Trắc nghiệm câu trả lời ngắn KHTN 8 kết nối Bài 17: Lực đẩy Archimedes

Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 17: Lực đẩy Archimedes. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức

BÀI 17: LỰC ĐẨY ARCHIMEDES

Câu 1: Lực đẩy do chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó gọi là

Trả lời: lực đẩy Archimedes

Câu 2: Một vật đặt trong chất lỏng chịu tác dụng một lực đẩy hướng thẳng đứng từ dưới lên trên có độ lớn tính bằng công thức:

Trả lời: FA = d.V

Câu 3: Bảng dưới đây cho biết kết quả thí nghiệm khi đặt một vật rắn đặc vào trong ba chất lỏng khác nhau.

Chất lỏng

Khối lượng riêng (kg/m3)

Kết quả quan sát

Nước muối

1 100

Vật nổi

Nước

1 000

Vật nổi

Cồn

790

Vật chìm

Khối lượng riêng của vật rắn là 

Trả lời: trong khoảng từ 790 kg/m3 đến 1 000 kg/m3.

Câu 4: Thả viên bi vào một cốc nước. Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes không đổi, áp suất tác dụng lên viên bi thay đổi như thế nào?

 Trả lời: càng tăng.

Câu 5: Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ giá trị P1 nhúng vật vào nước thì lực kế chỉ giá trị P2. So sánh P1 và P2

Trả lời: P1 > P2.

Câu 6: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Chúng chịu tác dụng lực đẩy Archimedes như nhau vì sao?

Trả lời: ………………………………………

Câu 7: Cho một bình đựng nước và có một cục nước đá nổi trên mặt nước.Hỏi khi cục nước đá tan hết, mực nước thay đổi như thế nào?

Trả lời: ………………………………………

Câu 8:  Cho một bình đựng nước và có một cục nước đá nổi trên mặt nước. Nếu thay nước trong bình trên thành nước muối thì khi cục nước đá tan hết, mực nước thay đổi như thế nào?

Trả lời: ………………………………………

Câu 9: Xác định khối lượng riêng của một vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước với các dụng cụ sau: lực kế, bình nước (bình đủ chứa được vật rắn, bình không có vạch chia thể tích), sợi dây mảnh. Nước có khối lượng riêng là Dn.

Trả lời: ………………………………………

Câu 10: Treo khối sắt vào lực kế và từ từ nhúng vật ngập vào trong ống trụ chứa nước đặt trên một cái cân (Hình dưới). Trong quá trình nhúng vật vào nước, số chỉ lực kế và cân thay đổi như thế nào?

BÀI 17: LỰC ĐẨY ARCHIMEDES

Trả lời: ………………………………………

Câu 11: Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10 000 N/m3. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật là bao nhiêu?

Trả lời: ………………………………………

Câu 12: Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 130 cm3 dâng lên đến mức 175 cm3. Cho trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật bằng bao nhiêu?

Trả lời: ………………………………………

Câu 13: Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3, trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

Trả lời: ………………………………………

Câu 14: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?

Trả lời: ………………………………………

Câu 15: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,7 N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,4 N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là

Trả lời: ………………………………………

Câu 16: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1 N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

Trả lời: ………………………………………

Câu 17: Một vật có trọng lượng riêng là 22000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

Trả lời: ………………………………………

Câu 18: Một vật làm bằng nhôm và một vật làm bằng hợp kim có cùng khối lượng và được nhúng vào trong cùng một chất lỏng. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn? Lớn hơn mấy lần? Biết trọng lượng riêng của nhôm và hợp kim lần lượt là 27000 N/m3 và 67500 N/m3.

Trả lời: ………………………………………

Câu 19: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:

Trả lời: ………………………………………

Câu 20: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là:

Trả lời: ………………………………………

Câu 21: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào 3 vật có như nhau không?

Trả lời: ………………………………………

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án vật lí 8 kết nối bài 17: Lực đẩy Archimedes

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Vật lí 8 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay