhóm thảo luận những việc cần làm để phát huy một truyền thống cụ thể. - GV gợi ý cho HS một số truyền thống cụ thể để thảo luận: + Tôn sư trọng đạo. + Hiếu học. + Tương thân tương ái... - GV khuyến khích HS trình chiếu thêm các tranh, ảnh để phần thảo luận thêm sinh động. - GV gợi ý cho HS cách trình bày bằng sơ đồ cho phần thảo luận. Nhiệm vụ 2: Trao đổi về kết quả hoạt động. - GV mời đại diện HS một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận kết quả hợp lí.
Nhiệm vụ 3: Xác định các việc làm phù hợp với bản thân để phát huy truyền thống nhà trường. - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để xác định những việc làm phù hợp với bản thân để phát huy truyền thống nhà trường. - GV hướng dẫn HS dựa vào phần thảo luận để làm việc. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV ghi nhận và khuyến khích HS thực hiện việc làm phù hợp để phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường: + Tích cực tìm hiểu và tuyên truyền về truyền thống của nhà trường. + Tham gia ủng hộ, giúp đỡ các bạn HS, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. + Chăm chỉ học tập, rèn luyện, thi đua, cổ vũ nhau cùng tiến bộ... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về phát huy truyền thống nhà trường. b. Cách tiến hành Bài tập trắc nghiệm: - GV cho HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Ngày lễ nào sau đây thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo? A. Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. B. Kỉ niệm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12. C. Kỉ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Câu 2: Đâu không phải là hành động phát huy truyền thống hiếu học? A. Xây dựng góc đọc sách. B. Chăm chỉ học tập. C. Ghi nhớ công lao của thầy cô. D. Tổ chức học bài nhóm. Câu 3: Đâu không phải truyền thống của nhà trường? A. Uống nước nhớ nguồn B. Nhân nghĩa. C. Hiếu học D. Tôn sư động đạo Câu 4: Đâu là hành động phát huy truyền thống tương thân tương ái? A. Tham gia các hoạt động ngoài giờ ở trường. B. Yêu quý và lễ phép với thầy cô. C. Tự giác học và làm bài trước khi đến lớp. D. Đóng góp ủng hộ các bạn học sinh vùng núi. Câu 5: Việc phát huy truyền thống nhà trường tùy thuộc vào yếu tố nào? A. Khả năng của bản thân. B. Điều kiện gia đình. C. Kết quả học tập. D. Sức khỏe về thể chất của bản thân. - GV mời 2 -3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án:
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Tìm hiểu việc làm phát huy truyền thống nhà trường. |
- HS nghe bài hát.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học.
- HS quan sát cây hoa dân chủ.
- HS làm quản trò. - HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS hái hoa dân chủ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tham gia hoạt động nhóm. - HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe, tham khảo.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS quan sát, tiếp thu.
- HS làm việc cá nhân.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, ghi chú.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây